IELTS Writing Task 1 cần viết những gì? Cách viết Writing Task 1 Bar chart. Bài writing task 1 yêu cầu chúng ta phân tích một inforgraphic gồm 1 số dạng cụ thể như line graph; bar chart; table; pie chart; multiple chart. Về cơ bản là chúng là chuyển thông tin từ hình ảnh thành từ ngữ diễn đạt. Bài viết dưới đây, ngolongnd xin được chia sẻ IELTS Writing Task 1 cần viết những gì? Cách viết Writing Task 1 Bar chart
Nội dung chính:
IELTS Writing Task 1 cần viết những gì?
Cách viết Writing Task 1 Bar chart
Biểu đồ côt – Bar Chart hay còn gọi là Bar graph là biểu đồ thường gặp trong IETLS writing Task 1. Nhìn chung thì loại biểu này dễ hơn so với những biều đồ kia, những chúng ta cũng cần chú ý đến một vài đặc trưng cơ bản của loại biểu này và cách xử lý số liệu.
Định nghĩa Bar chart
- Biểu đồ bar chart là biểu đồ hình cột dùng để mô phỏng xu hướng thay đổi của các đối tượng theo thời gian hoặc để so sánh các số liệu/yếu tố của các đối tượng.
- Biểu đồ bar chart thường có hai trục: một trục là đối tượng/yếu tố cần được phân tích, trục còn lại là thông số của các đối tượng.
- Biểu đồ hình cột thường được biểu diễn theo cột nằm dọc hoặc nằm ngang. Nhưng dù được biểu diễn theo hình thức nào đi nữa, cách viết và phân tích số liệu cũng không thay đổi.
Các yêu cầu chung
Cũng như các dạng bài về những biểu đồ khác của WRITING TASK 1, khi phân tích biểu đồ bar chart chúng ta ghi nhớ những yêu cầu chung sau đây nhé:
- Miêu tả, phân tích các đặc điểm số liệu một cách khách quan nhất. Điều này có nghĩa chúng ta tránh đề cập những quan điểm cá nhân hay những thông tin không được nhắc đến trong câu hỏi khi làm bài tập này.
- So sánh và làm nổi bật những xu hướng và đặc tính của đối tượng đang phân tích.
- Tránh liệt kê các số liệu nhé. Làm như vậy, bài viết sẽ dài dòng và không đáp ứng được yêu cầu đề bài.
- Bố cục rõ ràng. Ngôn ngữ linh hoạt. Ngữ pháp phong phú.
Phân loại bar chart
Các dạng đề bar chart có thể được chia ra thành 3 loại:
- Có năm tháng, có sự biến thiên, thay đổi của đối tượng theo thời gian (time graph)
- Không có năm tháng, không có sự biến thiên theo thời gian (comparison graph)
- Có nhiều hơn 3 đối tượng.
Bar chart có năm tháng
Đối với Pie Chart hoặc Bar Graph có yếu tố thời gian, thì các em sẽ coi 2 biểu đồ này như là Line Graph, tức là sử dụng các cấu trúc chỉ sự tăng trưởng lên xuống và trends
Đây là loại biểu đồ mà đối tượng biến thiên theo thời gian. Khi gặp dạng biểu đồ này, chúng ta nên nhớ nêu bật các xu hướng biến đổi theo thời gian nhé. Ví dụ sau đây là một dang tiêu biểu của bar chart có năm tháng:
Nhìn vào biểu đồ này, chúng ta lưu ý những đặc điểm sau:
– Số liệu khởi đầu (năm 1995)
– Số liệu sau cùng (năm 2002)
– Xu hướng thay đổi của các đối tượng trong vòng 8 năm này.
Cụ thể như sau nhé:
– Local fixed line remained the most popular among all three categories in the UK during 1995-2002.
– National and international-fixed line was going more popular. In 8 years, the line was used almost twice in 2002 compared to in 1995.
– Most noticeable, mobile line usage increase significantly, about 9 times.
Các bạn xem đoạn thân bài mẫu sau nhé:
The quantity of national and international call making during this time in the UK was about 36 billion minutes in 1995 and swelled gradually to about 60 billion minutes in 2002, approximately two times higher than that of 1995. Meanwhile, mobile call showed the same trend. The number of calls went up significantly from only about 2 billion minutes in 1995 to about 45 billion minutes in 2002 and outlined a dramatic rise, in fact, almost 28 times higher than in 1995.
In contrast, the number of local calls fluctuated over the times observed. It was about 71 billion in 1995 and rose modestly to about 90 billion in 1998. The figure levelled off and began to go down in 2002 and remained falling significantly until 2002 when the figure hit about 71 billion. Nevertheless, the local – fixed line was true as the highest phone call made among other lines. The popularity of cell phone calls increased steadily over the period.
Bar chart không có năm tháng
IELTS TUTOR lưu ý đến những điểm như sau:
- Điểm số liệu cao nhất trên biểu đồ
- Điểm số liệu thấp nhất trên biểu đồ
- Các điểm đặc biệt khác (điểm giao nhau, …)
Đối với dạng biểu đồ này, việc so sánh cũng được tiến hành khác hơn một chút so với biểu đồ năm tháng. Thay vì miêu tả xu hướng theo thời gian, chúng ta có thể tập trung làm rõ những khác nhau của các đối tương. Các bạn cùng phân tích ví dụ sau nhé:
Ví dụ này so sánh mức tiêu dùng vào các sản phẩm như xe, sách, máy ảnh, máy tính và nước hoa ở Anh và Pháp.
Cần chú ý: – Điểm cao nhất (trong ví dụ này là spending in Cars)
– Điểm thấp nhất (Perfume for UK and Cameras for France
– Những đặc điểm chênh lệch. Ví dụ như, cars, books and cameras was bought more in UK. Những thứ còn lại thì được tiêu thụ nhiều hơn ở Pháp.
Các bạn có thể tham khảo đoạn viết dưới đây:
In terms of car, people in the UK spent about £450,000 on this as apposed to the French who spent £400,000. Similarly, the British spent more money on books than the French (around £400,000 and £300,000 respectively. In the UK, expenditure on cameras (just over £350,000) was double that of France, which was only 150,000.
On the other hand, the amount spent on the remaining goods was higher in France. Above £350,000 was spent by the French on computers which was slightly more than the British who spent exactly £350,000. Neither of the countries spent much on perfume which accounted for £200,000 of expenditure in France but under £150,000 in the UK
3.3 Biểu đồ có nhiều hơn 2 đối tượng
Đề bài sau đây là một ví dụ:
Bài này mặc dù có năm 2009 tuy nhiên nó là biểu đồ Bar chart không có yếu tố thời gian nhé các em, vì vậy các em không được dùng các từ vựng dành riêng cho Line graph vào bài này nhé!
Khi gặp dạng bài này, chúng ta có 2 cách để phân tích:
– Cách 1: chia theo đối tượng (Ví dụ như: Liverpool, London và Manchester)
– Cách 2: chia theo đơn vị so sánh (Ví dụ như: Apartment, terraced, detached and semi-detached houses)
Cách 1: Phân tích theo đối tượng:
– Đoạn 1: Phân tích tỉ lệ chọn nhà ở Liverpool và Manschester
Phần lớn người dân ở Liverpool chọn sống ở apartments (60 %), hơn gấp 3 lần so với ở Manchester (20 %)
Teraced houses là sự lựa chọn ít phổ biến nhất ở cả 2 thành phố.
Sự lựa chọn detached và semi-detached houses ở Liverpool thấp hơn ở Manchester.
-Đoạn 2: Phân tích tỉ lệ chọn nhà ở London
Ngược lại nhà ở semi-detached houses lại London lại cao nhất (40 %)
Apartments và detached houses là những lựa chọn phổ biến tiếp theo.
Thấp nhất vẫn là terraced houses.
Các bạn xem bài mẫu dưới đây nhé:
As can be seen from the chart, nearly 60% of respondetns to the survey in Liverpool preferred apartments, nearly three times as much as that of Manchester. However, the opposite tendency could be seen in the figures for dateched houses and semi-detached houses, accounting gor around 16% and well over 30% respectively. In contrast, there was just roughly 10% of residents in both cities choosing Terraced houses in 2009.
Regarding the survey result in London, well over a third of the preferences went on Semi-detached houses. This was followed by nearly 30% and 25% of citizens choosing Apartments and Detached houses respectively. Meanwhile, the figure for derraced houses was lower, with slightly less than 20% of survey participants selecting them.
Cách 2: Phân tích theo đơn vị so sánh
Đoạn 1: Tỉ lệ lựa chọn apartments và terraced houses
– Tỉ lệ người chọn aparment ở Liverpool là cao nhất (60 %), gấp 2 lần so với London và gấp 3 lần so với Manchester.
– Terraced houses là ít phổ biến nhất trong cả 3 thành phố.
– Terraced house phổ biến nhất ở London (20 %), cao gấp 2 lần so với 2 thành phố còn lại.
Đoạn 2: Tỉ lệ chọn nhà ở detached và semi-detached houses
– Tỉ lệ chọn detached housed phổ biến nhất ở Manchester, cao hơn 2 thành phố còn lại.
– Semi-detached houses phổ biến như nhau ở London và Manchester, cao gấp đôi so với Liverpool.
Sau đây là phần thân bài viết theo cách 2:
As can be seen from the chart, nearly 60% of respondents to the survey in Liverpool preferred flats, almost doubling and tripling that of London and Manchester respectively. In contrast, Residing in Terraced Houses was a much less popular choice, accounting for just under 20% of survey respondents in London and around 10% in Manchester and Liverpool.
Looking at the chart in more detail, there was an equal proportion of citizens choosing Semi- detached houses in London and Manchester with well over a third of survey participants, which was twice as high as the figure for Liverpool with only 17%. Meanwhile, the percentage of residents choosing detached houses in Manchester was roundly 35%, which was about 10% and 20% higher than in comparison with that of London and Liverpool respectively
Bar chart nằm dọc và Bar chart nằm ngang
Ngoài cách chia Bar chart thành 3 loại như trên kia, ta còn có một cách phân loại Bar chart khác đó chính là:
- Bar chart nằm dọc
- Bar chart nằm ngang
Bar chart nằm dọc
Ở dạng biểu đồ Bar Chart nằm dọc, các cột dữ liệu được sắp xếp song song với trục tung.
Example:
The chart below shows the total number of minutes (in billions) of telephone calls in the UK, divided into three categories, from 1995-2002.
Bar chart nằm ngang
Ở dạng Bar Chart này, các cột dữ liệu được đặt song song với trục hoành.
Example :
The bar chart below shows the results of a survey conducted by a personnel department at a major company. The survey was carried out on two groups of workers: those aged from 18-30 and those aged 45-60, and shows factors affecting their work performance.
Bố cục bài bar chart
Nhìn chung, các bạn có thể thấy đặc điểm chung nhất là một Bar Chart có rất nhiều cột dữ liệu. Vì vậy, bạn phải chọn lọc thông tin một cách khôn ngoan để là bật lên được những đặc trưng nhất của Bar Chart đó.
Bố cục của dạng bài này vẫn tuân thủ bố cục chung của Writing Task 1, gồm có: Introduction, Overview và 2 đoạn thân bài.
Đối với mọi loại Bar Chart, bạn phải nêu bật được những con số nổi bật trong bài (đâu là con số cao nhất, đâu là con số nhỏ nhất)
Introduction
Phần introduction thường gồm 1 – 2 câu summarising main content của biểu đồ. Phần này thường được paraphrase từ đề bài.
Dù là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian hay không thì cách viết Introduction hoàn toàn giống nhau
Ví dụ đối với đề bài đầu tiên: ‘The chart below shows the total number of minutes (in billions) of telephone calls in the UK, divided into three categories, from 1995-2002.’
Các bạn có thể paraphrase như sau:
The chart = the bar chart
Shows = illustrates, demonstrates, presents, compares
Number of minutes of telephone calls in the UK = calling time of people in the UK
Three categories = three methods, three ways.
from 1995-2002 = between 1995 and 2002
Viết thành: The bar chart compares the calling time of people in the UK using three different calling ways between 1995 and 2002.
Overview
Đoạn này dùng để nêu lên 2-3 đặc điểm chính, nổi bật nhất của graph
Lại nói về ví dụ 1: Khi nhìn vào bar chart này, chúng ta có thể nhanh chóng nhân ra, (1) local-fixed line luôn chiếm phần lớn trong các năm, (2) khi local-fixed line tăng lên rồi giảm xuống, national and international-fixed line và mobile tăng đều qua các năm.
Các bạn có thể viết overview như sau:
Overall, local fixed line calls were remained the most popular during the whole period. While the usage local fixed line fluctuated overtime, the calling time of other 2 calling types constantly increased between 1995-2002.
Body
Phần này gồm 2 đoạn, cách viết tùy theo các dạng bài khác nhau, như đã trình bày ở phần 3.