Nội dung chính:
Tìm hiểu về dán sứ veneers
Veneer được mô tả như là “phục hồi bao gồm tất cả các bề mặt răng coronal (Mesial, xa, mặt, ngôn ngữ và Occlusal)”. Ván ép tráng men, mặt khác, là một lớp mỏng bao phủ chỉ bề mặt của răng và thường được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ. Về lịch sử như trong bài trước, nó được phát minh lần đầu ở Mỹ từ một nha sỹ phim trường. Nơi ông muốn làm đẹp nhanh chóng cho các diễn viên bằng những miếng dán sứ. Sau này phát triển vật liệu bền và chất gắn tốt để trở thành răng sứ veneer.
Ưu điểm của dán răng sứ veneers:
Dán sứ veneers nếu thực hiện đúng kĩ thuật, chỉ định đúng bệnh nhân xem khi nào dán sứ, khi nào bọc sứ có các ưu điểm vượt trội như:
– Mỏng, độ dày tiêu chuẩn của nó chỉ 0,2-0,5 mm.
– Tạo được răng sứ thẩm mỹ trắng nhanh và đơn giản hơn.
-Mài răng đúng tiêu chuẩn quốc tế chỉ 0.2-0.5mm mặt ngoài răng.
Như vậy, so với răng sứ thẩm mỹ truyền thống. Công nghệ mới với dán sứ veneers giúp bạn khắc phục được rất nhiều nhược điểm của làm răng thẩm mỹ truyền thống khi thực hiện đúng kĩ thuật, đúng chỉ định như sau:
+ Bảo vệ răng gốc do chỉ phải mài rất ít. Có nhiều trường hợp là không mài.
+ Không gây ê buốt.
+ Không bong , ăn nhai như răng thật.
+ Không phải lấy tủy răng.
Có nên dán sứ veneer không?
Tại sao lại thế? Tìm bác sĩ răng tốt như thế nào?
Nếu bạn vì nghề người mẫu, bắt buộc phải làm răng sứ. Thì trước hết hãy thăm khám đúng chỉ định, riềng răng, và cố gắng không được mài răng thì tốt. Lưu ý là nên chọn đúng bác sĩ nhé. Hiện nhiều phòng khám có hiện tượng thuê bằng, và chuyện mua bằng có thể xảy ra. Cơ quan quản lý đôi khi không xử lý được. Hãy tìm hiểu thật kỹ bác sĩ. Xem đúng có học Y Hà Nội , hay Y TPHCM hay không. Và phài trên 7 năm kinh nghiệm , tức 32-33 tuổi trở lên. Đặc biệt dấu hiệu nhận biết ông lừa đảo, trục lợi là cứ chém gió, chăm chăm tư vấn bọc sứ khi bạn chưa rõ yêu cầu. Vì bọc sứ và dán sứ veneer nó rất lời, 1 cái răng tại xưởng từ 300k- 1 triệu cơ bị chém lên đến 20 tr là chuyện thường.
Vì sao không nên bọc sứ và dán răng sứ veneer?
Vì nó hỏng men răng, lớp tốt nhất bảo vệ răng của bạn. Răng thật là quý nhất, thứ quý giá nhất chính là răng thật và men răng của bạn. Đừng bao giờ phá hủy nó. Bạn sẽ ân hận cả đời.
Dán sứ veneers có tốt không:
Do đây là kĩ thuật mới, cần được triển khai đúng quy trình, tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ không gây bất cứ sự cố nào cho bạn. Qua đó đảm bảo mang lại hàm răng với nụ cười đẹp nhất.
Cần chú ý không bọc sứ hoặc dán sứ cho bệnh nhân răng khấp khểnh, hô,móm, lệch lạc . Nên dành ra 12 – 24 tháng niềng răng sau đó chọn dán sứ veneer để đảm bảo nụ cười đẹp với hàm răng chắc khỏe” . Chú ý là niềng răng phải bác sĩ siêu giỏi của Việt Nam Cu ba, răng hàm mặt, hoặc các bác sĩ nội trú trên 10 năm kinh nghiệm nhé, nó liên quan tới khớp cắn. Vô cùng nguy hiểm , gây méo xệch khuôn mặt:
BÀI TÂM SỰ: ÁC MỘNG RĂNG SỨ TẠI VIỆT NAM :dán sứ veneers có tốt không
*** Xin nói rõ:
1. Đây chỉ là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi thấy sai lầm khi đập răng TỐT chỉ để làm cho đẹp
2. Hình ảnh MINH HỌA những vấn đề CÓ THỂ gặp sau khi làm răng sứ, có thể bạn bị, có thể không, và sau bao lâu không ai biết (những hình ảnh này trên mạng ko phải do tôi đạo diễn ra, nếu muốn tìm hiểu hãy gõ tiếng Anh tìm)
3. Tôi không bài bác phòng nha hay bác sĩ nào. Rõ ràng là TỰ mình ngu nên mình phải chịu. Chấm hết
Tôi muốn tân trang 1 góc cái mặt tiền của mình : làm răng sứ thẩm mỹ (tình trạng răng nhiễm tetracycline của mình chắc ai cũng biết rồi). Một bạn có nhiều mối quen biết trong lĩnh vực làm đẹp giới thiệu cho mình 1 nha sĩ trẻ, có tài, nhiệt tình của 1 phòng nha trông có vẻ rất đáng tin cậy
– Cái ngu số 1 : ông bà nói « Thầy già, đào trẻ » không sai. Sai lầm khi chọn bạn nha sĩ « tài cao » nhưng kinh nghiệm mỏng Mình dán 2 hàm trên dưới, sau này biết được trường hợp này thế giới gọi là full mouth reconstruction, ngay cả bác sĩ kinh nghiệm 10, 20 năm cũng phải e dè (nhưng bạn nha sĩ của mới làm nghề hơn 1 năm thôi, và làm tới tới. Hậu quả ra sao xin xem cuối bài)
– Cái ngu số 2 : tin vào quảng cáo
Mình làm mặt dán sứ (veneer) mà theo quảng cáo là « hầu như không xâm lấn » tức mài rất ít và dán sứ lên để cải thiện màu sắc của răng. Chức năng ăn uống như răng thật. Răng sứ bền tuổi thọ 10, 20 năm hay cả đời nếu giữ kỹ
– Quảng cáo LÁO số 1 : mài răng rất ít.
Mài ít hay nhiều cũng là đánh bay lớp men răng đi. Và khi đã bị mài răng rồi, lúc đó bạn mới chợt hiểu ra (1) men răng là thứ cứng nhất, cứng hơn cả xương và (2) răng là 1 cơ quan sống trong người mình chứ không phải cục đá vô tri. Dưới răng là tủy, trong tủy là thần kinh. Mài răng ảnh hưởng tới thần kinh. Nếu may mắn chỉ mất men răng, nếu gặp « thợ cạo » làm ẩu, mô răng bạn sẽ bị kích ứng quá mức dẫn đến chết tủy, phải diệt tủy nghĩa là răng của bạn là RĂNG CHẾT (răng chết chưa phải là hết đâu, sẽ có bài viết riêng về cái này)
– Quảng cáo LÁO số 2 : chức năng ăn uống như răng thật
Sự thật là sau khi làm 2 tháng vật lộn với răng đau và nhạy cảm, hầu như chỉ có thể ăn cơm cháo và đồ mềm như bà già 80. Cho tới giờ không dám cắn vào miếng cà rốt hay dưa leo. Cơm đáy nồi cũng phải ngồi lựa hột cứng tránh ra vì sợ cắn trúng mẻ sứ hay gãy răng (quên đi cái món heo quay mà mình đã dày công tu luyện cho thành nghề). Cũng may là còn mấy chiếc răng hàm thật để nhai, nhưng có nghĩa là chỉ còn chưa tới 1/3 cái bộ nhá còn sử dụng được.
Sự thật nữa là SAU KHI làm răng sứ xong, bạn mới sẽ được đưa cho 1 tờ « hướng dẫn sử dụng » trong đó ghi « Không được ăn đồ ăn cứng, dai hay dính ». Hay lúc này bạn mới tìm đọc bản « hợp đồng » mới thấy trong đó có ghi « Răng sứ KHÔNG ĐƯỢC BẢO HÀNH nếu bể do nhai, cắn thức ăn cứng, dai, hay dính »
Vấn đề lớn thứ 2 là khớp cắn. Ai cũng nghĩ làm răng sứ chỉ là dán gì đó lên răng thật --> SAI. Sự thật là răng sứ làm ra có sửa đổi hình thái : của mình bị làm to và dày hơn răng cũ. HẬU QUẢ : sai khớp cắn (sửa đi mài lại 2 lần, lần 2 có thêm bác sĩ trưởng, vẫn sai), liên tục nhai thịt má thay cơm. Vì hàm lệch nên thần kinh kích thích gây nghiến răng, mất ngủ, đau khớp hàm (hậu quả lâu dài là nhức nửa đầu, ù tai, cứng khớp cổ… xem trên net về TMJ Temporomandibular Joint disorders )
– Quảng cáo LÁO số 3 : tuổi thọ sứ 10, 20 năm
Miếng sứ có thể tồn tại trong miệng của bạn 10, 20 năm. Trừ khi bạn không bị thối chân răng, viêm nha chu, mất nướu và các vấn đề tương tự phải can thiệp sớm hơn thời hạn đó. Răng sứ nguyên thủy nó là 1 loại phục hình, tức RĂNG GIẢ, thay thế cho cấu trúc răng thật đã mất. Khi dán vào KHÔNG THỂ LIỀN LẠC với chân răng thật nên việc vi khuẩn sinh sôi trong chân răng gây viêm nhiễm, hôi thối, là CÓ THẬT và đây là nguy cơ gây sâu chân răng dẫn tới mất răng hoàn toàn – cho dù bạn có giữ vệ sinh cỡ nào đi chăng nữa (mình đây đánh răng ngày 3 lần, súc muối, xịt nước rửa chân răng – sau vài giờ check bằng chỉ nha khoa, vẫn bốc mùi. Và đó là chỉ mới có 3 tháng nay thôi, nghĩ sau 1 năm, 5 năm, vi khuẩn hay mảng bám tích tụ bên dưới ngày càng nhiều thì làm gì được)
Sau 10, 20 năm thậm chí sớm hơn nếu có vấn đề nha chu hay sâu dưới răng sứ bạn sẽ phải tháo nó ra và làm lại (nếu may mắn phần răng bên dưới không hư tổn nhiều – xem hình minh họa). Nếu không may vấn đề quá nặng răng không cứu được thì bạn sẽ MẤT RĂNG
TÓM TẮT THIỆT HẠI BẢN THÂN (một số lớn những « nạn nhân » đã làm răng sứ ít nhiều đều bị thiệt hại nhưng (1) kinh nghiệm quá đau đớn họ không có can đảm nhắc tới hay kể lại cho ai (2) bị rơi vào trầm cảm nên không tâm sự với ai)
– Sụt mất 4kg và vẫn đang tiếp tục xuống dốc.. Miệng khô vì tuyến nước bọt bị rối loạn đi bác sĩ khám, soi không tìm ra nguyên nhân vì sao. Ngờ là do mấy miếng sứ ngậm trong miệng (nên nhớ miệng của mình là tòa thánh, cực kỳ nhạy cảm, có thể bực bội vì 1 tí xíu đồ vướng ở kẽ răng, thì việc ngậm mấy chục cái miếng « sành » trong miệng, cho tới cuối đời, cơ thể sẽ phải ứng phó ra sao. Chưa kể đó thực chất là oxide kim loại chứ chẳng phải sứ tự nhiên an toàn vô hại gì. Có nghĩa mình đang tự ĐẦU ĐỘC chính mình)
– Hôm mài răng trên ghế nha khoa mình bị co giật, lại ngỡ bị trúng lạnh. Nhưng đêm đó về còn bị rung tim thức trắng đêm không thể ngủ thì chắc rằng bị chích quá liều thuốc tê, may mà không chết
– Khủng hoảng và rối loạn cảm xúc (từ ngày làm cho tới bây giờ): lo sợ, hối hận, mất tự chủ bản thân (cám ơn hàm răng « thẩm mỹ » sau khi làm xong thì thấy ghê tởm bản thân còn hơn hàm răng cũ), sợ tất cả mọi giao tiếp bên ngoài, tức giận vì bị lừa dối, mất lòng tin vào mọi thứ
– Có hàm răng nhìn thật « láng o » nhưng không « xài » được : răng yếu đi không thể ăn được đồ cứng (đây là mình chỉ bị mài nửa mặt răng thôi. Trường hợp bọc mão răng sứ thì cái răng bị mài còn bằng hột gạo), khi ăn còn thường xuyên cắn vào má vào lưỡi-
– Bỏ đống tiền ra để có được hàm răng « thẩm mỹ » nhìn không thể giả hơn (bỏ tiền đi mua nụ cười, kết quả là giờ ngồi 1 xó không dám gặp ai, không dám mở miệng ra nói chuyện vì hàm răng giả)
Sự thật trên thế giới chắc chỉ có chưa tới 10 nha sĩ có tiếng tăm có thể làm cho bạn hàm răng sứ CÓ VẺ tự nhiên như thật, và có thể ăn nhai không trở ngại (chỉ có vẻ thôi, đồ giả thì vẫn không thể giống đồ thật). Những nơi đó giá 1 cái răng không phải là 1-2 triệu hay 10 triệu như hiện nay, mà gấp rất nhiều lần.
Và điều quan trọng là làm răng sứ CẦN THỜI GIAN chứ không phải đi mài răng xong dán sứ vào là xong
Trong quá trình làm phải dùng thử bộ răng sứ (bản sao Y của bộ răng mà mình sẽ xài vĩnh viễn) trong nhiều tuần, để ăn nhai và check khớp cắn, cần thì chỉnh sửa trên bản sao đó rồi mới sản xuất bộ răng vĩnh viễn (trong khi hiện tại làm mão sứ may mắn họ cho gắn thử trong 10 ngày max, còn mặt sứ như mình thậm chí không có cho thử gì. Cho nên chuyện chỉnh sửa rồi vẫn lệch lạc bạn sẽ phải gánh chịu, trừ khi phá bỏ làm lại. Mà phá bỏ làm lại có nghĩa là răng sẽ bị mài sâu hơn nữa, cấu trúc răng còn lại ít hơn nữa thì nguy cơ mất răng không xa)
*** Nếu đi « sắm » bộ răng sứ ở độ tuổi 20 thì khi bạn 50 tuổi bạn sẽ rất có khả năng « cắm » toàn bộ răng giả (cộng với số tiền bạn sẽ bỏ ra thêm để thay 2 hay 3 bộ răng sứ trong thời gian này, chưa kể mọi sự ĐAU ĐỚN mà bạn sẽ phải tự chịu MỘT MÌNH và ngày đêm – đổi cho vài lời khen ẢO của người dưng với hàm răng « đẹp » nhưng VÔ DỤNG của chính bạn) ***
Nên nhớ làm răng (hay bất cứ hình thức phẫu thuật thẩm mỹ nào) đều ảnh hưởng tới SỨC KHỎE chính mình. Không phải đi dán 1 bộ móng tay hay làm kiểu tóc. Một quyết định sai lầm bạn sẽ phải ***TRẢ GIÁ*** cho tới HẾT ĐỜI
Yêu cầu vật liệu làm răng sứ veneer
Khác với răng sứ dành cho bọc răng sứ có rất nhiều loại để khách hàng lựa chọn, dán sứ veneer yêu cầu cần làm từ dòng sứ thủy tinh cao cấp để đảm bảo độ cứng – độ mỏng – độ trong – độ che phủ tốt. Chỉ với một miếng dán mỏng từ 0.2 – 0.5mm nhưng cần có độ che phủ và chịu lực tốt. Mỗi dòng răng sứ sẽ có những ưu điểm nổi bật khác nhau về màu sắc – độ trong – độ tươi của miếng dán veneer để phù hợp với thẩm mỹ và đặc điểm riêng về màu răng gốc – màu da – màu môi – phong cách trang điểm của mỗi người.
Vật liệu dán sứ veneer trên thị trường
Hiện nay, trên các kênh thông tin mạng xã hội, khách hàng hoang mang bởi những dòng dán răng sứ hoặc răng sứ thẩm mỹ nghe tên rất sang chảnh và quý hiếm như: Sứ thạch anh, sứ kim cương non, sứ ngọc trai… Tuy nhiên, chỉ cần khách hàng search trên Google sẽ không tìm thấy được thông tin của nhà sản xuất, xuất xứ, thành phần cấu tạo của loại sứ đó. Hiện tại ở Việt Nam, chưa có bất kể đơn vị nào sản xuất được răng sứ (phôi sứ và bột sứ) – Nói cách khác, Việt Nam không sản xuất răng sứ, toàn bộ đều nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó đồng nghĩa rằng, khi bạn tìm kiếm tên của dòng sứ đó trên internet sẽ có wesite chính hãng, địa chỉ liên hệ và thông tin nhà sản xuất đầy đủ.
Ví dụ Miếng dán sứ Lisi của Nhật có màu trắng hơn so với dán răng sứ veneer Emax của Đức. Trong khi đó, dòng sứ Celtra Press của hãng Sirona Đức lại nổi tiếng về độ trong. Bạn xem ở đây để thêm chi tiết: Vật liệu dán sứ trong nha khoa
Xem thêm bài về dán sứ veneers có tốt không:
Tìm hiểu về dán sứ veneers- Công nghệ thẩm mỹ răng tiên tiến nhất hiện nay.
Dán răng sứ có bền không
Tác hại của dán sứ veneer, có nên làm răng sứ veneer không?
Răng sức hiện tại có những loại nào?