Cách sửa chữa sai lầm, Ý nghĩa của việc sửa chữa sai lầm,

Cách sửa chữa sai lầm, Ý nghĩa của việc sửa chữa sai lầm, Biết sai biết sửa, Những sai lầm của Bác Hồ, Có những sai lầm không thể sửa chữa được, Đức tính chăm chỉ, Biểu hiện của chăm chỉ, Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính cần Biết sai thì sửa, biết yếu kém thì chăm chỉ… Thật khó khăn để đem lỗi của mình nói trước đại chúng. Tất cả chúng ta đều ít nhiều vì muốn bảo vệ cái “ngã” của bản thân mà che giấu lỗi lầm, nếu có thú tội thì cũng tìm cách lấp liếm, biện bạch hòng làm nhẹ tội đi, làm như bất đắc dĩ lắm mình mới phải phạm tội. Đâu phải ai cũng dám thừa nhận mình thực sự có khởi tâm tham, sân, si khi làm ác, vì nó đe dọa trực tiếp đến hình ảnh tốt đẹp của bản thân mà trong vô thức chúng ta luôn cố tạo ra trước mắt mọi người.

Cách sửa chữa sai lầm

Bảo vệ cái ngã giả tạm là bệnh của chúng sinh. Vì vậy mà dối mình, dối người rồi lại tạo nghiệp, chẳng khác gì con tằm tự nhả tơ để tạo thành cái kén, rồi vì cái kén ấy mà bị thả vào nồi nước sôi, tự mình hủy hoại lấy chính mình.

Thế mà những người đã từng làm ác ấy lại nói hết, nói tất cả các tội ác, nói một cách thành thật, chi tiết. Việc này làm tôi không khỏi ngưỡng mộ lòng dũng cảm và tâm chí thành sám hối của họ. Đối diện với lòng mình để nhìn nhận sai lầm đã khó, đối diện với ngàn vạn người để thừa nhận mình đã sai lại càng khó hơn.

Đôi khi, tôi lại nghĩ trong số những người đã từng tạo ác ấy, biết đâu có những vị Bồ-tát hóa thân để giáo hóa chúng sinh. Cõi này Thánh phàm đồng cư, mắt người thường không thấy hết được. Chớ thấy người ta trước kia làm ác, hiện nay làm ác mà khởi tâm khinh rẻ, thù hận, biết đâu chừng trong ấy có một bậc mang tinh thần Đại Sĩ, vì chúng sinh kiên cường ngang bướng mà hiện thân như vậy để dạy dỗ, để đem ánh sáng Phật pháp diệu kỳ đến cho những con người chìm ngập trong tội ác tưởng chừng không chuyển hóa nổi.

Rồi tôi nghĩ, người ta ác tới như vậy mà gặp Phật pháp cũng biết quay đầu. Mình chưa đến nỗi cực ác, sao không sớm thức tỉnh mà dừng lại việc bất thiện? Sao lại mang tâm lý “bàn tay trót đã nhúng chàm” hoặc “phóng lao thì phải theo lao” rồi trượt dài luôn theo bánh xe của nghiệp? Dừng lại vẫn còn kịp, luôn luôn vẫn còn kịp.

Ngài Vô Não ngày xưa giết tới 999 người vì vô minh sai khiến, vậy mà gặp Phật đã quay đầu tu tập, sau chứng quả A-la-hán, vĩnh viễn thoát ly luân hồi khổ. Còn sống trên cõi đời này, ai dám đảm bảo mình không tạo nghiệp. Vì nghiệp mà tái sinh, tái sinh rồi tạo nghiệp, chết đi rồi lại tái sinh để trả nghiệp, cái vòng quay luẩn quẩn đáng sợ ấy có mấy ai thoát được? Nếu chưa thoát được (chứ không phải vĩnh viễn không thoát được) thì hãy dừng việc ác lại, tập làm việc thiện để bớt khổ cho người và cho chính mình.

Hãy học hạnh của những con người biết quay đầu lại. Học cái trực tâm của họ, học sự sám hối chân thành mãnh liệt và nỗ lực hướng thiện, tu tập và làm việc lành không biết mệt mỏi để chuộc lại những lỗi lầm ngày xưa. Không bao giờ là quá muộn để quay đầu lại.

 

Ý nghĩa của việc sửa chữa sai lầm,

Cũng như ánh sáng và bóng tối, hai yếu tố luân chuyển liên tục tạo nên sự sống, hành động đugs và hành động sai lầm là hai yếu tố tương tác lẫn nhau tạo nên thành công hoặc thất bại ở con người. Chẳng ai muốn mắc phải sai lầm nhưng trên hành trình của sự sống, điều đó thật khó tránh khỏi. Một sự thật dễ thấy, có thật ít người đủ can đảm để thừa nhận và sửa chữa sai lầm của chính mình, hay đủ quyết tâm để sửa chữa chúng.

Trái với đúng đắn là sai lầm. Sai lầm là những hành động trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến những hậu quả không hay đối với bản thân, tập thể hoặc cộng đồng.

Mỗi sai lầm, trước hết thường gây ra những tổn hại về vật chất. Sai lầm xảy ra trong công việc dẫn đến những mất mát, thiệt hại về tài sản của cá nhân hoặc tập thể. Có những sai lầm nhỏ thì gây ra thiệt hại nhỏ. Thế nhưng, có những sai lầm lớn có thể dẫn đến những thiệt hại rất lớn đối với rất nhiều người, ảnh hưởng nặng nề đến mãi về sau.

Vào thế kỷ thứ 13, Thành Cát Tư Hãn, sau khi đã thống nhất Mông Cổ đã tìm cách để mở các con đường thông thương với các nước vùng Trung Đông. Tuy nhiên, quốc vương của quốc gia này mắc một sai lầm lớn, khi đã thẳng thắn từ chối lời đề nghị của Thành Cát Tư Hãn, thậm chí còn cho chém đầu xứ giả cho Cát Tư Hãn cử đến. Quá tức giận, Thành Cát Tư Hãn đã điều động gần 200,000 chiến binh đến tiêu diệt hoàn toàn đế chế láng giềng.

Trước khi trở thành bộ truyện kinh điển, Harry Potter đã bị 12 nhà xuất bản từ chối. Chỉ đến khi tác giả Rowling gặp được nhà xuất bản tên Bloomsbury, bộ truyện mới có thể đến được với bạn đọc và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới, làm say mê hàng trăm triệu bạn đọc trẻ như ngày nay. Nhận định sai lầm đã khiến 12 nhà xuất bản đánh mất cơ hội thành công cùng Harry Potter.

Đừng sợ hãi trước sai lầm, nó đã xảy ra rồi, điều qua trọng nhất là cách mỗi chúng ta đối diện và sữa chữa sai lầm ấy như thế nào mà thôi.

Mỗi sai lầm có thể gây tổn hại nặng nề về tình cảm đối với con người. Một lời nói sai lầm có thể khiến trái tim người khác tan nát. Một lời khuyên sai lầm có thể khiến người khác tán gia bại sản, hạnh phúc tan vỡ, thậm chí đánh mất cả sinh mệnh. Đôi khi, một lời nói đùa vui, tưởng như vô hại nhưng để lại những tổn thương khó chữa lành.

Sau những lỗi lầm, nó khiến con người ray rứt, buồn đau, sợ hãi, thậm chí là tuyệt vọng bởi những hậu quả do sai lầm gây ra. Nhiều người đã chọn cách đối diện và sửa chữa sai lầm. Nhưng rất nhiều người đã chọn cách lẩn tránh, buông xuôi, khiến cho hậu quả của sai lầm càng thêm nặng nề.

Sai lầm là một phần tất yếu của cuộc sống. Thế nhưng, đừng để quá nhiều xảy ra trong cuộc đời bởi nó có thể hủy diệt cả cuộc đời bạn. Thất bại là mẹ của thành công nhưng “đừng để đứt tay 9 lần mới lành nghề”. Phạm phải sai lầm là con người; vấp ngã là chuyện bình thường; có thể cười vào mặt chính mình là sự trưởng thành. Sau mỗi sai lầm, chúng ta cần đứng dậy, tìm cách vượt qua chúng.

Ngay khi bạn thấy lỗi mà không sửa, nó trở thành lỗi lầm của bạn. Trước hết, hãy dũng cảm xác nhận, đối diện với những sai lầm mình đã gây ra và sẵn sàng chịu trách nhiệm về hậu quả của nó, tìm cách khác phục, sữa chữa, đừng chọn cách đổ lỗi, lãng tránh hay buông bỏ sai lầm. Thừa nhận sai lầm giống như cây chổi quét đi bùn đất khiến cho bề mặt sáng sủa và sạch sẽ hơn. Khi bạn xác nhận sai lầm của bản thân và tìm cách sữa chữa, bạn sẽ được người khác tôn trọng. Khi bạn đối diện với sai lầm, bạn sẽ kịp thời có giải pháp hạn chế hậu quả do nó gây ra, tránh được những tổn hại, mất mát không đáng có. Nếu bạn chọn cách lảng tránh, nhưng gì do sai lầm gây ra sẽ càng trở nên khủng khiếp.

Một người thợ hàn khi thi công sửa chữa trần một căn hộ, đã vô tình làm cháy lớp xốp cách nhiệt. Thay vì nhanh chóng dập tắt đốm lửa nhỏ, người thợ đã bỏ chạy khỏi hiện trường khiến cho ngọn lửa bùng phát, lan xa, toàn bộ chung cư bị thiêu rụi trong chốc lát.

Để xửa lí vết rò rỉ của một con đập, thay vì lên kế hoạch báo cáo lên cấp trên để tìm cách khắc phục triệt để, những công nhân đã tạm thời bịt kín vết rò rit bằng những khối bê tông. Mùa mua, nước đổ về nhiều, do những vết rò rỉ kia, thân đập không thể chịu nổi, đã đổ vỡ khiến cho hàng trăm nghìn khối nước đổ về hạ lưu, hủy diệt những ngôi làng, hàng trăm người đã mất mạng, hàng nghìn người thoát nạn phải sống cảnh mền trời chiếu đất, nước lũ gây ngập trên diện rộng, tổn hại không biết bao nhiêu hoa màu.

Sau khi nhận rõ sai lầm thì phải tích cực khắc phục hậu quả của nó. Sai lầm do mình gây ra, dù bản thân có bị tổn hại đến thế nào cũng phải khắc phục hậu quả và ngăn chặn không cho nó lan rộng ra xung quanh, ảnh hưởng đến nhiều người.

 

Trong vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường, khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, điều qua trọng là nhận rõ thực tế, trước hết, cần tìm giải pháp cải thiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp. Tiếp đó, nâng cao nhận thức của con người về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống chung của cộng đồng, tiến tới một cuộc sống văn minh, thịnh vượng. Đừng làm ngược lại, bởi sự thay đổi nhận thức và lối sống của con người diễn ra rất chậm, còn tác hại của ô nhiễm môi trường là rất nhanh chóng, cần phải làm ngay.

Rút ra bài học từ những sai lầm của mình, lấy đó làm kinh nghiệp để làm việc và xây dựng cuộc sống. Thành công không nằm ở việc không bao giờ phạm sai lầm, mà nằm ở việc không bao giờ phạm phải cùng một sai lầm tới lần thứ hai. Hơn thế nữa, từ sai lầm của người khác, bản thân cũng tự sửa chữa sai lầm của chính mình.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người trốn tránh sai lầm của mình. Khi gây ra sai lầm, họ thưởng đổ lỗi cho người khác, hoặc tìm cách lảng tránh, phủ nhận nó. Họ cũng không tìm cách khắc phục hậu quả do sai lầm của mình gây ra đối với người khác. Thậm chí, vì sợ hãi, không dám chịu trách nhiệm, họ đã có những hành động tàn nhẫn đối với người khác. Những người như thế thật đáng lên án.

Ai trong đời rồi cũng phải cảm ơn những khiếm khuyết của mình. Hãy nhớ rằng, người ít sai lầm nhất là người mau hối lỗi nhất. Sai lầm có thể chấp nhận khi ta còn trẻ; nhưng đừng kéo lết nó vào tuổi già. Khi gây ra sai lầm, hãy có đủ dũng khí để chấp nhận và khắc phục nó, đừng chạy trốn một cách hèn nhát.

Sống ở trên đời, ai cũng có những sai lầm. Trên hành trình tìm đến chân lý tưởng chừng không thể vươn tới nhờ đi qua hàng loạt sai lầm. Sai lầm lớn nhất của đời người là dễ dàng đánh mất chính mình. Biết đứng dậy sau khi vấp ngã. Không nên than vãn về những sai lầm đã xảy ra. Khi bạn phạm sai lầm hay thất bại, nếu bạn luôn luôn phàn nàn hoặc đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ không bao giờ đứng dậy được từ thất bại. Nhưng nếu bạn tự vấn bản thân, bạn còn hy vọng và cơ hội thành công.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);