Luật tách sổ đỏ năm 2021: Điều kiện và thủ tục tách sổ đỏ

Luật tách sổ đỏ năm 2021: Điều kiện và thủ tục tách sổ đỏ. Dưới đây Longngond xin chia sẻ những quy định vềđiều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục tách sổ đỏ giúp mọi người thuận tiện thực hiện.

Luật tách sổ đỏ năm 2021: Điều kiện và thủ tục tách sổ đỏ
Luật tách sổ đỏ năm 2021: Điều kiện và thủ tục tách sổ đỏ

Tách sổ đỏ là gì?

Tách sổ đỏ là việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn. Việc tách sổ phải đảm bảo đáp ứng các quy định của Luật Đất đai hiện hành về diện tích tối thiểu được tách thửa.

Điều này có nghĩa là, thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới hình thành đều có diện tích không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tách thửa.

Trong trường hợp ngoại lệ, nếu diện tích đất sau khi tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng người sử dụng đất xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì vẫn được phép tách thửa, tách sổ đỏ.

Thủ tục tách sổ đỏ

Điều kiện tách thửa

Căn cứ Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tách thửa cần những điều kiện sau:

– Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.

– Có Giấy chứng nhận (một số địa phương chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tách thửa, không bắt buộc có Giấy chứng nhận).

Hồ sơ tách thửa

Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa như sau:

+ Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Nộp tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

– Nếu chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Làm hồ sơ tách sổ đỏ mất bao lâu?

Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 20 ngày. Với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được tăng thêm 15 ngày.

Thuế phải nộp khi tách sổ đỏ

Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người dân cần nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên theo Khoản 1, Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, việc tách sổ đỏ trong các trường hợp sau được miễn thuế thu nhập cá nhân:

Tách sổ đỏ giữa chồng với vợ; giữa mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ; giữa mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa mẹ vợ, cha vợ với con rể; giữa bà nội, ông nội với cháu nội; giữa bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại; giữa anh, chị, em ruột với nhau.

Phí phải nộp khi tách sổ đỏ

Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người dân cần nộp phí trước bạ nhà đất. Theo khoản 1, Điều 7, Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định, mức thu lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa.

Đồng thời, người dân phải nộp một số khoản lệ phí khác như phí công chứng, phí đo đạc, phí cấp Giấy chứng nhận…

Luật tách sổ đỏ năm 2021: Điều kiện và thủ tục tách sổ đỏ

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);