Chuyên viên nghiệp vụ kho bạc nhà nước làm gì? Lương bao nhiêu

Chuyên viên nghiệp vụ kho bạc nhà nước làm gì? chuyên viên nghiệp vụ kho bạc nhà nước là gì ?Lương bao nhiêu?Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì Chuyên viên là Ngạch công chức hành chính xếp cho người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học với nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Chuyên viên nghiệp vụ kho bạc nhà nước
Chuyên viên nghiệp vụ kho bạc nhà nước

Thuật ngữ chuyên viên thường được áp dụng trong các ngành nghề như: thuế, kho bạc, bác sỹ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư, hạ sĩ quan quân đội, y tá, kế toán, giáo dục, nhà khoa học, việc làm chuyên gia công nghệ, các nhân viên xã hội, các nghệ sĩ, chuyên gia thông tin, thủ tư và nhiều ngành nghề khác trong đơn vị hành chính nhà nước.

Tìm hiểu các ngạch chuyên viên chuẩn hiện nay

Trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam hiện nay, những cán bộ – công chức – viên chức – nhân viên được phân thành từng ngạch (bao gồm những người tương đương về năng lực, nghiệp vụ) và trong một ngạch có các bậc lương tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam có 05 ngạch công chức chính như sau:

Ngạch Chuyên viên cao cấp (01.001) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp…)
Ngạch Chuyên viên chính (01.002) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…)
Ngạch Chuyên viên (01.003) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên, Kiểm toán viên, kế toán viên…)
Ngạc  h Cán sự (01.004) – Hoặc tương đương (VD: Kế toán viên trung cấp, kiểm soát viên trung cấp, Kiểm tra viên trung cấp hải quan…)
Ngạch Nhân viên (01.005) – Hoặc tương đương (VD: Nhân viên đánh máy, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn thư…)

Ngạch chuyên viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên thường làm việc từ cấp Quận/ Huyện trở lên đến Cục – Vụ.

 

Bậc lương trong ngạch chuyên viên bao gồm 09 bậc, người mới bắt đầu chính thức nắm giữa ngạch này có hệ số lương khởi điểm là 2,34 sau đó tính theo thâm niên công tác sẽ được tăng lương lên các bậc tiếp theo (thông thường 2-3 năm tăng lương một lần). Hệ số lương cao nhất của ngạch chuyên viên là 4,98. Từ 06 năm nắm giữa ngạch chuyên viên, tùy năng lực và yêu cầu của cơ quan, đơn vị sẽ được đề xuất thi lên ngạch chuyên viên chính (những người thuộc diện quy hoạch có thể chuyển ngách sớm hơn).

 

Chuyên viên nghiệp vụ kho bạc nhà nước là gì

Ngạch chuyên viên kho bạc nhà nước là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…) của Kho bạc nhà nước quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên thường làm việc từ cấp Quận/ Huyện trở lên đến Cục – Vụ.

Ngạch chuyên viên kho bạc phân loại như sau là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

Định nghĩa này được nêu tại khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo đó, tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019, công chức gồm các ngạch sau đây:

– Chuyên viên cao cấp và tương đương;

– Chuyên viên chính và tương đương;

– Chuyên viên và tương đương;

– Cán sự và tương đương;

– Nhân viên.

 

Những yêu cầu của một chuyên viên chuyên nghiệp

Để trở thành chuyên viên, các bạn phải đảm bảo được các yêu cầu của một chuyên viên sau:

– Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao.

– Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý.

– Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu.

– Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

– Am hiểu thực tiễn, kinh tế – xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước.

Để trở thành một chuyên viên bạn cần hội đủ nhiều yếu tố

Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn khái niệm chuyên viên là gì cũng như những vấn đề liên quan đến nó. Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Câu hỏi thường gặp về Kho bạc nhà nước ?

Câu hỏi: Chức năng của Kho bạc Nhà nước là gì?

Trả lời:

Theo Điều 1 Quyết định 26/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính quy định:

1. Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

2. Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Câu hỏi: Cơ cấu tổ chức của cơ quan kho bạc địa phương được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

– Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:

+ Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Câu hỏi: Kho bạc Nhà nước được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Kho bạc nhà nước còn gọi là Ngân khố quốc gia, thực hiện chức năng quản lí tiền tệ của Nhà nước, quỹ ngân sách nhà nước, tài sản thuộc ngân sách nhà nước.

MẪu bảng lương viên chức kho bạc:

 

Sự khác nhau giữa kế toán kho bạc và chuyên viên kho bạc

 Nhiệm vụ của kế toán kho bạc nhà nước

Nhiệm vụ công việc của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước được quy định tại Điều 7 Thông tư 77/2017/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và các nghiệp vụ kho bạc nhà nước do Bộ trưởng BTC ban hành, theo đó: 

  1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn bộ hệ thống
  • Tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp
  • Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp
  • Các khoản vay và tình hình trả nợ của ngân sách nhà nước
  • Các loại tài sản do kho bạc nhà nước quản lý và các hoạt động của kho bạc nhà nước.

Bao gồm:

– Dự toán chi ngân sách nhà nước

– Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước các cấp

– Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích

– Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN

– Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân

– Các loại vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền

– Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của kho bạc nhà nước

– Các  tài sản quốc gia, kim khí quý, đá quý và các loại tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của kho bạc nhà nước

– Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống kho bạc nhà nước

– Các hoạt động nghiệp vụ khác của kho bạc nhà nước.

  1. Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của nhà nước. Liên quan đến thu chi ngân sách nhà nước, vay trả nợ của NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN
  2. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định

– Cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết. Theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành  tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định (kế toán kho bạc nhà nước)

– Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN

2. Công việc của kế toán kho bạc nhà nước

  • Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra trong hệ thống Kho bạc Nhà nước
  • Tổ chức quản lý hệ thống thông tin, tin học trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước
  • Quản lý công chức, viên chức, vốn và tài sản thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước
  • Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách nhà nước, thực hiện điều tiết thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền
  • Thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán ngân sách nhà nước được duyệt (kế toán kho bạc nhà nước)
  • Kiểm soát và thực hiện việc xuất, nhập các quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền
  • Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thành toán, giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, các nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước
  • Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, Công trái xây dựng tổ quốc…theo quy định của Chính phủ
  • Tổ chức kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ
  • Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại quốc doanh để giao dịch thanh toán giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng
  • Tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước.
  • Lưu trữ, bảo quản tài sản, tiềm và các chứng chỉ có giá của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, các nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước (kế toán kho bạc nhà nước)
  • Khi phát hiện đơn vị, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước vi phạm chế độ quản lý tài chính nhà nước, Kho bạc Nhà nước được tạm thời đình chỉ việc chi trả, thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);