Chuột Hamster mang thai bao lâu, Chuột hamster đẻ bao nhiêu con?

Chuột hamster đẻ được mấy lần, Chuột hamster đẻ được máy lần, Chuột Hamster mang thai bao lâu, Chuột hamster đẻ bao nhiêu con, cách nuôi ra sao? Chuột hamster khó sinh, Chuột hamster sinh non, Hamster sinh sản đồng huyết, Tại sao chuột hamster con chết Muốn Hamster sinh sản thì điều quan trọng đầu tiên là chọn giống và bắt cặp . Ngoài việc xem cặp Hams bố mẹ có chịu nhau không còn phải xem xét các đặc điểm để có thể cho ra một đời con khoẻ mạnh và xinh xắn . Tốt nhất nên chọn con bố mẹ có cùng kích thước và độ tuổi và tuyệt đối không được có cùng bố mẹ đời trước .

Chuột Hamster mang thai bao lâu, Chuột hamster đẻ bao nhiêu con?
Chuột Hamster mang thai bao lâu, Chuột hamster đẻ bao nhiêu con?

Chuột hamster đẻ bao nhiêu con?

Syrian Hamster thường sinh từ 8 đến 26 con trong 1 lứa , trung bình và thường thấy nhất là 14-16 con non trong 1 lứa .
Trong khi đó Russian Hamster thường sinh từ 4 đến 14 con trong một lứa và trung bình thường thấy là 8-10 con non cho 1 lứa đẻ .
Một sự thật là sinh càng ít con trong một lứa đẻ thì con non càng khoẻ và con mẹ cũng chăm con tốt hơn , càng nhiều con non trong một lứa đẻ thì con non yếu và có thể chết non , thậm chí đôi khi cả con mẹ cũng có thể bị suy nhược và chết .
Tất cả các loài Hamster đều có thời gian mang thai từ 24-32 ngày , sinh con và chăm sóc con non trong bóng tối . Hầu hết Hamster là những bà mẹ tốt nếu chúng ta không can dự quá sâu vào quá trình sinh sản và chăm sóc con của chúng .
Thời gian cụ thể :
Syrian Hamsters mang thai 16-18 ngày .
Russian Hamsters mang thai 18-21 ngày .
Chinese Hamsters mang thai 21-23 ngày .
Roborovski Hamsters mang thai 23-30 ngày .
Hybrid Hamsters (Hamster dòng lai) có ngày sinh không xác định nhưng cũng trong khoảng thời gian 32 ngày trở xuống
Syrian Hamsters có khả năng sinh sản từ 3-6 tuần tuổi nhưng tuyệt đối không nên cho chúng sinh sản sớm như vậy vì sẽ đưa đến những kết quả xấu . Một bà mẹ Hamster khi chưa phát triển đầy đủ sẽ dễ dàng bị stress , suy nhược , thiếu sữa và hậu quả là sẽ ăn thịt con non của nó . Để đảm bảo kết quả tốt nhất cho Hamster mẹ và đàn con chúng ta chỉ nên cho sinh sản khi đạt tối thiểu trên 3 tháng tuổi và mỗi lứa đẻ cách nhau ít nhất 2 tháng . Từ 12-14 tháng tuổi trở lên thời gian giữa 2 lứa đẻ nên cách xa hơn vì từ lứa tuổi này trở đi việc sinh sản của Hamster cái trở nên khó khăn hơn và đôi khi nguy hiểm tính mạng của Hamster mẹ . Sau 20 tháng tuổi tốt nhất không nên để Hamster cái sinh con .
Russian Hamsters & Roborovski Hamsters bắt đầu có khả năng sinh sản khi đạt 1 tháng tuổi nhưng lời khuyên thích hợp nhất là khi đạt 2 tháng tuổi trở lên . Vì là loài có thể sống theo bầy đàn nên chúng có những lứa đẻ sát nhau , thời gian giữa mỗi lứa đẻ đôi khi chỉ cần 3-5 tuần . Cũng giống như Syrian Hamsters , ở loài Russian Hamsters việc sinh sản của con cái bắt đầu nên hạn chế sau 12 tháng tuổi và sau 24 tháng tuổi đối với loài Roborovski Hamsters

VÀ MỘT VÀI KINH NGHIỆM CẦN THIẾT:

1. Kết đôi: nếu bắt cặp Hams cùng cha cùng mẹ thì chỉ được bắt cặp đời F1 mà thôi , nếu cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha thì có thể bắt cặp bình thường nhưng tỉ lệ dị tật là 10% => tốt nhất là không nên để các bé Hams bị đồng huyết , khuyến khích bắt cặp các bé Hams không liên quan họ hàng trong vòng 3 đời .
2. Chăm sóc : chuẩn bị sẵn một nơi có diện tích hẹp (1-2m vuông) và bảo đảm ít ánh sáng nhất ở mức có thể nhưng vẫn đủ quan sát bà mẹ và các em bé 1 cách bí mật . Sau đó thay 1 lớp lót nền dày và cho nhiều thức ăn và để Hamster mẹ tự do chăm sóc con (nên tách con bố ra) . Chỉ can thiệp khi thấy con mẹ ăn con hay có con non chết thì phải lấy xác ra ngay . Khi con non được 4 tuần tuổi thì có thể tách mẹ hoàn toàn .


3. Dinh dưỡng :
Russian Hamsters là loài ăn chủ yếu là hoa cỏ và hạt giống nên chỉ cần cung cấp thêm phomai loại ít béo và giàu canxi để con mẹ có đủ sữa , đạm và sữa giàu canxi giúp con non khoẻ là đủ .
Syrian Hamsters là loài ăn thịt nên khi mang thai và sau đó nên cung cấp thêm các loại chất đạm trực tiếp ngoài phomai . Trong trường hợp thiếu chất đạm và chất thịt thì con mẹ sẽ ăn con non đến khi đủ sức mới ngưng . Các loại thực phẩm dạng thịt-cá có thể cho ăn mà không làm Hams hung tính : tôm khô , cá cơm sấy khô , tép-ruốc sấy khô , chà bông các loại , trứng , chả lụa các loại , thịt (heo , gà) luộc hay nướng chín không nêm nếm và không dầu mỡ , côn trùng nhỏ (dế , châu chấu , nhộng) đã chế biến (nướng sơ hay nấu chín) .
4. Lưu ý : không chạm vào hay bế ẵm con mẹ trong khoảng 4 tuần nuôi con đầu tiên , không cầm con non khi chưa đủ 2 tuần tuổi , không cho ăn thức ăn sống có mùi tanh và không thay lót chuồng hay bất cứ hành dộng nào làm xáo trộn ổ của chúng trong 1 tháng kể từ ngày sinh .
* Nhận biết hams mang thai
– Dấu hiệu đầu tiên khi hams mang thai thì sẽ là bới mùn cưa, xới chừa những khoảng trắng và uống nước rất nhiều.
– 2 tuần trước khi sinh nhổ lông vú (tuy nhiên đây cũng chưa fai là dấu hiệu chắc chắn để đảm bảo bé hams mang thai) và camp, robo, ww, panda có 8 cái ti, con Syrian tới 16 cái.
– Sau khi nhỗ lông vú, chừng 5,6 ngày sau, bạn sẽ thấy bé của mình dường như mập lên, phần bụng.
– 5, 6 ngày tiếp theo, bạn quan sát vú của các bé, nếu bé mang thai bạn có thể sẽ thấy rất rõ đầu vú trắng trắng.
– 4 ngày tiếp theo, giai đoạn này bạn có thể chắc chắn bé hams của mình mang bầu vì phần bụng trở nên to và bạn có thể sờ dc các bé babies. Tuy nhiên đối với những bé hams mập, số lượng con lại ít thì bạn sẽ ko nhận ra dc và nếu tinh 1 chút, bạn có thể chắc chắn nhờ các dấu hiệu trên.

* 2 hamster khác giống có sinh sản dc ko?

– Nếu pé của bạn là campbell thì phối với winter white dc, còn với bear hay robo thì hoàn toàn ko.
– Tuy nhiên phối camp vớ ww thì khó đẻ. VD như camp 1 tháng đẻ 1 lứa thì ww + camp 2,3 tháng đẻ 1 lứa, có khi còn lâu hơn.
* Ép hams:
– Một số loài có thể sinh sản từ 2-3 tháng tuổi,nhưng cũng có loài từ 4-6 tuần tuổi.
– Hamster là loài thường sống 1 mình,vậy nên muốn ép chúng với con đực cần 1 thời gian làm quen = cách nuôi gần nhau
– Nếu hamster cái chưa sẵn sàng,chúng sẽ cố gằng đẩy con đực lăn ra = cách dũi mũi xuống dưới bụng con đực ~~> phải tách chúng ra
– Có 1 số loại hamster tấn công con khi mới đẻ (điển hình là loại Syrian) -> phải tách con đực trc khi cái mang bầu nhưng cũng có 1 số loại con đực sẽ giúp đỡ con cái trong thời gian mang thai. Nếu chúng ta muốn chúng đẻ tiếp lứa sau thì nên giữ chúng trong thời gian sinh đẻ vì khi tách chuồng,có khả năng chúng sẽ ko chịu nhau nữa trong lần sau.
– Khi bạn đã có ý định ép hams thì nên để các bé trg chuồng nhỏ hơn, như vậy tỷ lệ thành công sẽ cao.

* 2 bé hams hợp nhau để sinh sản:

– Tốt nhất là nên cùng loài, cùng kích thước và độ tuổi
– Nếu như con đực hay con cái có vẻ nhỏ và khi dc để chung với nhau có dấu hiệu cắn nhau chảy máu thì nên tách ra nuôi riêng hoặc cũng có thể áp dụng cách (phải kiên nhẫn):
Nuôi 2 bé cùng 1 chuồng, ngăn ra làm 2, mỗi bên 1 bé cho các bé ngửi wen mùi và nhìn thấy nhau thường xuyên
Thường xuyên thay đổi chỗ ở liên tục của 2 bé, nghĩa là sẽ đổi wa dổi lại cho các bé nhận biết mùi của nhau rõ ràng hơn.
Cho gặp nhau nhiều hơn và định kì.
– Nếu con cái có dấu hiệu nằm im, con đực tới cắn cắn liếm liếm nhưng ko có máu thì 2 bè đã chấp nhận nhau.
* Độ tuổi mang thai hợp lý
– Đối với camp, panda thì tốt nhất 2 tháng tuổi
– Với robo, Paige nghĩ nên là 4 tháng tuổi trở lên
– Với bear thì đã có thể mang bầu từ 6 tuần tuổi nhưng tốt nhất nên mang thai ở độ tuổi từ 4 tháng trở lên
– Nếu như các bé hams mang thai trước độ tuổi đó thì việc bạn cần làm là phải cực kì cẩn thẩn, chăm sóc các bé thật tốt, thật kĩ càng thì mọi việc sẽ đâu vào đó. Với những trường hợp như vậy, quan trọng là ở bạn.
* Làm sao biết dc các bé hams “ấy ấy” thành công (vấn đề này hơi tế nhị nhưng do quans át nhìu wa nên rút dc vài kinh nghiệm, nói thẳng lun, có j ghê wa mọi ng nương tay ^^)
– Bạn quan sát khi các bé hams ấy ấy, nếu chỉ là giựt giựt thì khả năng thành công chỉ là 50%, còn khi thấy con đực nắm dc con cái và giữ yên trong vòng 1p đến 2p, sau khi buông ra con đực không có dấu hiệu rượt theo con cái mà như nằm nghỉ mệt thì khả năng thành công là 90% (với các bé của Paige thì theo P thấy, khả năng là 100% rùi, chỉ là ko đếm dc bao nhiêu lần để dự đoán số babies trong bụng thui ^^).
* Bear mang bầu:
– Khi bear hay smile có bầu thì con cái sẽ rất dữ tính đánh đuổi con đực ghê lắm.
– Sau đó là lót 1 cái ổ rất to và tha rất nhìu thức ăn vào cất trong ổ.
– Nhổ lông bụng lộ rõ 2 hàng vú.
– 1 tuần trước ngày sinh bạn sẽ thấy bụng tròn căng nhìn là thấy ngay.
* Việc nuôi chung con đực khi con cái đẻ:
Có 1 số bạn nuôi con đực chung với con cái ngay từ khi mang bầu đến lúc sinh con luôn. 1 số vấn đề bạn cần lưu ý:
– Nếu trong thời gian mang thai, 2 con bố và mẹ không có dấu hiệu cắn nhau thì cứ tiếp tục nuôi chung. Nhưng mà cắn nhau là bạn phải tách
– Khi con cái sinh babies rồi:
Bạn quan sát nếu thấy con đực vẫn tiếp tục “ấy ấy” con cái thì bắt buộc phải tách ra. Nguyên nhân là do nếu con cái đang trong thời gian chăm con lại mang bầu tiếp thì đa số sẽ chăm sóc ko tốt đàn con, việc đẻ liên tiếp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con mẹ.
Còn nếu bé đực hiền, bạn quan sát ko có dấu hiệu j xảy ra ngoài việc bé ý chạy wheel , rùi chạy lại liếm liếm bầy con với sự đồng ý của con mẹ, thì uki, bạn đang có 1 gia đình hạnh phúc.
Mỗi bé 1 tích cách, bạn là chủ, phải hiểu các bé của mình. Nếu bé đực của bạn khá dữ, ko đồng ý có sự xuất hiện của các con khác ngoài vợ của mình thì bạn phải tách, hoặc là khi các bé babies dc sinh ra, con đực cắn thì tách ngay.
Cũng có những bé đực năng động, hay chạy xung quanh chuồng, thì lời khuyên cho bạn là nên tách vì bé chạy nhảy nhiều sẽ đạp lên con con.
– Tùy loài và tính từng con bố, và ngoài robo, các loài khác tốt nhất là nên tách để đảm bảo an toàn, cũng như bạn các bạn sẽ yên tâm hơn

* Sinh non:
Hamsters mang thai dưới 20 ngày là sinh non nhưng con non vẫn sẽ khoẻ nếu đc chăm sóc tốt và trường hợp sinh non chỉ xảy ra khi Hams dưới 4 tháng tuổi
* Sự chăm sóc con mẹ khi mới sinh con non và sau khi chăm sóc đàn con:
– Phải có sự chuẩn bị trước nếu nhận biết dc dấu hiệu mang thai của các bé.
– Khi các bé đang sinh, tốt nhất là ko nên làm động các bé, có thể quan sát cho tới lúc các bé sinh xong. Còn khi các bạn ko quan sát dc thì:
Nếu là sáng sớm thức dậy và ban ngày phát hiện ra thì nhẹ nhàng che chuồng thôi.
Còn là buổi tối khi bạn đi đâu đó về, thì nên mở đèn ngủ và vào kiểm tra các bé trước.
Đó là sự chuẩn bị 1 cách kĩ càng ^^, nhất là với bear, bạn phải thật cẩn thận.
– Từ 1 đến 3 ngày đầu nên để nhìu đồ ăn và nước uống. Tốt nhất nên để các loại thức ăn có nhìu protein để các bé có sữa cho các babies
– Nếu bé thân với bạn, cứ chơi với bé bình thường, như bé trèo tay mình, cứ bế bé lên âu yếm, thậm chí đối với camp, bạn hoàn toàn có thể bế babies. Tuy nhiên các bạn chỉ nên làm nếu như chắc chắn rằng bé rất thân với mình.
– Bắt đầu từ đây cho đến khi babies dc 1 tuần rưỡi, lúc này đám nhóc sẽ bò lung tung, bò long nhong và có thể ăn những j có thể . Nếu như các bạn có thấy các babies ăn cục phân của con mẹ thì cứ yên tâm, đó là 1 dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Giai đoạn này, bạn nên rải thức ăn cho các bé, thức ăn nên là những loại hạt nhỏ tốt nhất hạt kê, bạn cũng có thể giã thức ăn từ những đồ ăn lớn để phong phú thêm về vấn đề ăn uống cho các bé.
+ Lúc này các bé cũng đã có thể uống nc, chỉ cần kê sát bình nc xuống vừa tầm với của các bé là ổn.
– 2 tuần mở mắt, con mẹ vẫn chăm sóc với đầy đủ dinh dưỡng như 1,2 ngày đầu
+ Có thể thay mùn cưa mới
– 3 tuần, bạn có thể tách con non.
+ Nếu trg trường hợp này, thấy con mẹ gầy xom hay có vẻ yếu thì bạn nên tách trg giai đoạn này hay 1 tháng rưỡi bạn tách cũng ko sao.
– Sau khi tách con con, đừng vội để con bố vào, bạn cứ dưỡng cho các bé 1,2 tuần để lấy lại sực khỏe cũng như sẽ giúp những bé cái dữ làm wen lại với con đực dễ hơn.
– Đàn babies chăm sóc bình thường.
* Vấn đề về việc ăn con của các hams mẹ:
– Không phải bé hams nào cũng ăn con, và có những lý do khiến các bé ăn con:
Do trong thời gian nuôi con, các bé bị làm động, chẳng hạn như bé mới sinh, bạn chưa chuẩn bị kịp, lúc này mới lo che chuồng, để nhiều đồ ăn…. cho bé khiến bé bị động, stress sẽ ăn con. Thường xảy ra đối với bear.
Do thiếu chất, sự ăn uống ko dc chuẩn bị kĩ càng. Nên bổ sung chất đạm trong thời gian bé mang thai như cho bé ăn superworm.
Do không biết cách nuôi con, đàn con chết, bé sẽ ăn con mình.
Do thói quen, 1 số bé lần mang thai đầu ăn con, theo thói quen những lần sau vẫn ăn con, trường hợp này bạn ko nên cho bé mang thai nữa. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhẹ nhàng đối với những bé lần đầu mang thai, do không có kinh nghiệm dẫn đến đàn con chết, sẽ ăn con, tuy nhiên lần mang thai thứ 2, có những bé sẽ chăm con cực tốt.
* Cách hạn chế việc ăn con của các con mẹ:
+ Chuẩn bị kĩ càng của bạn khi biết các bé mang thai (quan trọng nhất) như tách con bố, thay mùn cưa, che chuồng, ko làm động…
+ Nếu như phát hiện bé ăn con thì quan sát tình hình, nếu cứ tiếp tục, nên tách đám con ra và để wa cho 1 con mẹ khác đang nuôi con chăm sóc, nếu không có con mẹ nào đang nuôi con thì bạn sẽ phải tự nuôi: cứ cách 1 tiếng đút sữa cho các bé 1 lần (rất cực).
* Cho các bé babies hams ăn đầy đủ chất:
– Vấn đề này cũng đã dc nói ở trên nhưng để cho rõ ràng thì nói lại:
Hạt kê
Thức ăn giã ra (ví dụ như hộp milk and cheese có những hạt rất lớn, bạn có thể lấy và giã nhỏ ra)
Phomai, sữa ( cho ăn uống cách tuần và hạn chế)
Rau củ ( nên cho ăn 1,2 lần trong tháng đối với những loại rau củ nhiều nước khi bạn thấy mấy bé chán thức ăn khô mới cho ăn rau củ và ăn ít thôi)
* Xảy thai:
Trường hợp này rất ít khi nào xảy ra, nếu có thì dấu hiệu sẽ là chảy máu, bé sẽ ốm yếu, ít hoạt bát và khả năng die là rất cao.
* Kiến + thằn lằn:
Đây cũng là 1 vấn đề cần quan tâm, khi các bé sinh thì mùi máu rất dễ lôi kéo đàn kiến nên các cách để khắc phục:
Lôi chuồng đặt trên cái bàn nào đó có 4 chân , dưới 4 chân có chén nước chống kiến.
Dùng phấn diệt kiến rắc xung quanh.
Dùng long não để quanh chuồng, or dùng long não nước xịt xung quanh.
Với các con khác thì tốt nhất nên che chắn chuồng cực kì cẩn thận.
* Hams mẹ ngưng cho bú:
– Xảy ra khi các bé babies dc chừng 2 tuần rưỡi, con mẹ hết sữa sẽ ko cho con bú nữa, bạn cần phải để đồ ăn nhỏ khi tụi babies dc 1 tuần rưỡi
– Có những bé mới sinh chừng 5,6 ngày ngưng cho con bú là do hết sữa, bạn nên bổ sung thức ăn nhìu dinh dưỡng cho bé như uống sữa, ăn phomai…
_ Đối với phomai và sữa, các bạn phải lưu ý tuyệt đối là ko cho ăn quá nhiều, cách ngày ra.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);