Xử lý bể cá bị rêu: cách phòng, cách xử lý

Xử lý bể cá bị rêu: cách phòng, cách xử lý .Cách xử lý nước hồ cá bị đục như thế nào để mang lại hiệu quả cao mà vẫn tiết kiệm chi phí và thời gian là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người nuôi cá. Bởi hiện tượng nước hồ đục là điều thường xuyên diễn ra. Nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn cá.

Xử lý bể cá bị rêu: cách phòng, cách xử lý
Xử lý bể cá bị rêu: cách phòng, cách xử lý

Xử lý bể cá bị rêu: cách phòng, cách xử lý (sưu tầm)

Xử lý bể cá bị rêu: cách phòng, cách xử lý . Việc sử dụng lọc thác và vật liệu lọc bị mọc rêu tảo. Đây là một lưu ý để Anh/em khi chơi nên để ý hoặc quyết định sử dụng lọc treo.

Vì khi có ánh sáng và nước thì tảo nâu sẽ mọc lên khá nhanh và bịt kín bể mặt của vll, điều này có thể khiến hiệu quả nuôi vi sinh của vật liệu lọc kém đi.

Thả nhiều tép vs ốc, thả thêm bèo che bớt ánh sáng , có một số nguyên nhân khiến nước bể cá của bạn chuyển sang màu xanh lá cây và cá chết, bao gồm:

  • Nước máy có hàm lượng chất dinh dưỡng cao: Nước máy ở Việt Nam thường có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là nitrat và phosphate. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tảo. Khi hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước cao, tảo sẽ phát triển nhanh chóng và gây ra hiện tượng nước xanh lá cây.
  • Bể cá không được vệ sinh thường xuyên: Bể cá không được vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ chất thải của cá và thức ăn thừa, tạo điều kiện cho tảo phát triển.
  • Cá ăn quá nhiều: Cá ăn quá nhiều sẽ thải ra nhiều chất thải trong nước, làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và tạo điều kiện cho tảo phát triển.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Sử dụng bộ lọc nước chất lượng tốt: Bộ lọc nước sẽ giúp loại bỏ chất thải của cá và thức ăn thừa, từ đó giảm thiểu hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước.
  • Vệ sinh bể cá thường xuyên: Bạn nên thay nước bể cá 1-2 lần/tuần và vệ sinh bể cá định kỳ để loại bỏ chất thải và rêu bám trên thành bể.
  • Cho cá ăn vừa đủ: Bạn nên cho cá ăn vừa đủ, không nên cho ăn quá nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm hóa học để diệt tảo, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Dưới đây là một số sản phẩm hóa học diệt tảo phổ biến:

  • Thuốc tím: Thuốc tím là một loại hóa chất có tác dụng diệt tảo hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thuốc tím theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Thuốc diệt tảo: Thuốc diệt tảo là một loại hóa chất chuyên dụng có tác dụng diệt tảo. Bạn có thể sử dụng thuốc diệt tảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng nước bể cá chuyển sang màu xanh lá cây và cá chết.

Mình đã từng nuôi oranda và betta, oranda nuôi cảnh còn betta nuôi bán thì có 1 ít kinh nghiệm(mình ko phải chuyên gia nên ko quá rành):
 
1. Lí do: Về việc mà lên rêu xanh(rêu như tóc, mọc dày) thì mình thường gặp nhất ở hồ oranda – có thể do việc nuôi trên sân thượng gặp trực tiếp nhiều nắng và do chất bẩn của tụi này :censored:
 
2. Xử lý: Mình xử dụng 1 vài con ốc táo trong hồ và sử dụng đèn UV cho vào lọc song song dùng lưới để che bớt nắng trực tiếp.
 
* Nhớ thay nước tùy theo kích cỡ hồ/lọc/loại cá bạn nuôi như thế nào, nước thì nước máy(dùng chai khử clo) để ra ngoài phơi 10p rồi mới thay. Và chăm vi sinh thôi là nước rất lâu đục.
 
Hồ lên rêu nhưng rêu nền hồ chứ ko có rêu tóc nữa và tụi ốc thì sẽ dọn mớ đó 😀
 
Còn mớ cá betta thì ít bị vụ rêu tóc, chỉ có phơi keo/hồ ngoài nắng nên bị rêu tảo ở nền à.
 
Nuôi cá mà chết thì bình thường à bạn, từ từ nuôi quen rồi hiểu con cá mình nuôi thì khỏe re.

Rêu nước xanh có nguy hiểm cho cá không?

Rêu nước xanh sẽ không gây hại cho cá. Thực chất, chúng còn giúp tái tạo lại môi trường sống tự nhiên của một số loài.

Đối với cây thủy sinh cũng vậy. Rêu nước xanh không trực tiếp gây hại cho cây. Tuy nhiên, nếu để lâu, khi tình trạng rêu bị nặng thì chúng có thể hút dưỡng và che mất ánh sáng của cây thủy sinh. Khiến cho cây yếu dần và chết. 

Nguyên nhân gây rêu nước xanh

Hầu hết mọi loại rêu hại đều bị gây ra bởi 3 nguyên nhân, đó là do bạn không kiểm soát được ánh sáng, dinh dưỡng và không chăm sóc cho bể định kì. 

1. Quá nhiều ánh sáng

Tảo phù du là một loài thực vật. Và bạn biết rồi đấy, thực vật sống dựa vào ánh sáng. Quá nhiều ánh sáng sẽ tạo môi trường hoàn hảo để rêu nước xanh phát triển. Đây là lý do rêu nước xanh là vấn đề cực kì phổ biến đối với các bể cá ngoài trời – nơi hứng ánh sáng từ mặt trời cả ngày. 

Bạn có thể đã chiếu sáng quá lâu hoặc chiếu sáng quá mạnh, mặc dù bể cá không trồng nhiều cây. Trong trường hợp này, giảm cường độ chiếu sáng là cách giải quyết đơn giản để xử lý rêu nước xanh. 

Thay vì phải bật tắt đèn bể bằng tay thì bạn nên mua một ổ cắm hẹn giờ để có thể kiểm soát thời gian chiếu sáng tốt hơn. 

Nếu bể cá của bạn hứng ánh sáng mặt trời thì bể cũng sẽ dễ bị rêu nước xanh. Thông thường, bạn cần đặt bể tại nơi khuất ánh sáng tự nhiên bởi đó là nguồn sáng khó để có thể kiểm soát. 

2. Bể có quá nhiều dưỡng

Với lượng dưỡng đầy đủ, cây cối có thể phát triển tốt, khỏe mạnh. Quá nhiều dưỡng có thể tạo vô số vấn đề cho bể thủy sinh, có thể khiến bể cá thành một mớ rêu hỗn độn. 

Ánh sáng + dinh dưỡng dư thừa là công thức hoàn hảo để cho rêu hại bùng phát mạnh. Bể cá có thể có được dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau. 

Nguồn dinh dưỡng đầu tiên là từ bộ phân nền. Khi mới làm bể, phân nền sẽ nhả dưỡng rất mạnh, đó là lý do những bể cá mới làm sẽ dễ bị rêu hại hơn. 

Hai là dưỡng có thể đến từ thức ăn cho cá và phân cá. Phân và thức ăn cho cá là nguồn phốt pho và nitơ tuyệt vời cho cây thủy sinh. Nếu bạn cho cá ăn quá nhiều thì lượng dinh dưỡng này sẽ bị tích tụ lại và tạo rêu hại cho bể cá. 

Ngoài ra, dinh dưỡng có thể đến từ phân nước bạn châm thêm hoặc có sẵn từ nguồn nước máy. 

 Bể cá không được chăm sóc định kì

Dù bạn có thích hay không thì bể cá nào cũng cần phải được chăm sóc định kì. 90% vấn đề bạn gặp phải có thể được tránh bằng cách thực hiện những bước chăm sóc cho bể cơ bản. 

Nếu bạn không muốn làm vậy thì bạn có thể sẽ chỉ loại bỏ được rêu nước xanh trong một khoảng thời gian ngắn trước khi chúng quay trở lại. 

Đây là những việc bạn cần phải làm để giữ cho bể thủy sinh khỏe mạnh:

  • Thay nước cho bể thường xuyên
  • Rửa lọc định kỳ
  • Hút cặn đáy bể định kỳ
  • Dọn dẹp cây thủy sinh chết

Cách để xử lý rêu nước xanh, và khiến cho nước trong trở lại

Bây giờ bạn đã biết được một ít về nguyên nhân khiến cho bể bị rêu nước xanh, tiếp theo là học cách trị dứt điểm chúng. Một số phương pháp bên dưới sẽ là phương pháp trị rêu trực tiếp, một số khác là trị nguyên nhân tạo rêu. Bạn cần phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt kết quả tốt nhất. 

Một khi đã trị được rêu nước xanh, chúng vẫn có thể quay lại. Vậy nên bạn vẫn cần phải chăm sóc bể thường xuyên. 

Vệ sinh, dọn rong rêu trong bể

Rong, rêu, tảo là một trong những nguyên nhân dẫn tới hồ cá bị đục. Vì vậy, cần phải chú ý vệ sinh, dọn rong rêu trong bể.

Điều này sẽ khiến cho hồ trong sạch hơn, cá có môi trường thuận lợi hơn để phát triển.

Bạn có thể bàn chải hoặc máy lọc rong rêu để loại bỏ chúng khỏi hồ cá. Đồng thời, kiểm soát ánh sáng và thời gian chiếu sáng hợp lý. Từ đó, hạn chế sự phát triển của rong rêu và tảo.

Kiểm soát lượng thức ăn của cá

Việc kiểm soát lượng thức ăn của cá rất quan trọng. Vì nếu thiếu, cá sẽ không có đủ năng lượng để phát triển. Nếu dư thừa sẽ gây ra tình trạng đục trong bể. Chính vì vậy, một trong những cách xử lý nước hồ cá bị đục là cần phải kiểm soát chặt vấn đề này.

Ban đầu, hãy đưa vào một lượng thức ăn nhất định. Sau đó, quan sát mức độ ăn của cá. Nếu thấy thiếu, hãy thêm vào từng chút một và theo dõi cho đến khi tìm được định lượng phù hợp. Nếu thừa, hãy rút bớt lượng thức ăn để tránh làm đục bể.

Lưu ý: Nếu cá phát triển thì nhu cầu sử dụng thức ăn sẽ tăng lên. Vì vậy, bạn không nên giữ một mức thức ăn cố định.

Kiểm soát ánh sáng

  • Ánh sáng tác động khá lớn đến sự phát triển của rêu, tảo trong các hồ cá, hồ thủy sinh.
  • Do đó, cần kiểm soát ánh sáng để ngăn chặn sự hình thành, phát triển của rêu tảo. Đây là 1 cách xử lý nước hồ, bể cá cảnh bị đục.
  • Nên mua đèn thủy sinh để chiếu sáng. Điều này không chỉ mang lại vẻ đẹp cho hồ cá mà còn có tác dụng kiểm soát rêu và tảo.
  • Không nên để hồ cá tiếp xúc trực tiếp và lâu dài dưới ánh nắng mặt trời.

 

Nuôi cá dọn bể

Cá dọn bể là một trong những cách xử lý hồ cá bị đục đơn giản, tiết kiệm thời gian nhất. Bởi các loài cá này có khả năng ăn hết các loại thực ăn thừa, chất thải của các loài cá khác, rong rêu trong bể.

Nuôi cá dọn bể phòng tránh nước bị đục

Chỉ cần thêm một vài chú cá dọn bể trong hồ, bạn sẽ thấy hồ ít bị đục hơn. Vì vậy, sẽ không cần phải thay nước thường xuyên mà vẫn có được môi trường trong lành cho cá phát triển.

Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể

Rêu nước xanh có thể xuất hiện là nhờ dinh dưỡng dư thừa trong bể cá. Ngoài những nguồn dinh dưỡng có sẵn từ bể cá ra như là từ phân nền, từ nguồn nước thì dinh dưỡng có thể đến từ thức ăn cho cá. Tức là bạn càng nuôi nhiều cá, càng cho cá ăn nhiều thì chúng sẽ càng thải nhiều. Các loại dinh dưỡng như là ni tơ, phốt pho từ phân cá và thức ăn thừa có thể khiến cho rêu hại bùng phát nếu bạn không biết kiểm soát. 

Việc châm thêm phân nước quá tay cũng sẽ khiến cho dinh dưỡng cho bể dư thừa. Nếu bạn có thể sử dụng nước lọc RO thì càng tốt. Nguồn nước máy bình thường cũng có chứa lượng dinh dưỡng nhất định. Dinh dưỡng cũng như các tạp chất trong nước sẽ được lọc gần hết bằng bộ lọc nước RO. 

Tóm lại, bạn cần:

  • Tránh nuôi quá nhiều cá
  • Tránh cho cá ăn quá nhiều
  • Sử dụng phân nước đúng liều lượng

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);