Kỹ năng sơ cứu cho trẻ- Làm gì khi trẻ bị sặc cháo lên mũi?

Các mẹo cần ghi nhớ để sơ cứu cho bé khi xảy ra sự cố ,Những cách sơ cứu cơ bản cho bé, Dạy trẻ cách sơ cứu, Cách sơ cứu khi trẻ bị khó thở, Kỹ năng sơ cứu cho trẻ, Sơ cứu bạn đầu cho trẻ mầm non, Các cách sơ cứu cho trẻ em, Cách xử lý khi trẻ bị tím tái, Làm gì khi trẻ bị sặc cháo lên mũi

Làm gì khi trẻ bị sặc cháo & sữa, bột?

Thứ ba – 30/07/2019 14:47 3.473 0
 
Sặc sữa, cháo và bột khi ăn là tai nạn dị vật đường thở thường hay gặp nhất đối với trẻ em. Đặc biệt bột hoặc cháo xay nhuyễn có độ quánh cao, khi trẻ bị sặc có thể bít hết cả đường thở làm cho trẻ khó thở, tím tái,…có thể tử vong ngay sau 5-10 phút. 
 

Nguyên nhân thường gặp là do cha mẹ cho trẻ ăn không đúng tư thế, ép trẻ ăn khi đang quấy khóc. Trẻ đang ăn đột ngột bị ho sặc sụa, khó thở, tím tái, mắt trợn, không khóc được, trường hợp nặng có thể thấy sữa, cháo hoặc bột trào ra từ mũi, miệng của trẻ…, khi thấy có dấu hiệu này cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị sặc. Ngay lúc này phụ huynh cần phải biết cách sơ cấp cứu cho trẻ đúng cách.
Sơ cấp cứu khi trẻ bị sặc: 
– Khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái…cần cho trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay, đỡ đầu trẻ bằng lòng bàn tay, dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ ở giữa hai xương bả vai, sau đó lật bé lại quan sát. Nếu thấy trẻ khóc được, hết tím tái cần chuyển nhanh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi. 
– Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn dứt khoát 5 cái vào nửa dưới xương ức để tống dị vật ra ngoài. 
Có thể lặp lại động tác từ 5-6 lần cho đến khi trẻ khóc được, hồng hào.
– Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Chú ý cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, điều này càng khiến dị vật vào sâu hơn, trẻ càng khó thở hơn.

 

Những cách phòng tránh nguy cơ sặc sữa, bột và cháo ở trẻ nhỏ:
– Đặt trẻ nằm đầu cao khi cho bú. Khi bú sữa bình, đặt bình sữa vuông góc với vùng miệng của trẻ.
– Khi bú xong đặt trẻ lên vai, dùng tay vỗ nhẹ vào vùng lưng. Sau đó đặt trẻ xuống giường và nằm đầu cao.
– Khi trẻ ăn cháo, không nên ép trẻ ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, chạy nhảy.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất cần ghi nhớ: Trong mọi trường hợp, người trông giữ trẻ phải được học cách sơ cứu ngạt, tắc đường thở đúng cách.

10 CÁCH SƠ CỨU CHO TRẺ MÀ CHA MẸ NÀO CŨNG PHẢI NẮM RÕ.

Bản thân vừa là bác sỹ, vừa là 1 người mẹ, nên tôi hiểu việc các mẹ chăm sóc con vất vả như nào. Đôi khi con gặp những tình trạng nguy cấp nếu cha mẹ không biết cách sơ cứu sẽ rất gây nguy hiểm cho con, nên tôi chia sẻ cho cha mẹ cách sơ cứu như sau:

1.Bé bị nôn trớ 
Khi bé vừa nôn xong thì mẹ cần làm 1 số động tác để cho chất nôn ra không bị sặc vào trong phổi. Nếu bé còn nhỏ mẹ để bé nằm xuống, nghiêng qua 1 bên còn bé lớn cho ngồi trong lòng mẹ, 1 tay đỡ chán 1 tay đỡ ngực của bé nghiêng nhẹ về phía trước để cho chất nôn nôn hết ra bên ngoài sau đó thay đồ cho bé, lau người để mùi chất nôn không còn vương trên người bé, nếu còn mùi bé dễ bị nôn tiếp sau đo cho bé nghỉ ngơi và uống từng ngụm nhỏ.

2.Bé bị sốt cao co giật
Thường gặp ở các cháu từ 6th – 5t. Dấu hiệu cho biết bé sẽ bị co giật. Thứ nhất bé sốt cao đột ngột 39 độ sau đó giật tay, chân, đầu. kéo dài tối đa 15p và ngủ li bì. Cần đánh thức trẻ và sơ cứu trẻ: tạo không gian thoáng mát, nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ trang phục của bé, đặt bé nằm nơi bằng phẳng. Dùng khăn mềm để đặt vào miệng trẻ. Đặt trẻ nằm đầu hơi cao nghiêng 1 bên để tránh trẻ nôn ói trào ngược trở lại vào phỗi dễ viêm phổi. Dùng thuốc nhét hậu môn giảm sốt và lau bằng nước ấm lau khắp người vùng trán, nách, bẹn, đùi. Sau đó mặc quần áo và cho con đến bệnh viện.

3. Bé bị bỏng
Ở nhà các bé hay bị bỏng lửa, nước, dầu mỡ,bô xe… thì ngay lập tức, dùng nước lạnh xả lên vết bỏng để bớt sức nóng của vết bỏng và giảm đau ít nhất 10p, không bôi bất kì loại thuốc gì, che phủ vết bỏng bằng gạt cho bé.

4. Bé bị hóc dị vật
Nếu bé quá nhỏ chưa biết bảo thì các mẹ cần nhận biết tự nhiên con ho dữ dội, tím tái, khó thở. Cách sơ cứu, đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, cổ hơi ngửa ra để đường thở thẳng. Dùng gót bàn tay, vỗ dứt khoát giữa 2 bả vai 5 cái. Kiểm tra xem dị vật ra chưa, nếu chưa thì ấn ngực, đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp, cổ ngửa, dùng 2 ngón tay giữa đường nối liền vú, ấn mạnh dứt khoát 5 cái.

5. Bé bị bong gân, gãy xương
Nếu bé bị bong gân, hãy dùng đá lạnh chườm lên vết thương để giảm sưng và đau trước khi đi cấp cứu.
Nẹp chân nếu bị gãy
Nếu bé bị gãy xương, hãy dùng hai thanh gỗ nẹp phần gãy cố định trước khi đến bệnh viện.

6. Bé bị nuốt phải xà phòng
Nếu bé nuốt phải xà phòng, ngay lập tức hay cho bé ngậm một viên kẹo ngọt. Trong vài phút, kẹo sẽ làm tan xà phòng và bé sẽ thấy bình thường trở lại. Nếu chỉ giảm triệu chứng, nên đưa bé đến bệnh viện.

7. Bé bị chảy máu cam
Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở. Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.

8. Bé bị dập ngón tay, chân, sưng tấy
Đưa ngón tay, chân lên cao và dùng đá lạnh đã bọc khăn để chườm nhằm giảm sưng tấy. Sau đó đem bé đến bệnh viện để kiểm tra các tổn thương khác.

9. Bé bị giật điện
Trước hết, đừng vì mất bình tĩnh để biến mình thành nạn nhân tiếp theo. Hãy chắc chắn nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạc dây điện khỏi người bé. Sau đó kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé còn thở, đặt bé nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao. Trường hợp trẻ ngưng thở hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại. Nhanh chóng chuyển viện để trẻ tiếp tục được cấp cứu kịp thời.

10. Bé bị ngã tiếp xúc vùng đầu
Nếu bé chỉ bị đau mà không ngất, chỉ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc trạm y tế gần nhất. Nhưng nếu trẻ óc dấu hiệu bất tỉnh, chảy máu mũi hoặc miệng, nôn ói, chân tay co giật nên đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.

Trong lúc di chuyển, tránh không để trẻ di động, đặt người thẳng, đầu hơi thấp hơn so với chân, mặt nghiêng về một phía để phòng bé nôn không bị sặc ngược trở lại vào khí quản. Tuyệt đối không cho trẻ uống hoặc ăn thêm bất cứ thứ gì.

Trong suốt 36 tiếng đầu sau cấp cứu, theo dõi bé liên tục để xem các dấu hiệu bất thường. Thỉnh thoảng lay bé xem có tỉnh không vì nếu có hiện tượng chảy máu não, bé sẽ rơi vào hôn mê sâu.

Cách sơ cứu các tai nạn trẻ thường gặp ở nhà

10/08/2015 | 08:17 AM

   |  

(Làm Mẹ) – Các tai nạn xảy ra ở trẻ ngày càng phổ biến. Do vậy, các bậc cha mẹ cần phải hiểu biết về các kiến thức sơ cấp cứu các tai nạn này.

Hóc xương cá

Vị trí hóc thường ở họng, thành họng sau, thực quản… Biểu hiện của hóc xương là đau khi nuốt, nuốt vướng. Nếu để muộn sau 24 giờ có thể có biến chứng viêm tấy hoặc áp-xe nơi xương hóc. Biểu hiện sốt, nuốt đau, không ăn uống được.

– Nuốt cơm

Khi bị hóc xương chỉ cần nhai mà nuốt một miếng cơm dẻo thật to. Xương cá nhỏ sẽ trôi đi nhanh chóng.

Khi bị hóc xương chỉ cần nhai mà nuốt một miếng cơm dẻo thật to. Xương cá nhỏ sẽ trôi đi nhanh chóng.

– Ngậm và nuốt vỏ cam

Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.

– Sử dụng tỏi và đường

Lấy một tép tỏi cắt làm đôi bịt vào hai lỗ mũi. Đồng thời lấy một muỗng đường cát trắng bỏ vào miệng nuốt (không dùng nước). Nếu chưa khỏi thì làm thêm một lần như thế nữa, xương cá sẽ tự trôi xuống dạ dày.

Vết rách da hoặc trầy xước

Sơ cứu: Nếu có chảy máu, trước tiên hãy dùng một chiếc khăn sạch ấn chặt vào vết thường cho đến khi máu hết chảy (khoảng từ 3 – 15 phút).

Rửa sạch vết thương dưới vòi nước ấm và thấm nhẹ cho khô.

Nếu vết thương bị dính bụi bẩn hoặc do động vật cào, hãy rửa bằng nước và xát nhẹ với xà phòng.

Nếu da bị rách, bôi một lớp mỏng mỡ kháng sinh thông thường (như Neosporin hoặc Bacitracin), sau đó che vết thường bằng băng hoặc băng dính.

Nếu không thể cầm máu sau vài lần thử bằng cách ấn trực tiếp, hãy gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến phòng cấp cứu.

Nếu da bị lóc một mảng lớn, hãy gói nó vào một mảnh vải sạch, ẩm, cho vào túi và đặt lên miếng đá lạnh – bác sĩ có thể khâu lại chỗ da đó. Vết cắn của động vật khiến da bị rách sâu cần được bác sĩ xem xét

Chăm sóc: Chấm mỡ kháng sinh và thay băng mới hàng ngày (hoặc hai ngày một lần, nếu vết thương rộng hoặc sâu) cho đến khi vết rách liền lại, sao cho bé không thể đụng chạm vào đó.

Nếu vết thương có vẻ có mủ hoặc bị sưng, nề hay đỏ, thì cần đưa bé đến ngay bác sĩ để xử lý nhiễm trùng.

Sau khi vết thương đã liền, bôi kem chống nắng có chỉ số 30 cho đến khi nó mờ đi, vì da mới liền dễ bị bắt nắng, khiến cho sẹo lộ rõ hơn.

Vết bỏng

Sơ cứu: Ngay lập tức để vết bỏng dưới vòi nước mát hoặc đắp một chiếc khăn ướt và mát lên vết bỏng cho đến khi đau dịu đi. Che những nốt phỏng nhỏ bằng băng hoặc gạc; gọi bác sĩ càng sớm càng tốt nếu vết bỏng nằm trên mặt, tay hoặc bộ phận sinh dục, hoặc nếu nó lớn hơn 3cm ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể.

Nếu vết bỏng có vẻ sâu – da có màu trắng hoặc nâu và khô – hãy đến phòng khám cấp cứu. Nếu vết bỏng chiếm từ 1/10 cơ thể trở lên, không sử dụng gạc lạnh; gọi cấp cứu và dùng một tấm vải sạch hoặc chăn sạch phủ cho bé để đề phòng hạ thân nhiệt cho đến khi có sự trợ giúp.

Chăm sóc: Không tự chọc vỡ nốt phỏng. Nếu da bị rách, bôi kem kháng sinh và che vùng bị bỏng bằng băng hoặc gạc cho đến khi vết bỏng liền. Để ý xem vết bỏng có bị đỏ, sưng, nề hoặc chảy dịch – những dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bạn có biết? Bỏng do thức ăn hoặc chất lỏng nóng là tai nạn bỏng hay gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Chảy máu mũi

Sơ cứu: Cho bé ngồi thẳng, nhưng đừng ngửa đầu ra sau. Nới lỏng áo quanh cổ. Kẹp lấy đầu mũi sát hai cánh mũi và cho trẻ cúi ra trước trong khi bạn tiếp tục giữ chặt trong 5 – 10 phút. Đừng thả ra và kiểm tra mũi; máu có thể chảy lâu hơn.

Chăm sóc: Nếu chảy máu mũi là do chấn thương, giảm sưng bằng cách đặt túi chườm đá lên sống mũi sau khi máu đã chảy chậm lại. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy sau 10 phút hoặc sau đó lại chảy lại, hãy gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Dằm hoặc mảnh thủy tinh

Sơ cứu: Dùng xà phòng và nước để rửa quanh chỗ dằm đâm. Dùng cồn lau sạch một chiếc nhíp và nhẹ nhàng rút cái dằm ra. Rửa lại một lần nữa.

Nếu dằm cứng và khó lấy, hãy để nguyên một ngày xem liệu nó có tự ra không.

Nếu bé giẫm phải mảnh thủy tinh và bạn không thể dễ dàng lấy ra được, hãy dùng khăn sạch quấn nhẹ chỗ bị thương và tới ngay cơ sở y tế.

Hỏi bác sĩ xem có cần chụp phim không cho dù bạn nghĩ mảnh thủy tinh đã bật ra ngoài; việc chụp phim sẽ phát hiện ra những mảnh vụn có thể dẫn tới nhiễm trùng.

 

Chăm sóc: Nếu dằm không ra sau vài ngày hoặc khiến bé bị đau, chỗ dằm đâm bị đỏ hoặc có mủ, hãy đến gặp bác sĩ để lấy nó ra một cách an toàn.

Chấn thương mắt

Sơ cứu: Khi bé bị đau nhiều, thường xuyên chảy nước mắt, sợ ánh sáng hoặc nhìn mờ sau khi bị va đập vào mắt, hãy đặt vào mắt một chiếc khăn ướt và mát rồi đến ngay cơ sở y tế. Bé có thể bị vết thương ở bề mặt mắt cần điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ theo đơn bác sĩ và sẽ liền trong vòng 48 giờ. Nếu bị hóa chất bắn vào mắt, hãy giữ cho mắt bé mở và rửa bằng nước ấm và gọi cấp cứu.

Chăm sóc: Theo dõi đau và các vấn đề về thị lực trong vài tuần sau khi bị chấn thương mắt. Chúng có thể là dấu hiệu của viêm mống mắt do chấn thương hoặc vết thương ở sâu hơn.

Côn trùng hoặc ong đốt

Sơ cứu: Nếu côn trùng để lại ngòi, dùng móng tay hoặc thẻ nhựa cào nhẹ lên da để lấy ngòi ra mà không làm gãy. (Dùng nhíp để kẹp vào ngòi có thể khiến nọc độc thoát ra nhiều hơn).

Gọi cấp cứu nếu bé bị khó thở, ho hoặc khàn tiếng, nổi mề đay, sưng môi hoặc lưỡi.

Theo dõi: Để trị ngứa, đắp một miếng gạc lạnh lên chỗ vết thương trong một phút, hoặc bôi lotion alamine, kem hydrocortisone 1% hoặc thuốc kháng histamin tại chỗ (nếu da không bị rách hoặc trầy xước).

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi bé bị ve đốt. Bác sĩ có thể muốn xét nghiệm bệnh Lyme và các bệnh khác do ve truyền.

Trẻ bị điện giật

Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim.

Khi trẻ bị điện giật hãy ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.

– Trước hết cần phải bình tĩnh, đừng hốt hoảng và kêu mọi người xung quanh giúp đỡ.

– Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

– Nếu trẻ còn tỉnh: an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.

+ Vỗ mạnh 3 – 5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.

 

+ Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.

+ Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.

Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nguồn:http://phunutoday.vn/​

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);