Loại cá cảnh nào dễ nuôi nhất

Việc nuôi cá gì cho phù hợp với đặc trưng nhỏ, gọn của các loại bể cá mini để bàn luôn là một câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc, chúng ta cùng điểm qua một vài loại cá vừa giữ vệ sinh cho không gian hồ, vừa dễ sống trong không gian nhỏ hẹp này nhé.Danh sách các loại cá cảnh thích hợp nuôi trong bể thủy sinh ( tùy loại cá người chơi yêu thích và lựa chọn cho bể thủy sinh của gia đình )
Loại cá cảnh nào dễ nuôi nhất
Loại cá cảnh nào dễ nuôi nhất

Nguyên tắc nuôi cá:

Tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau;  không cạnh tranh thức ăn; tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có; chống chịu tốt với điều kiện môi trường.
 
1- Cá dữ nuôi với cá dữ (ăn thịt)
2- Cá lành nuôi với cá lành

Ý nghĩa của cá trong phong thủy khi nuôi cá

1. Sự thịnh vượng và tài lộc

Cá có khả năng tạo năng lượng tích cực cho không gian xung quanh, cân bằng trong môi trường và mang lại sự yên bình. Khi được nuôi và chăm sóc tốt, cá có thể thu hút tài lộc và sự thịnh vượng cho gia đình thể hiện bằng việc cá bơi khỏe mạnh, biểu thị cho sức khỏe và thịnh vượng của gia đình.

2. Nước – biểu tượng của dòng tiền

Trong phong thủy, nước tượng trưng cho tiền bạc và cơ hội. Do đó, có cá nuôi ở bể trong nhà có thể mang lại cảm giác về dòng tiền luôn luôn chảy vào.

3. Sự may mắn và bình yên

Việc ngắm cá bơi qua bơi lại giúp giảm căng thẳng và tạo ra một không gian yên bình trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả. Có thể để chiếc bể cá nho nhỏ ngay bàn làm việc để giải tỏa áp lực.

Loại cá cảnh nào dễ nuôi nhất

 
– Cá bày màu, hay còn gọi là cá guppy : Đây là loài cá dễ nuôi nhất, dễ sinh sản. Cá bảy màu chợ có giá khoảng 10k /cặp ( giá đã lâu ko cập nhật ah )
– Cá ngựa vằn có thân mỏng hay hơi dẹp bên, có 2 cặp râu. Cá cái hơi lớn hơn cá đực, có bụng tròn hơn. Lưng màu ôliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét trang trí của hông rất đặc trưng.Ở cá đực, màu nền là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải ra suốt chiều dài của cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Bức họa này cũng lặp lại trên vây hậu môn. Vây lưng màu ôliu, viền trắng lam, trong khi các vây ngực và vây bụng lại không có màu. Khe mang mang những vệt màu lam hơi khó phân biệt. Đầu mõm và bụng trắng bạc óng ánh
– Cá đuôi kiếm với đặc điểm cá trống có chiếc đuôi kiếm dài nổi bật. Chiếc đuôi này không phải là vũ khí mà chỉ là vật trang trí giúp cá trống đẹp hơn trong mắt cá mái.
– Các bình tích, mô ly, trân châu, hòa lan …. có thể nuôi chung theo bầy, chúng sinh sản nhiều và nhanh,
– Cá tứ vân, xê can, sức sống mãnh liệt, nhanh nhẹn, tuy nhiên chúng thường có tật rĩa vẩy các loài cá khác. – Cá xê can hiện nay cũng đã được lai tạo thêm vài màu sắc đẹp, đại diện là dòng albino khá đẹp
– Cá cánh bườm ngũ sắc rất nhanh nhẹn và có nhiều màu sắc sinh động, tạo nên không gian muôn màu cho bể cá thủy sinh của bạn
– Cá sặc gấm, cá sặc lửa( các loài liên quan như sặc trân châu, mã giáp ): đẻ trứng, nên thả rong vào hồ cho cá ẩn trú. Kích thước khoảng 4 – 6 cm, thân có dạng hình oval, màu xanh pha nâu, trên mình có những dãy điểm màu xếp thành từng đôi, gồm những điểm xanh lam hay lục, xiên và hẹp làm cho cá có vẻ như có vạch. Phần trước bụng cá màu xanh dương, vây lưng và vây hậu môn dài, vây đuôi dạng quạt, vây bụng có dạng sợi và kéo dài. Tất cả các vây trừ vây ngực thì viền đỏ, xen những chấm đỏ như máu.
– Cá mã giáp, sặc trân châu có tập tính giống cá sặc lửa ở trên, chúng có sức sống dẻo dai
– Cá phượng hoàng ngũ sắc, vây dài đẹp, còn màu sắc của chúng thì không còn chỗ chê . Hiện nay đã lai tạo ra cá dòng cá phượng hoàng xanh lam, phượng hoàng lùn trong lạ mắt và giá chúng cao hơn, gấp đôi cá phượng hoàng ngũ sắc.
– Cá nô lệ vàng, cá mút rong nuôi trong bể thủy sinh rất phù hợp và sinh động, giá khoảng 30k/cặp
– Cá Dĩa ( có giá khoảng 50 – đến 300k/con. Nhưng con cá dĩa đẹp có giá cả triệu đồng. Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh rất đẹp, tuy nhiên cá dĩa hơi khó nuôi trong môi trường thủy sinh,
– Cá hồng tử kỳ hay còn gọi là cá hồng nhung
 

Một số loài cây thủy sinh thích hợp khi nuôi cá cảnh

Tép Bạc gợi ý cho bạn một số loài cây thích hợp để nuôi trong bể kính cá cảnh như sau:

– Thủy Diệp Lan (Cryptocoryne).

– Cây ổ sao cánh (Microsorum pteropus).

– Cỏ Năng (Eleocharis acicularis).

– Cây rau mát (Sagittaria).

– Thủy Phượng Vĩ (Azolla filiculoides).

– Rêu bèo (Riccia Fluitans).

– Rau đắng biển (Bacopa monnieri).

Cách nuôi cá cảnh không bị chết

 
Để nuôi cá cảnh không bị chết, ngoài việc chọn nuôi các dòng cá dễ nuôi thì các bạn cần chú ý thêm 1 số kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá cảnh như sau:
1/ Điều quan trọng nhất là cần chú ý đến chất lượng nước khi nuôi cá
– Nước máy có chứa khí clo là nguyên nhân chính khi các bạn thay nước làm cá bị chết. Vì vậy cần chứa nước máy trong bể chứa ở nơi thoáng mát trên 12h để khí clo trong nước bóc hết sau đó mới cho vào hồ cá để nuôi. Nếu quá bận rộn có thể sử dụng dung dịch khử clo mua ở cửa hàng cá cảnh 10k/chai.
– Nước giếng nếu bị nhiễm phèn thì cần xử lý phèn trước khi nuôi cá, có thể xử lý phèn bằng thang hoạt tính. Nếu nước không bị nhiễm phèn, người sử dụng uống được thì chỉ cần trữ nước vài tiếng đồng hồ trong bể chứa, nhưng cần bật sủi oxi thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng PH lên (Vì nước giếng độ PH thấp cũng như hàm lượng oxi ít)
2/ Thay nước hồ cá không đúng cách cũng là nguyên nhân cá chết
– Cá thường chết nguyên nhân là các bạn thay nước trong hồ 100% làm cá bị sock nước và chết, tức là tuyệt đối không nên hút hết nước trong hồ cá ra và đổ nước mới vào mà cần làm theo quy trình như sau:
+ Dùng ống nhựa xiphong rà sát đáy hồ để hút cặn bã dưới đáy hồ ra, khi lượng nước trong hồ rút xuống còn khoảng 50% thì ta bắt đầu ngừng, và chêm nước mới đã xử lý ở bước 1 vào.
+ 1 tuần thay nước từ 1 đến 2 lần tùy vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước ( 1 lần thay không quá 50% nước)
3/ Cách duy chuyển cá sang hồ mới
– Việc các bạn duy chuyển vớt cá nhiều lần sang các hồ khác sẽ làm cá nhát, bị stress, thậm chí là rách vây, trày vãy. Thường là bị stress ít nhiều nên các bạn khó nhận ra được điều này.
(Cá bị tress có thể núp ở đáy, cạnh hồ, bỏ ăn…)
– Khi vớt cá sang hồ mới cần chú ý đến độ nhiệt độ và độ PH của nước 2 bể phải gần giống nhau để tránh cá bị sock nước
4/ Cho cá ăn không đúng cách cũng làm cá chết
– Bạn sẽ vô tình làm cá chết vì quá thương nó bằng cách cho ăn no và nhiều sẽ làm cho cá bị bội thực, đầy bụng và chết. Đa số các loài cá có tập tính thấy mồi là đớp nên bạn sẽ nhầm tưởng cá ăn chưa no và cho ăn nhiều sẽ làm cá chết.
– Cho cá ăn thích hợp là 2 lần/ngày sáng và chiều (mỗi lần cho ăn sau 15 phút là dùng ống nhựa bơm tay hút cặn bã dư thừa ra để nguồn nước sạch không nhiễm bệnh)
– Quên cho cá ăn trong thời gian dài sẽ làm cá bị còi, suy nhược và chết. Tuy nhiên nếu bận việc gì đó mà không có thời gian cho cá ăn 2,3 ngày thì cũng không sao.
5/ Nhiệt độ và ánh sáng hồ cá
– Vào mùa đông lạnh, nhiệt độ trong hồ bị giảm xuống vì thế cần có nắp đậy hồ cá để tránh thoát nhiệt, kết hợp sử dụng cây sưởi tăng nhiệt độ cho hồ cá (Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 25 đến 30 độ C)
– Ánh sáng cũng không quá quan trọng, cần đặt hồ nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp, nếu nơi đặt bể hơi tối thì có thể dùng đèn công suất nhỏ bật không quá 8h/ngày.
6/ Lượng oxi và máy lọc nước
– Cần có máy sủi oxi liên tục 24h/24h giờ. Nếu bể rộng trên 60cm thì cần thêm máy lọc nước
Khi sử dụng máy lọc cần chú ý việc máy lọc hút cá nhỏ và động nước quá mạnh làm các loại cá nhỏ bị đuối sức.
7/ Cá cắn rỉa vậy nhau
– Tránh nuôi các loài cá có kích thước chênh lệch nhau quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cá lớn nuốt cá bé. (cá lớn cắn cá bé)
– Cần tìm hiểu kỹ đặc tính các loài cá nhỏ mà lại có tính cắn rỉa vây các loài cá lớn, chậm chạp, vây dài… để tránh nuôi chung (Cá bé cắn cá lớn)
– Chọn các loài cá hiền lành và có khả năng nuôi chung với nhau.
8/ Chọn bể nuôi cá
– Hạn chế nuôi cá trong các chậu thủy tinh vì diện tích nhỏ thiếu oxi, nước mau bẩn dễ gây bệnh, thay nước liên tục vì nước bẩn cũng làm cá sock nước và chết. Vì thế nếu sử dụng bể thủy tinh nhỏ chỉ có thể nuôi cá betta(cá xiêm đá) và 1 số loài có khả năng sống trong mồi trường chật hẹp và cá có khả năng chịu được môi trường nước ghèo oxi.
 

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);