Cẩn thận với quảng cáo bấm huyệt nâng cơ tạo má baby trên Facebook

Cẩn thận với quảng cáo bấm huyệt nâng cơ tạo má baby trên Facebook. Thời gian gần đây, mạng xã hội xôn xao những lời mời chào về phương pháp “thần thánh” bấm huyệt – thông cơ tạo má baby, làm đầy ngực, thái dương. Nhưng thực sự có được như quảng cáo, hay tiền mất tật mang?

Cẩn thận với quảng cáo bấm huyệt nâng cơ tạo má baby trên Facebook
Cẩn thận với quảng cáo bấm huyệt nâng cơ tạo má baby trên Facebook

“Phương pháp bấm huyệt nâng cơ tạo má baby” là gì?

Phương pháp này được giới thiệu là liệu pháp làm đẹp vật lý, cho kết quả thấy ngay sau 60 phút trị liệu, đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ cao, sự tập trung cũng như chuyên môn tay nghề “chuẩn”.

Đi kèm với đó là những quảng cáo có cánh như không phải lo lắng khuôn má xẹp đi, không phải sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng, không đau – không biến chứng. Cam kết má hóp, má tóp thành đầy, mặt hốc hác, gầy xương thì thành bầu bĩnh, phúng phính,…

Kỹ thuật này được giới thiệu không xâm lấn, không phẫu thuật. Người dùng sẽ được châm cứu, đả thông các cơ tại chỗ sau đó tiêm một lượng nước muối biển vào vùng cần làm đầy và cuối cùng là đợi vùng đó tự đầy lên.

Khi biết đến kỹ thuật thông cơ “thần thánh” này, TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn, Hà Nội) cùng những bác sĩ chuyên ngành ngậm ngùi bảo nhau “lại sắp có nhiều việc phải làm rồi”.

Hậu quả ra sao?

Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân đến viện trong tình trạng người sốt nóng sốt rét, ngực căng nhức.

Bệnh nhân kể lại sự tình trước đó đã đến một cơ sở thẩm mỹ và được giới thiệu về phương pháp “khêu thông cơ”, cam kết không tiêm filler, không ghép mỡ mà chỉ dùng nước muối để làm đầy ngực.

Cơ sở thẩm mỹ này còn cho khách hàng mục sở thị trông thấy chai như nước muối trong suốt. Sau một hồi xoa nắn và dùng kim “khêu thông cơ” để “cơ phát triển” thì ngực tăng thể tích.

Tuy nhiên, ngày hôm sau ngực cô gái đỏ lên, căng nhức, người sốt cao. Nạn nhân đến bác sỹ siêu âm mới tá hoả trong tuyến vú có chất lạ.

Lúc đó, nữ bệnh nhân phát hoảng tìm đến cơ sở thẫm mỹ và nhân viên spa này buộc phải khai thật có pha filler vào nước muối bơm.

“Khi khám chúng tôi thấy thấy một bên ngực viêm tấy đỏ, hai bên bề mặt da nhiều nốt kim châm. Toàn bộ tuyến vú hai bên là khối viêm, vón cục, cứng ngắc” – BS Việt Dung tại bệnh viện cho biết.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung ngao ngán trước những phương thức làm đẹp đặt lợi nhuận lên trên sức khoẻ của bệnh nhân.

Theo TS.BS Việt Dung, sự đầy đặn của má, thái dương là nhờ lớp mỡ dưới da và các túi mỡ chứ không phải do cơ (trừ một số trường hợp phì đại cơ cắn thì biểu hiện to góc hàm chứ không phải làm má bầu bĩnh hay rãnh mũi má đầy). Thể tích vú được tạo bởi tuyến vú và mỡ chứ không có cơ nào phình lên làm đầy được tuyến vú.

Lời khuyên – Cẩn thận với quảng cáo bấm huyệt nâng cơ tạo má baby 

Các chuyên gia y khoa nhận định, quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo, nên quá trình triển khai thực tế thì không ai có thể đảm bảo 100% giống như những gì các cơ sở này đã tư vấn trước đó. Thế nên khách hàng nên thận trọng và tìm hiểu thật kỹ những biến chứng có thể xảy ra.

Nếu khách hàng muốn độn má baby thành công bằng ghép mỡ tự thân hoặc tiêm filler cần chú ý:

Hình ảnh quảng cáo tiêm má filler
  1. Hạn chế tối đa những rủi ro biến chứng thì phải được thực hiện bởi những bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Ngoài ra cũng phải thực hiện trong những bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
  2. Đọc kỹ các thành phần của chất làm đầy, đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng với các thành phần đó.
  3. Thông báo với bác sỹ các loại thực phẩm chức năng bạn đang dùng vì 1 số thành phần của filler có thể xảy ra tương tác gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu của bạn.

Nguồn: laodong.vn

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);