‘Giấu giếm’ hay ‘dấu diếm’ là đúng? Giấu giếm và dấu diếm là các từ có cách phát âm giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn khi sử dụng. Vậy, giấu giếm là gì, dấu diếm là gì, từ nào đúng chính tả? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời, từ đó có cách sử dụng đúng 2 từ này nhé.
Nội dung chính:
1. Giấu giếm nghĩa là gì?
Giấu là động từ, chỉ một hành động cũng như cử chỉ che đậy, giữ bí mật về một sự việc, sự vật nào đó để không cho ai biết.
Ví dụ: Cất giấu, Chôn giấu, Giấu khuyết điểm
- Anh ấy giấu giếm không cho cả nhà biết về điểm số ở trường của mình.
- Bạn gái đòi chia tay vì tôi giấu giếm về công việc của mình.
- Cô ấy đang giấu giếm tình cảm thật của mình
Vậy, giấu giếm là từ đúng.
2. Dấu diếm nghĩa là gì?
Dấu là một danh từ được sử dụng để chỉ tên của sự vật.
Ví dụ: Con dấu, con dấu của cơ quan, con dấu của giám đốc, dấu vết, dấu chấm, dấu hỏi, dấu ngã, dấu huyền, dấu nặng…
Vì vậy, từ dấu diếm là một từ vô nghĩa
=> Như vậy, giấu giếm là từ đúng chính tả, còn dấu diếm là từ sai, không có nghĩa.
Ngoài cặp từ giấu giếm, trong tiếng Việt còn rất nhiều cặp từ có phát âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn, sai chính tả khác như ‘để giành’ hay ‘để dành’, tựu trung hay tựu chung, giả thiết hay giả thuyết, dãn hay giãn.
Hy vọng giải thích trên đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi “Giấu giếm hay Dấu diếm, từ nào đúng chính tả?”, đồng thời hiểu rõ hơn ý nghĩa của từ “giấu giếm” để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.