Thiết lập một bộ lọc bể cá đơn giản, ổn định như thế nào?

Thiết lập một bộ lọc bể cá đơn giản, ổn định như thế nào? Máy lọc bể cá còn có nhiều tên gọi khác như: bộ lọc bể cá, bộ lọc nước bể cá, máy bơm lọc nước, máy bơm lọc bể cá, máy lọc nước bể cá. Nó chính là thiết bị có chức năng lọc làm sạch nước trong bể cá hay bể thủy sinh nhờ vào các lớp lọc được trang bị trong bộ lọc. Máy lọc bể cá giúp xử lý sạch các chất thải, chất độc và khí độc trôi lơ lửng trong nước làm cho hồ cá được trong sạch, giàu oxy giúp các sinh vật trong hồ sống khỏe mạnh hơn.

Thiết lập một bộ lọc bể cá đơn giản, ổn định như thế nào?
Thiết lập một bộ lọc bể cá đơn giản, ổn định như thế nào?

Cấu tạo một bộ lọc bể cá đơn giản, ổn định như thế nào?

Cấu tạo thông thường của một máy lọc có 3 lớp lọc đó là: lớp lọc cơ học, lớp lọc hóa học, và lớp lọc sinh học.

– Lớp lọc cơ học (lọc thô) là nơi xảy ra quá trình bắt lấy các hạt, chất bẩn li ti lơ lửng trong nước nhờ vào các vật liệu lọc ví dụ như bông lọc.

– Lớp lọc hóa học (lọc hóa chất) là nơi xảy quá trình xử lý các hóa chất độc hại có trong nước nhờ vào các vật liệu lọc như gốm lọc, than hoạt tính (carbon), san hô vụn.. Lớp lọc hóa học có mục đích chính là hấp thu các chất dinh dưỡng thừa hoặc các hóa chất từ bể nuôi.

– Lớp lọc sinh học (lọc vi sinh) là nơi xảy ra sự phân hủy của vi khuẩn khác nhau. Được gọi là chu kỳ nitơ hóa nơi mà các chất thải, thức ăn thừa, và nấm bị phá vỡ tạo ra Amoniac. Amoniac là chất độc có ảnh hưởng xấu cho các sinh vật trong hồ cá cảnh, nếu có đủ không gian cho các vi khuẩn có lợi phát triển, chu kỳ nitơ hóa sẽ tiếp tục làm việc giúp khử Nitrat cho hồ cá (chuyển hóa từ NH3/Amoniac -> NO2/Nitrit -> NO3/Nitrat -> N2/Nitơ bay lên). Một bộ lọc sinh học tốt là bộ lọc cung cấp đủ oxy và có không gian cho các vi khuẩn phát triển.

Bùi nhùi – Vật liệu lọc tối ưu cho hồ cá

J-Mat hay còn gọi là bùi nhùi, thường được dùng để lọc nước và tăng khả năng thoát nước cho hồ cá. Đây là một trong những vật liệu lọc dùng cho hồ cá tốt nhất, được nhiều người áp dụng nhờ đặc điểm dễ sử dụng và tái sử dụng được nhiều lần. Bạn có thể cắt bùi nhùi theo kích thước mà mình mong muốn để phù hợp với không gian của hồ cá và chúng được sắp xếp ở phần dưới của ngăn lọc.

Các loại vật liệu lọc dùng cho hồ cá

Vật liệu lọc dùng cho hồ cá – Bông lọc

Bông lọc (Bông gòn) có khả năng lọc hết các chất cặn bẩn như thức ăn thừa, phân của cá thải ra. Bông thường được đặt ở ngăn đầu tiên của hệ thống lọc và đặt thành nhiều lớp bông để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, bông lọc rất dễ dơ và hay tắc nghẽn, cần phải vệ sinh thường xuyên.

Dùng nham thạch để lọc hồ cá

Sử dụng nham thạch làm vật liệu lọc dùng cho hồ cá sẽ tạo ra môi trường sinh sống, phát triển cho các vi sinh vật để chúng phân hủy chất hữu cơ, giúp cho hồ cá của bạn luôn được sạch sẽ thông qua các lỗ li ti. Nham thạch có giá thành rẻ, độ bền cao, dùng được nhiều lần và được sắp xếp ở ngăn thứ hai, thứ ba để làm vật liệu lọc cơ học và lọc vi sinh.

Các loại vật liệu lọc dùng cho hồ cá

Sứ lọc

Một vật liệu lọc mà bạn không thể bỏ qua đó chính là sứ lọc, chúng được dùng rất phổ biến nhờ tích hợp nhiều công dụng như tăng cường trao đổi chất, loại bỏ kim loại nặng trong nước, phân giải chất hữu cơ và làm biến mất các chất độc hại. Ngoài ra, sứ lọc còn bổ sung vi lượng, khoáng chất thiết yếu cho hồ cá cùng khả năng kìm hãm sự phát triển của tảo,…

Sứ đá lọc là vật liệu lọc không thể thiếu trong hồ
( sứ thanh, sứ viên,sứ bi,hào ion,sanho, lông vũ,nham thạch,
– Được gia công theo công nghệ sinh học .
– Có tác dụng giảm thiểu mùi tanh của nước ,làm trong nước,lọc kim loại nặng,vấn đề về tảo sẽ được giảm thiểu và vi khuẩn có hại sẽ được kiểm soát .
-Đây là loại vật liệu lọc rất quan trọng trong hệ thống lọc nước , là nơi cư trú cho nhiều loại vi sinh vật có lợi có tác dụng phân hủy các loại bã thải hưu cơ cung cấp các loại vi chất giúp chất lượng nước bể cá của bạn luôn luôn trong sạch .

Gốm lọc

Để tạo ra gốm lọc, người ta phải nung gốm với nhiệt độ 1300 độ C trong suốt 60 tiếng, tạo ra vật liệu có cấu trúc rất xốp, bề mặt lớn, tạo điều kiện cho khối lượng vi khuẩn vi sinh cư trú. Nhờ đó mà các lỗ của bộ máy lọc cơ khí cũng được hoàn thiện và đẩy lùi cặn bẩn, chất rắn hữu cơ cực kì nhanh chóng. Gốm lọc thường được xếp ở dưới nham thạch, bông lọc nhằm tăng hiệu quả thoát nước cho hồ cá.

Dùng san hô vụn để lọc hồ cá của bạn

San hô vụn là loại vật liệu lọc dùng cho hồ cá có chức năng tương tự như nham thạch và gốm lọc. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng tăng độ pH cho nước, nên người dùng cần lưu ý khi sử dụng. San hô vụn thường được sử dụng trong bể cá nước mặn hoặc bể cá nhà hàng.

Nham thạch

Nham thạch là vật liệu lọc bể cá cũng có hiệu suất tương đương với sứ lọc, tuy nhiên giá thành lại rẻ hơn. Nham thạch được lấy từ các núi lửa, cấu trúc xốp và bề mặt có hàng vạn lỗ nhỏ li ti thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi trú ngụ và phát triển , giúp cho sự phân hủy các chất hữu cơ có trong nước diễn ra nhanh hơn.

Để hồ cá được sạch sẽ, dùng quả lọc Bio Ball

Quả lọc Bio Ball dùng để làm nơi cho vi sinh vật có chỗ bám vào, đồng thời tăng khả năng hòa tan oxy vào trong nước. Vật liệu này thường được đặt ở ngay ngăn thoát nước cuối cùng để lọc nhớt cùng các chất cặn bã.

Ngoài ra, hạt Kaldnes, than hoạt tính, đá lọc asen cũng được sử dụng làm vật liệu lọc dùng cho hồ cá. Mỗi vật liệu có những đặc điểm và công dụng riêng, thích hợp với từng loại hồ cá của người chơi. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích và tìm kiếm được sự lựa chọn phù hợp với mình.

Bộ hút mặt cho hồ cá coi

– Hút mặt hồ cá koi dùng để loại bỏ váng bề mặt, các loại rác trôi nổi, lá cây, thức ăn thừa.
– Các loại rác kích thước lớn được giữ lại trong một giỏ rác nhỏ, có quai xách, giúp bạn dễ dàng loại bỏ thủ công.
– Hút mặt hàng công ty nên thẩm mỹ cao, chất lượng
– Hút mặt gồm phi 34, 42, 48, 60. Có các loại


👉Hút mặt Lamera Thường và Lõi inox
👉Hút mặt nhấp nhô
👉Hút mặt xẻ rãnh xoay và không xoay

 

Thiết lập một bộ lọc bể cá đơn giản :Bèo là bộ lọc xịn xò nhất cho bể

Chắc nhiều bạn biết cây thủy sinh nói riêng cũng như thực vật nói chung hấp thụ rất tốt các loại chất thải do động vật cũng như vi sinh vật tạo ra trong nước và trong đất. Việc 1 bể thủy sinh trồng nhiều cây sẽ giúp điều hòa nước cực tốt, hạn chế tối đa cá bị ngộ độc do nước bẩn. Nếu lượng cây trồng trong bể cá đủ, gần như vài tháng bạn không phải thay nước mà cá vẫn khỏe, nước trong veo. Mình xin trích dẫn 1 đoạn về mô hình Aquaponics (Trồng cây nuôi cá – Mô hình tuần hoàn tự làm sạch nước)


“Hệ thống Aquaponics hoạt động nhờ nguyên tắc cộng sinh của hệ sinh thái: Cây – Vi Sinh Vật – Cá. Trong quá trình cá sinh sống sẽ thải ra các chất thải, chất bài tiết và đây là nguyên nhân gây ô nhiễm, làm cá bị chết. Tuy nhiên, trong hệ thống Aquaponics, các loại vi sinh vật, vi khuẩn sẽ nitrat hóa các chất thải,chất bài tiết từ cá để tạo thành các muối nitrat và nitrit. Các loài cây trồng sẽ hấp thu các loại chất này để phát triển. Trong quá trình hấp thu đó sẽ lọc sạch nguồn nước, trả lại cho cá một môi trường sống phù hợp. Cùng với đó là cá sẽ ăn các loại rong rêu từ cây trồng và phát triển.

Thức ăn cho cá là đầu vào chính của hệ thống Aquaponics. Cá sử dụng thức ăn và bài tiết chất thải, với 50% ở dạng amoniac từ nước tiểu, phần còn lại là phân sẽ trải qua quá trình khoáng hóa. Trong quá trình dị dưỡng, vi khuẩn tiêu thụ chất thải của cá, các vật chất thực vật và thực phẩm thừa rồi chuyển đổi thành các hợp chất amoniac và các chất khác.

Nguyên lý hoạt động của lọc bằng bèo

Yếu tố giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống Aquaponics là vi sinh vật. Vi khuẩn cho hệ thống Aquaponics sẽ tự phát triển và giúp hệ thống vận hành ổn định mà không cần bổ sung. Vi khuẩn phát triển mạnh trong các bể cạn trồng cây, giúp chuyển hóa chất thải từ bể nuôi cá thành dạng dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng phát triển mà không cần phải cung cấp thêm phân bón. Các loại vi khuẩn tham gia vào quá trình chuyển hóa chất thải từ cá thành chất dinh dưỡng cho cây trồng là Nitrosomonas chuyển hóa amoniac thành nitrit. Nitrit sau đó sẽ được chuyển hóa thành nitrate nhờ Nitrobacter, các loài thực vật sau đó có thể tiêu thụ nitrate để phát triển.”


Bộ phận trong cây thủy sinh tốt nhất để giúp hấp thụ chất thải của bể cá chính là bộ rễ. Tuy nhiên, không phải loại cây thủy sinh nào cũng có khả năng hấp thụ và xử lý nhanh các chất thải do bể cá tạo ra. Nhiều loại có bộ rễ rất lớn nhưng thường cần bám vào phân nền để trực tiếp lấy chất dinh dưỡng vì chúng không thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng tan trong nước.
Nhiều loại rong có thể sống trôi nổi trên mặt nước nhưng không có rễ và nó hấp thu khá kém. Nhưng đặc biệt bèo thì có 1 bộ rễ rất dày và chúng nổi trên mặt nước. Cách thức hấp thụ dinh dưỡng duy nhất của bèo là lấy dinh dưỡng từ các chất tan trong nước ( Chính những chất tan trong nước này gây cá ngộ độc) nên bộ rễ bèo được thiết kế chuyên cho việc này.
Chắc không ít bạn ở đây có 1 tuổi thơ đi câu cá ở các ao đầy bèo dưới quê. Chúng ta sẽ dễ thấy rằng những ao dày đặc bèo thì nước trong veo, nhìn thấy tận đáy đúng không các bạn 😀
Trong bể thủy sinh, hoặc bể ngoài trời, bèo còn giúp che bớt ảnh sáng và hấp thụ hết dinh dưỡng tan trong nước giúp hạn chế tối đa rêu tảo hại.
Lưu ý: Bạn nào nuôi cá vàng cá chép thì không nên thả bèo nhé, chúng sẽ chén sạch đó ^^ 

Cá nhân mình thích béo cái nhất vì bộ rễ chùm của nó là nơi chứa nhiều thức ăn cho cá, lọc nước tốt, sinh trưởng tốt, sống khỏe

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);