Những điều bạn cần biết về răng khôn – hay còn gọi là răng số 8mọc lệch. Những giải đáp như có nên nhổ răng khôn không, răng số 8 khi nhổ có biến chứng gì. Tại sao răng khôn lại hay gây biến chứng? Đặc biệt sau vụ một phụ nữ chết vì nhổ răng khôn.
Răng khôn tiếng Anh là Wisdom teeth (Wisdom_tooth) là răng hàm thứ 3, mọc sau cùng và thường mọc ở người trưởng thành (18 tuổi đến 25-30 tuổi). Theo dân gian, vì thời điểm mọc răng khôn là lúc người đã trưởng thành, có đủ nhận thức nên răng được gọi là răng khôn. Trong nhiều trường họp việc mọc răng khôn có thể gây đau, sung và sốt,ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sức khỏe răng miệng (tai biến mọc răng khôn).
Nội dung chính:
1 – Có nên nhổ răng khôn không ?
+ Có : Nếu răng không có nguy cơ gây biến chứng hoặc đã từng gây biến chứng
+ Không : nếu răng mọc thẳng tốt và không có yếu tố nguy cơ gây biến chứng
2 – Những biến chứng thường gặp của răng khôn là gì ?
– Gây sâu răng số 7 từ vị trí tiếp giáp hoặc răng khôn đâm vào
– Gây nhét thức ăn dẫn đến sâu răng hoặc tiêu xương
– Gây viêm quanh răng khôn và răng kế cận , thường xuyên sưng đau có mủ theo chu kỳ
– Gây ra nang xương hàm “ Biến chứng này khá nặng thường sẽ kèm theo phẫu thuật cắt xương
– Gây chèn ép dây thần kinh hoặc mọc lạc chỗ chui xoang hàm
3- Tại sao răng khôn lại hay gây biến chứng ?
– Răng khôn là răng mọc sau cùng thường từ 17-25 tuổi khi các răng khác đã hoàn tất nên thường bị thiếu chỗ mọc
– Do trục răng chéo hoặc hướng mọc sai
– Răng mọc không thoát nên hoàn toàn dẫn đến hình thành túi lợi bệnh lý ở đó
– Do khoảng sau răng số 7 quá hẹp ……..
4- Nhổ răng khôn có gây biên chứng chết người không ?
– Vì nhổ răng khôn là thủ thuật ngoại khoa có can thiệp dao kéo và thuốc nên trong quá trình làm có phát sinh các vấn đề y khoa mà bất cứ bác sĩ nào cũng sẽ gặp phải như ?
+ Dị ứng , ngộ độc thuốc
+ Chảy máu kéo dài
+ Sưng đau , viêm sau nhổ răng
– Và chắc chắn các bác sĩ cũng sẽ kiểm soát được các vấn đề này
– Ngoài các yếu tố tại chỗ thì các bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố khác để hạn chế nguy cơ tai biến xảy ra thấp nhất có thể như các bệnh toàn thân khác . Huyết áp , tim mạch , tiểu đường , tiền sử di ứng thuốc , thói quan hút thuốc …..
5 – Tại sao vẫn có những trường hợp “ chết do nhổ răng khôn “ như trường hợp bệnh nhân hải phòng gần đây nhất báo trí đăng ?
+ Vấn đề của bệnh nhân đó theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành là không phải do nhổ răng vì bác sĩ chưa can thiệp nhổ răng mà chỉ là một biến chứng nào đó như sốc phản vệ . Và vô tình rơi vào đúng hôm bệnh nhân đi nhổ răng
.
+ Nếu như bệnh nhân trong ảnh trên này không đi nhổ răng mà điều trị bênh khác có can thiệp ngoại khoa thì biến chứng này hoàn toàn có thể xảy ra .