Các bài viết chữ đẹp đạt giải,
Mẫu bài thi viết chữ đẹp lớp 1,
Các bài viết chữ đẹp của học sinh tiểu học,
Mẫu bài thi viết chữ đẹp lớp 5,
Những bài viết chữ đẹp nhất,
Mẫu bài thi viết chữ đẹp lớp 2,
Bài viết chữ đẹp lớp 1,
Bài thi viết chữ đẹp cấp quốc gia
Nội dung chính:
Lí do cần luyện viết chữ đẹp cho con
– Vốn là yêu cầu căn bản của người học trò. Nét chữ thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ của người viết. Những câu chữ thẳng hàng, đẹp, rõ nét thể hiện sự trang trọng và tính cách cẩn thận của người viết .
– Viết chữ đẹp cũng là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả học tập của các bé.
– Luyện viết chữ đẹp không hè dễ dàng, luyện viết chữ đẹp là luyện nhiều thứ, “nhẫn”, “tĩnh”, “kỹ”…
Phương pháp luyện chữ đẹp cho con
2.1 Chuẩn bị dụng cụ luyện chữ
– Bút chì: Khi mới tập, mẹ chỉ nên cho con tập viết bằng bút chì. Hiện nay có hai loại bút chì thông dụng là 2B và HB đều mềm, không quá cứng, bé dễ rèn nét thanh nét đậm.
– Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
– Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
– Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
– Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
– Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ
– Tập vở: Trẻ tập viết chữ nên mua tập vở 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc.
– Tẩy:
– Bút mực: nên mua bút mài ngòi cho bé. Bút mài ngòi một chút thì sẽ dễ viết được nét thanh nét đậm hơn.
– Bàn học của bé: Bàn ghế phải vừa đúng tâm của bé, sao cho khi ngồi thì khuỷu tay bé vừa chấm xuống mặt bàn.
– Ánh sáng ở góc học tập của trẻ : Một góc học tập sạch sẽ, sáng sủa, được sắp xếp gọn gang làm cho trẻ dễ chịu và hưng phấn hơn khi học.
– 2.2 Day kem cho con luyện chữ đẹp
2.2.1 Cách cầm bút
– Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
– Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
– Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
– Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
2.2.2 Tư thế ngồi
-Tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất , không gò bó, hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên , không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .
– Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay.
– Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
– Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
2.2.3 Cách luyện chữ
– Cần phải cùng con luyện viết từ đó chỉ bảo con trong quá trình luyện sẽ hiệu quả hơn.
-Hướng dẫn bé nắm chắc những quy tắc cơ bản. Phụ huynh không được nóng vội, từ đó luyện cho con tính kiên nhẫn.
–Khi rèn các nét cơ bản cho bé,nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó.
-Sử dụng phương tiện trực quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài… Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.