Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không?

Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không? Giãn tĩnh mạch chân gây đau, mỏi, nhức và nặng ở chân. Các tĩnh mạch bị phồng lên cũng ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh thiếu tự tin. Ngoài ra khi bị suy giãn tĩnh mạch, chân sưng phù ,chuột rút, vậy Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không? Có những loại thuốc giãn tĩnh mạch được dùng để điều trị hiệu quả mà an toàn? Bài viết dưới đây, Ngolongnd sẽ trả lời cũng như là cung cấp cho bạn đọc 1 số kiến thức về Giãn tĩnh mạch chân.

Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không
Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không?

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, làm nhiệm vụ dẫn máu các cơ quan về tim để thực hiện lọc máu. Trong tĩnh mạch có hệ thống các van nhỏ làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược dòng. khi các van này bị tổn thương, trở nên yếu đi, máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông không kiểm soát, tạo áp lực làm giãn tĩnh mạch, xoắn lại và phồng lên trên bề mặt da. Đôi khi có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi bật ngay dưới da. Tình trạng này được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể (thực quản, hậu môn, bìu,…), nhưng xảy ra phổ biến nhất là ở chân và đùi. Phụ nữ trong thai kỳ cũng có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch. Hiện tượng này có thể giảm dần sau sinh hoặc không thuyên giảm tùy từng trường hợp cụ thể.

Triệu chứng:

  • Các tĩnh mạch nổi rõ bên dưới bề mặt, có thể đã quan sát được;
  • Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân;
  • Có cảm giác khó chịu, nặng nề ở chân;
  • Hay bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân;
  • Da ở trên vùng giãn tĩnh mạch bị khô, biến đổi máu sắc, ngứa, nặng hơn có thể gây loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch.

Những ai có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân

Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động

Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh. 

Phụ nữ mang thai

Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 – 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên 

Cứ khoảng 2 – 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.

Người bị bệnh béo phì

Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn. Thêm vào đó, việc khiếm khuyết van tĩnh mạch do bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh nặng.

Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già): tuổi thọ ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình lão hóa, trong đó có suy giãn tĩnh mạch…

Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không?

Các loại thuốc bôi giãn tĩnh mạch

Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là sản phẩm có tác dụng giống như thuốc điều trị tĩnh mạch trong điều trị nội trú, được sản xuất dưới dạng kem bôi da. Các hoạt chất trong kem thấm qua lớp biểu bì và tác động vào thành tĩnh mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng. Có tác dụng giảm đau chân, giảm cảm giác nặng chân, nhức mỏi và tê chân hiệu quả.

Tuy nhiên các loại thuốc trị giãn tĩnh mạch chỉ có tác dụng đối với các mạch máu nông dưới da, đối với các tĩnh mạch nằm sâu, hoặc trường hợp bệnh nhân đã có dấu hiệu sưng phồng tĩnh mạch, viêm loét ở da thì dùng kem bôi điều trị ít có hiệu quả. 

Cách sử dụng các loại kem bôi trị giãn tĩnh mạch

  • Vệ sinh vùng da ở vị trí mà tĩnh mạch suy giãn và để khô ráo.

  • Sử dụng lượng kem vừa phải để thoa đều lên vùng da suy giãn tĩnh mạch. 

  • Sử dụng đều đặn 2 hoặc 3 lần mỗi ngày và duy trì thói quen sử dụng.

Các loại kem bôi giãn tĩnh mạch được sử dụng khá phổ biến hiện nay

Kem Varikose:

Thành phần gồm chiết xuất hạt Nho, trà xanh, hạt Dẻ ngựa và cây Phỉ, rong biển nâu kèm với vitamin E.

Kem Varicofix:

Thành phần gồm phytotonine, arnica, heparin, ruscus,…

Kem Varikosette:

Thành phần gồm chiết xuất hạt Dẻ ngựa, mật ong, tinh dầu hướng dương, hoạt chất troxerutin,…

Kem Advanced Clinical Vein Care:

Thành phần gồm tinh dầu hướng dương, vitamin C, ethylhexyl,…

Kem Celia:

Thành phần gồm chiết xuất hạt Dẻ ngựa, collagen, menthol và glycerin. 

Kem Vascovein:

Thành phần gồm chiết xuất hạt Nho, hạt Phỉ và chiết xuất hoa Hòe.

Các loại thuốc trị suy giãn tĩnh mạch

  • Thuốc Daflon 500 mg.

  • Viên uống Vascovein: thành phần gồm chiết xuất hạt nho, rutin, chiết xuất cây phỉ.

  • Natural ‘ way Hem care: thành phần gồm chiết xuất hạt dẻ ngựa, rutin kèm với vitamin E.

  • Viên uống Circulation & Vein Support: thành phần gồm chiết xuất Gừng, Sơn Trà, cây Đậu chổi và hạt Dẻ ngựa.

  • Thuốc Varicornis: thành phần gồm chiết xuất hạt Dẻ ngựa, hạt nho và vitamin C.

  • Viên nang Rotuven 300: thành phần gồm tinh bột, glycerin, chiết xuất hạt Dẻ ngựa, silica.

  • Thuốc Carlyle Grape Seed Oil Extract: chiết xuất từ hạt nho không chứa gluten và GMO.

  • Thuốc Venocap: thành phần gồm gelatin, chiết xuất hạt dẻ ngựa, silica, magnesium.

Tác dụng của các loại thuốc uống, viên nang hay thuốc bôi giãn tĩnh mạch chân

  • Giảm đau ở chân do giãn tĩnh mạch, giảm nhức mỏi, nặng và tê chân, hạn chế tình trạng viêm loét da.

  • Giảm hiện tượng chuột rút ban đêm và cảm giác kiến bò gây khó chịu.

  • Hạn chế sự kéo giãn thành tĩnh mạch do máu chảy ngược và tăng sức bền của các mạch nhỏ.

  • Hạn chế các huyết khối hình thành trong tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu, tăng cường sự lưu thông máu của hệ thống tuần hoàn, ngăn việc ứ tĩnh mạch.

  • Ngăn các mao mạch vỡ và giảm tính thấm, ức chế các chất gây viêm và nhiễm trùng. 

  • Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Massage và hoạt động thể chất giúp giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch chân

  • Nâng chân: Có thể làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 – 4 lần/ngày;
  • Massage: Là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân – nơi bị giãn tĩnh mạch. Kỹ thuật xoa bóp giãn tĩnh mạch là thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn. Khi massage, nên sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc dùng áp lực từ đầu ngón tay xoa bóp từ gót chân lên mắt cá nhân. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân;
  • Hoạt động thể chất: Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thì hoạt động thể chất là biện pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu. Tuy nhiên, người bệnh chú ý không chọn những bài tập gây nhiều áp lực cho đôi chân, không nên chạy bộ vì nó có thể làm tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh là đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân,…;
  • Thay đổi lối sống: Tránh đi đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng. Tốt nhất bệnh nên nên thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông, nên đứng dậy và tập các bài tập kéo giãn cơ ngắn,… Đồng thời, người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì đi giày cao gót làm tăng co bóp các cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh là biện pháp giải quyết tốt cho các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân là:

  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C và E vì chúng giúp kích thích sản xuất collagen và elastin, giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn;
  • Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,… vào chế độ ăn vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch;
  • Nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, canxi, kali, magie, sắt, photpho,… và chất xơ, giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau;
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi, trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo,… vì chúng giúp giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn;
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, các loại đậu, khoai tây, rau, cá hồi, cá ngừ,… vì chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể;

Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch

Tất giãn tĩnh mạch (tất y khoa giãn tĩnh mạch) bó chặt hơn so với tất thông thường, giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm. Đồng thời, tất co giãn còn hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng đưa máu lưu thông về tim.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân vào buổi tối. Những người thường xuyên phải đứng, đi lại hoặc ngồi lâu một chỗ nên mang tất y khoa để giảm sưng, giảm khó chịu ở chân.

Các biện pháp khác

  • Thừa cân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch nên cần duy trì cân nặng ở mức lý tưởng để giảm áp lực lên tĩnh mạch, giảm sưng đau và khó chịu cho bệnh nhân;
  • Chọn mặc trang phục rộng rãi, thoải mái thay vì đồ bó sát vì đồ bó sát sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông máu của cơ thể;
  • Bôi dầu oliu lên vùng giãn tĩnh mạch để cải thiện lưu thông máu, giảm viêm. Nếu trộn dầu oliu với vitamin E sẽ cho hiệu quả tốt hơn;
  • Ép tỏi trộn với dầu oliu rồi bôi lên khu vực bị ảnh hưởng để giảm viêm, thải độc máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, trị giãn tĩnh mạch nhanh chóng, hiệu quả;
  • Bôi dầu hoa cúc cùng với dầu dừa lên chân trước khi ngủ để giảm đau tĩnh mạch;
  • Thái một ít rau mùi tây, cho vào một cốc nước, đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút rồi để nguội. Tiếp theo, thêm một ít tinh dầu vào, bôi lên khu vực bị suy giãn tĩnh mạch, thực hiện 2 lần/ngày cho tới khi khỏi;
  • Lấy 3 lá nha đam, 1 củ cà rốt và 1⁄2 chén giấm táo, xay nhuyễn và trộn đều tất cả các nguyên liệu rồi bôi lên vùng bị giãn tĩnh mạch, để yên khoảng 30 phút rồi rửa sạch.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);