Kiếm toán có tốt hơn kế toán thật sự không?

Kiếm toán có tốt hơn kế toán thật sự không? Nên chọn làm kế toán hay làm kiểm toán! Qua bài viết của chị Vu Pham Minh Chau, ACCA, VACPA, MBA,Finance Manger at GAP International Sourcing.

Ngành kế toán — kiểm toán có dễ xin việc, Con gái nên học kế toán hay kiểm toán, Vì sao chọn ngành kế toán – kiểm toán, Ngành kiểm toán có dễ xin việc không, Nên chọn chuyên ngành kế toán hay kiểm toán, Lựa chọn đầu đời kế toán hay kiểm toán phần 2, Lương kiểm toán, Nên học chuyên ngành kế toán nào

Kiếm toán có tốt hơn kế toán thật sự không?

Khi tôi hỏi các bạn sinh viên về sự lựa chọn giữa kế toán và kiểm toán, một sự trùng hợp kỳ lạ là tỷ lệ chọn kiểm toán thường lớn hơn kế toán. Tôi không thống kê một con số cụ thể nhưng có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu trở thành Trợ lý kiểm toán, đặc biệt là cho Big 4, là một trong những câu trả lời được ưa chuộng. Nhưng nếu tôi bắt đầu hỏi “vì sao” thì thườ…ng nhận được những câu trả lời không rõ ràng.
.
Thực ra, không có nghề nào hơn nghề nào cả. Cả kiểm toán và kế toán đều dựa trên cùng một nền tảng kiến thức, tuy nhiên với 2 cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao kiểm toán lại được đánh giá cao hơn kế toán một chút?

1. Cơ hội nghề nghiệp:

 Sau thời gian làm kiểm toán,bạn có thể chọn để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán tài chính, kế toán quản trị v.v. Điều mà nếu lựa chọn nghề nghiệp kế toán từ ban đầu bạn sẽ khó được trao tặng. Nhưng nếu bạn đã có định hướng rõ ràng từ ban đầu thì cần gì phải đắn đo lựa chọn lại một lần nữa?

2. Thu nhập:

 Mức lương trung bình của kiểm toán khi mới bắt đầu thường nhỉnh hơn kế toán một chút và bình quân tăng lương hằng năm tầm 20-50% cũng là một yếu tố đánh mạnh vào tâm lý ham kiếm tiền của các bạn sinh viên. Nhưng tôi có thể tiết lộ rằng có rất nhiều công ty đa quốc gia trả lương cho các bạn kế toán không hề kém cạnh và có khi còn cao hơn cả kiểm toán nữa. Cho nên, về yếu tố này chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào” đâu nha.

3. Nhãn mác, nhãn hiệu, danh tiếng các loại: 

Nói gì thì nói chứ nghe đến cái tên “kiểm toán” là thấy oách rùi. còn kế toán thì cứ “phình phường như bịch đường hột muối” ấy. Chưa kể nếu vào được Big 4 thì rõ ràng là có quyền vênh mặt, vỗ ngực tự hào dán mác “chất lượng cao”. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, nhãn mác bi giờ thì nhiều vô số kể, các công ty bự bự như Google, Unilerver, P&G, Toyota v.v…. cũng k kém cạnh gì đâu. Quan trọng vẫn là mình kiếm 1 cái mác mang tên mình, chứ k phải “mượn” của người ta. Cái mác này thì các công ty í có sụp thì bạn vẫn cứ an toàn phây phây k phải lo.

Hại gi? [Cái này tôi xin đúc kết từ kinh nghiệm bản thân thôi nha]

.1. Nhan sắc: 

Nếu bạn đã chọn kiểm toán thì hãy chuẩn bị tinh thần làm cú đêm, cú ngày, cú mọi lúc. Thức khuya và làm việc dài giờ là một đặc trưng của nghề này, dù bạn có làm công ty nào thì cũng k tránh khỏi được. Và với phận nhi nữ k thường tình như chúng ta thì điều đó đồng nghĩa với việc hãm hại làn da và nhan sắc xuân xanh một cách tàn ác nhất đấy ạ.

2. Sức khỏe và trí nhớ: 

Như đã nêu trên, do thường xuyên đặt não vào tình trạng căng mà k được đứt nên lâu lâu nó hơi “mát mát” một xíu, cũng k nguy hiểm đến tính mạng ạ, chỉ hơi lú lú ú ú á á tẹo thôi. Ngoài ra, do trên vai thường là cái laptop chừng 2-3 kg kèm thêm chứng từ hồ sơ nên xương khớp trong người hay trong tình trạng “rên rỉ gọi tên nhau”.
.
Đối với tôi, kiểm toán không phải là con đường DUY NHẤT, nó chỉ là con đường NGẮN NHẤT để đạt được một số mục đích nhất định mà thôi. Tuy nhiên, đường tắt thường k trải nhựa, để đi được đến đích cũng đòi hỏi một sự quyết tâm cao độ và một sự định hướng rõ ràng cho bản thân. Kiến thức là vô tận, bạn “đào” chỗ nào cũng thấy, điều đáng nói là bạn có “đào” trúng cái mà bạn đang tìm hay không thôi.
.
Hãy bình tĩnh và tự tin chọn cho mình con đường đúng các bạn, các em nhé. Vì đến cuối cùng vẫn là bạn có yêu, có thích, có làm việc với toàn bộ đam mê, toàn bộ lửa trong người hay chỉ là ngày ngày cặm cụi cày cày mần mần như bao người để cuối tháng lãnh lương lấy tiền bù đắp lại những gì đã mất trong 8 tiếng làm việc?

Ngành Kế toán

Ngành Kế toán sẽ thực hiện các công việc như ghi chép, theo dõi các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu Cơ hội việc làm ngành Kế toán.

Ưu điểm của ngành Kế toán 

  • Linh động được về mặt thời gian

Kế toán là một trong những ngành nghề có quỹ thời gian dư dả. Thông thường đối với các kế toán viên làm việc trong những cơ quan nhà nước thì sẽ làm việc theo giờ hành chính tại các tổ chức, cơ quan. Còn những kế toán viên làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân thì tùy thuộc vào khối lượng công việc mà sắp xếp thời gian cho hợp lý hơn.

Mặc dù vậy bạn làm việc ở đâu thì công việc hàng ngày của kế toán cũng đều đơn giản và chỉ bận nhiều hơn vào thời điểm cuối kỳ kế toán, chốt sổ sách và lập báo cáo tài chính.  Do đó mà các cử nhân ngành Kế toán có thể làm nhiều công việc khác nhau tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

  • Áp lực công việc ít hơn so với các ngành nghề khác

Kế toán là một vị trí không thường  xuyên phải đối mặt với doanh số, chỉ tiêu dẫn đến bị stress, có thể nói rằng ngành Kế toán phải chịu áp lực công việc khá ít.

Các kế toán viên không cần suy nghĩ quá nhiều mà chỉ cần ghi nhớ các tài khoản và thể hiện nó trên bảng cân đối kế toán, công việc khá nhàn hạ và nhẹ nhàng. Chỉ khi bạn nắm giữ các chức vụ cao trong ngành Kế toán thì mới có nhiều áp lực hơn.

  • Mức thu nhập ổn định

Đối với các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đảm nhiệm vị trí kế toán viên sẽ nhận được mức lương dao động trong khoảng 5 – 7 triệu VNĐ/ tháng.

Như đã biết thì hiện nay bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần đều đến các nhân viên kế toán nên vì thế mà mức lương kế toán phổ biến ở mức khá ổn định trên thị trường.

  • Trau dồi khả năng ghi nhớ và tính cẩn thận, tỉ mỉ

Công việc đơn giản nhưng việc ghi chép, lưu trữ các con số sẽ vô cùng quan trọng và hết sức cẩn thận trong việc định khoản, vì chỉ cần một lỗi sau cũng có thể khiến cho doanh nghiệp, tổ chức chịu tổn thất vô cùng lớn. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm Từ điển Tiếng anh chuyên ngành Kế toán.

Nhược điểm của ngành Kế toán

Tìm hiểu các hạn chế, thách thức của ngành Kế toán như:

  • Thu nhập thấp hơn so với mặt bằng chung các khối ngành Kinh tế

Mức lương thu nhập của ngành Kế toán cao hơn so với các khối ngành như sư phạm, xây dựng, nông nghiệp… nhưng khi so sánh với các khối ngành Kinh tế thì kế toán lại thấp hơn. Thông thường đối với các khối ngành Kinh tế mức lương của cử nhân khi mới ra trường từ 7 – 10 triệu đồng thì lương của kế toán viên thấp hơn chút.

  • Khả năng trau dồi kiến thức ít

Thực tế cho thấy kế toán viên sẽ theo dõi những biến động của doanh nghiệp, tổ chức và ghi chép các số liệu vào những định khoản đã được nhà nước quy định, từ đó tập trung vào thuế suất mà nhà nước đưa ra, căn cứ vào đó để xét và xếp loại những khoản cần được định khoản.

Việc thực hiện các công việc này kế toán viên quen tay chứ không hề có sự tư duy, nghiên cứu trong công việc.

  • Cơ hội thăng tiến ít

Để có thể phát triển từ kế toán viên lên những chức vụ quan trọng hơn trong công việc thì không hề dễ dàng. Nếu muốn được thăng tiến thì kế toán viên cần nỗ lực cả về kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết.

Ngành Kiểm toán

Kiểm toán thường thực hiện các công việc như kiểm tra, xác minh tính trung thực. Đối tượng của kiểm toán viên rất rộng, có thể là báo cáo tài chính trong một công ty, nội bộ công ty hoặc bất cứ các vấn đề mà được lãnh đạo cấp trên yêu cầu rà soát.

Ưu điểm của ngành Kiểm toán

  • Mức lương ngành Kiểm toán

Thu nhập cao hơn so với mặt bằng các nhóm ngành Kinh tế. Vì ngoài mức lương cứng của kiểm toán viên bạn còn nhận được % hoa hồng ở mỗi trường hợp kiểm toán được lập.

  • Kiến thức chuyên môn được trau dồi liên tục và đa dạng

Ngành Kế toán Kiểm toán viên cần phải có suy nghĩ liên tục vì các đối tượng kiểm toán không hề cố định, chính điều này yêu cầu nhân viên làm trong ngành nghề này luôn phải bổ sung cập nhật những luật định, kiến thức để kết quả kiểm toán được chính xác nhất.

  • Kỹ năng làm việc độc lập

Các kỹ năng cần có của một kiểm toán viên là giao tiếp, ngoại ngữ, ứng dụng văn phòng…

Trong quá trình thực hiện công việc ngành Kế toán thì sẽ đề xuất thêm các ý kiến để nhằm cải thiện về hiện trạng doanh nghiệp, tổ chức mà công ty đang gặp phải. Hoặc trong suốt quá trình làm việc với các doanh nghiệp thì kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn là một người có kỹ năng giao tiếp không tốt thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm toán.

  • Trải nghiệm nhiều điều mới lạ

Người làm kiểm toán viên sẽ làm việc với các đối tượng rộng lớn và khác nhau, trong quá trình làm việc tiếp xúc với nhiều ngành nghề khác nhau, môi trường khác nhau nên chắc chắn sẽ mang đến cho kiểm toán viên nhiều trải nghiệm hơn so với các ngành cùng khối ngành Kinh tế khác.

Nhược điểm của ngành Kiểm toán

  • Áp lực công việc nặng nề

Kiểm toán viên thường dành hầu hết thời gian trong việc nghiên cứu điều tra, phát hiện lỗi của doanh nghiệp cũng như các đối tượng kiểm toán nhằm mục đích cuối cùng là đưa ra các biện pháp khắc phục. Lỗi sai của mỗi doanh nghiệp sẽ không giống nhau, do đó mà việc tìm kiếm sai phạm gặp nhiều khó khăn. Chính điều này tạo ra rất nhiều áp lực công việc trở nên rất nặng nề.

  • Sức khỏe bị ảnh hưởng

Khối lượng công việc thì lớn, đầu óc luôn căng thẳng, làm việc nhiều áp lực, do đặc tính công việc thường xuyên di chuyển… những lý do này sẽ lầm nhr hưởng đến sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó nhiều người có chế độ ăn uống không phù hợp, ăn uống không điều độ nên dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

  • Thời gian eo hẹp

Các đối tượng cần thực hiện công tác kiểm toán sẽ muốn có kết quả sớm, chính điều này sẽ khiến cho kiểm toán viên phải làm việc hết công suất để đáp ứng thời hạn đã được đề ra. Nên có thể nói rằng ngành Kiểm toán viên theo số lượng công việc mà kiểm toán viên nhận hoàn toàn không theo thời gian cụ thể như kế toán.

Từ những thông tin ở trên có thể thấy rằng cả ngành Kiểm toán và kế toán đều thu hút được sự quan tâm của các bạn thí sinh. Tuy nhiên mỗi ngành có những ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng hãy xác định đam mê của bản thân để lựa chọn hướng đi cho phù hợp. Dù là bất cứ ngành nghề nào thì bạn cũng đều cần có sự cố gắng, nỗ lực hết sức mới có thể mang lại hết quả như mong muốn.

Hi vọng từ những thông tin về Kiểm toán, Kế toán ở trên bạn sẽ đưa ra được câu trả lời cho thắc mắc: “Nên lựa chọn ngành Kế toán hay Kiểm toán?”

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);