Giải mã một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng – phần 2

Giải mã một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng, Ngày đông rảnh , ngồi chưa có ý tưởng gì, nhân việc cuối năm có nhiều việc làm tốt, lương cao và cạnh tranh thấp. Có  bài hay của anh Vũ Trấn Thành tiếp phần 2 về một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng gửi các bạn (phần 1 xem ở đây)
Giải mã một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng - phần 2
Giải mã một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng – phần 2

Giải mã một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng – phần 2

Trong phần này chúng ta sẽ đi giải mã những câu hỏi sau:
6.    Vì sao bạn ứng tuyển vị trí này?
7.    Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
8.    Mong đợi của bạn khi ứng tuyển vị trí này?
9.    Bạn mong đợi mức lương như thế nào?
10.     Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi?

6.    Vì sao bạn ứng tuyển vị trí này?

Câu này tương tự câu 5, NTD muốn biết bạn có tìm hiểu kỹ về công việc và có biết tự đánh giá hả năng bản thân có phù hợp với vị trí không.
Khuyến khích trả lời: Có thể nêu lại những điểm mạnh của bản thân mà bạn đánh giá là phù hợp với các yêu cầu tuyển dụng của vị trí bạn ứng tuyển. Chỉ cho NTD thấy vị trí này là một bước trong kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn. Hoặc bạn có thể chia sẻ với NTD một số yếu tố bạn thích ở công ty: LĨnh vực hoạt động của công ty, danh tiếng của Ban lãnh đạo,…nhớ là bạn phải thực sự thích và có tìm hiểu kỹ nhé.
Nên tránh trả lời theo kiểu tại em đang tìm việc và thấy công ty tuyển nên em ứng tuyển hay em đang rất cần một công việc để học hỏi kinh nghiệm nên ứng tuyển. Hãy nhớ, dù là một Sinh viên mới ra trường nhưng bạn cũng có những kiến thức, kỹ năng nhất định để “bán” cho NTD nên mình chỉ co khái niệm TÌM VIỆC chứ không nên có khái niệm XIN VIỆC.
Một số số UV thường trả lời là vì công ty lớn, chế độ tốt,…nên ứng tuyển, điều này tuyệt đối không nên.

7.    Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Với câu hỏi này NTD muốn biết lý do bạn không tiếp tục công việc cũ là vì tính chất công việc, môi trường không phù hợp hay do những mâu thuẫn gì đó,…và từ đó xem xét liệu việc này có bị lặp lại ở công việc bạn đang ứng tuyển.
Khuyến khích trả lời: Hãy thành thật ở mức độ vừa phải và khéo léo, có gắng chuyển câu trả lời sang hướng thể hiện bạn phù hợp với công việc mới như thế nào và cho NTD thấy bạn không muốn tiếp tục công việc cũ vì ở đó không còn đáp ứng được những mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Tránh trả lời: Tuyệt đối không nên nói xấu công ty, sếp hoặc đồng nghiệp cũ. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có những điểm hạn chế và nếu nhận thấy bản thân không còn phù hợp, không thể thích nghi với những giá trị ở đó thì tìm kiếm những cơ hội mới.


8.    Mong đợi của bạn khi ứng tuyển vị trí này?

Thông thường UV rất ít có sự chuẩn bị tốt cho câu hỏi nay nhưng NTD rất thường xuyên hỏi để đánh giá xem những mong đợi của bạn liệu công việc họ đang cần tuyển có đáp ứng được và cũng thông qua câu hỏi nay NTD sẽ đánh giá bạn có thực sự “biết người biết ta”
Khuyến khích trả lời: Nêu thật cụ thể khoảng 2- 3 mong đợi thực tế của bạn xoay quanh các vấn đề về tính chất công việc mong muốn được làm, cơ hội để vận dụng những kiến thức, kỹ năng/kinh nghiệm đang có vào công việc hoặc có thể nói rõ mong đợi về việc cải thiện thu nhập. Vừa nêu mong đợi của bạn nhưng cũng là cơ hội để khẳng định thêm lần nữa về sự phù hợp, về khả năng đóng góp của bạn cho công ty nếu được cộng tác.
Nên tránh trả lời theo kiểu em chẳng có mong đợi gì cả vì như thế NTD sẽ đánh giá bạn không có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn trình bày những mong đợi quá cao siêu thì nên xem xét kỹ khả năng của bản thân. Có tham vọng trong nghề nghiệp là tốt nhưng NTD rất không thích những ứng viên chém gió hay bị ảo tưởng sức mạnh.

9.    Bạn mong đợi mức lương như thế nào?

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời vì UV thường sợ bí “hố”, nói cao quá thì sợ mất cơ hội nhưng thấp quá thì sợ “hố hàng”, vậy nói mức nào là phù hợp?
Khuyến khích trả lời: Nói cụ thể mức lương mong muố và mức lương thấp nhất mình có thể chấp nhận nếu làm ở vị trí đang phỏng vấn để tránh mất thời gian cho cả 2 phía ở những vòng tuyển chọn tiếp theo. Một điều chắc chắn là chúng ta biết rất rõ mình là ai, mình có những khả năng gì có thể đóng góp cho công ty, đó là đã “biết mình”. Vậy nên tìm hiểu thêm để “biết ta” nữa bằng cách trước khi đi phỏng vấn cần tham khảo thêm các anh, chị, bạn bè đã có kinh nghiệm đi làm, các anh, chị làm Nhân sự, tìm hiểu ở các diễn đàn để có được những thông tin cơ bản về mức lương trên thị trường lao động.
Tránh trả lời theo kiểu chung chung như em nghĩ công ty sẽ có khung lương phù hợp cho từng vị trí, công ty đánh giá được khả năng của em nên sẽ có mức lương phù hợp cho em. Nếu bạn chưa hiểu rõ tính chất, phạm vi công việc thì có thể xin phép NTD được hỏi thêm để có thông tin trước khi trả lời. Điều cấm kỵ nhất là khả năng của intern nhưng mong đợi thu nhập của Trưởng phòng.

10.     Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi?

Câu này rất quan trọng để NTD một lần nữa đánh giá tổng thể về sự chuẩn bị, những mối quan tâm của ứng viên, dữ liệu trả lời tring câu hỏi này sẽ được xem xét, đối chiếu rất kỹ với những câu trả lời trước trong buổi phỏng vấn.
Khuyến khích trả lời: Hỏi kỹ hơn về công việc, môi trường, đồng nghiệp, cấp trên của vị trí đang phỏng vấn. nếu co chỗ nào chưa rõ trong bản MTCV thì đây là cơ hội tốt nhất. Nên hỏi những khó khăn, thử thách thường gặp của vị trí này? Những mong đợi của cấp trên, công ty cho vị trí này? Vị trí công việc này thường được đánh giá qua những yếu tố, thước đo gì,….
Tránh hỏi những câu về lương, benefits vì thông thường phần sau cùng của buổi phỏng vấn NTD sẽ “sales” cho bạn về những chính sách phúc lợi của công ty.
Cần hạn chế hỏi những câu mang tầm vĩ mô, chiến lược hoặc nhạy cảm (Nghe đồn công ty sắp bán chẳng hạn) nếu bạn chỉ là ứng tuyển cho một vị trí chuyên viên, kiểu như em thấy đối thủ A làm cái này, cái kia rất tốt không biết chiến lược sắp tới của công ty mình thế nào? Có thế nào chẳng lẽ công ty nói cho bạn nghe à?!
Hãy nhớ đặt câu hỏi là một kỹ năng rất quan trọng, trước khi hỏi nên xác định rõ mình muốn thông tin gì, sẽ làm gì với những thông tin đó và nên dự đoán trước câu trả lời (Đặt mình vào vị thế của người được hỏi). Thông qua cách đặt câu hỏi của UV, NTD cũng đánh giá được khá nhiều về độ nhạy bén, khả năng giao tiếp, tư duy logic của ứng viên.
Câu trả lời tồi tệ nhất cho câu này là em không có gì để hỏi.
Tóm lại, kết quả buổi phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến 80% kết quả tuyển dụng, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì thái độ, hành vi, động cơ của UV cũng là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định tuyển dụng. Vì vậy khi tham gia phỏng vấn, ngoài việc nắm vững các kiến thức chuyên môn thì UV nên chủ động tìm hiểu thật kỹ về công ty, công việc, nếu có phần nào chưa hiểu rõ thì nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần thiết để trao đổi với NTD nhằm giúp chúng ta có đầy đủ thông tin để lựa chọn công ty, công việc phù hợp.

Hi vọng với đầy đủ các phần về giải mã các câu hỏi phỏng vấn thông dụng, các bạn sẽ có cơ hội có được những việc làm tốt hơn và lương cao hơn.

Cách trả lời phỏng vấn thông minh,

Bất cứ ai, những người đã từng dành thời gian tìm việc đều trải qua ít nhất một cuộc phỏng vấn và rút được khá nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Và chúng ta cảm thấy tự tin về cuộc phỏng vấn sắp tới vì chúng ta có thể chắc rằng mình sẽ trả lời được hầu hết các câu hỏi tương tự như thế tốt hơn rất nhiều.

Vấn đề đằng sau viễn cảnh này là hầu hết người tìm việc đã hiểu sai hoặc đánh giá không đúng về những gì mà họ được hỏi trong suốt cuộc phỏng vấn. Một câu hỏi như “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?” dường như quá dễ dàng và đơn giản để trả lời nhưng xem ra các ứng viên lại trả lời rất kém.

Trong cuốn sách “Inside Secrets of Finding a Teaching Job.”, tác giả Warner và Clyde Bryan đã chỉ ra một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất, có liên quan đến những điều mà người phỏng vấn thực sự muốn biết và đưa ra các mẹo để giúp người tìm việc có được những câu trả lời hiệu quả nhất.

Những câu hỏi đó là:

1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Điều gì làm cho bạn trở nên đặc biệt? Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Mẹo: Chuẩn bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân. Nói một bài ngắn gọn tóm tắt những kinh nghiệm và kết quả đạt được của bạn.

2. Điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi bạn: Bạn nhận biết năng lực và khả năng của mình như thế nào? Bạn sẽ là tài sản quý giá của công ty chúng tôi?

Mẹo: Quảng bá bản thân. Nếu bạn không tự “tô” điểm mạnh của mình thì sẽ không ai có thể làm được đâu. Hãy chuẩn bị 6 hoặc 7 câu trả lời để tự “PR” mình nhưng cũng không nên thái quá.

3. Điểm yếu nhất của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Sự trung thực khi bạn nói về chính mình với chúng tôi như thế nào? Óc thực tế của bạn ra sao?

Mẹo: Trình bày điểm yếu của mình một cách ngắn gọn và tích cực. Không nên nói quá dài hoặc nhấn mạnh đến những thất bại.

4. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Bạn đã quyết định như thế nào? Bạn có đam mê theo đuổi vị trí công việc này không?

Mẹo: Hãy trả lời thật đơn giản và nhấn mạnh đến mong muốn của bạn. Tránh những câu trả lời như “Bởi vì nhiều người bạn của tôi đã từng làm việc tại đây”. Câu này chẳng có ấn tượng gì cả.

 5. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Bạn có làm cho chúng tôi tin rằng bạn là ứng viên xuất sắc nhất? Bạn có thể chứng minh khả năng của mình?

Mẹo: Hãy tạo một câu solgan ấn tượng về giá trị mà bạn sẽ mang đến cho công ty.

6. Bạn nhìn thấy mình đứng ở đâu trong công ty 5 năm tới?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Bạn sẽ chỉ làm việc ở đây một năm? Bạn có phải là một người hay nhảy việc? Bạn có thiết lập mục tiêu cho mình không?

Mẹo: Nhà tuyển dụng không muốn tuyển người mà chỉ làm việc trong vòng một hoặc hai tháng. Hãy tự tin khi nói rằng bạn có mục tiêu nghề nghiệp bây giờ và sẽ là một ứng viên xuất sắc cho vị trí đó.

7. Những thói quen của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Những công việc xung quanh bạn như thế nào? Ngoài công việc chính ra bạn có thể làm gì và linh hoạt thế nào?

Mẹo: Nhấn mạnh đến bất kỳ thói quen và hoạt động của bạn liên quan đến công việc để người phỏng vấn hiểu nhiều hơn và tin vào bạn.

8. Bạn có sẵn lòng theo đuổi thêm một bằng cấp nữa không?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Thái độ của bạn như thế nào? Bạn linh hoạt ra sao với kỹ năng của mình?

Mẹo: Hãy nói với người phỏng vấn xem sự phát triển trong nghề nghiệp quan trọng với bạn như thế nào. Hiểu rằng, người tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng là người luôn sẵn lòng vươn xa hơn trong sự nghiệp của mình.

9. Bạn hi vọng điều gì ở chúng tôi ngày hôm nay?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Có bất kỳ điều gì đặc biệt về bản thân bạn mà bạn muốn chúng tôi biết không?

Mẹo: Hãy cân nhắc điều này như là cơ hội để bạn thể hiện. Sử dụng những dữ liệu mà bạn đã có được trước khi đến phỏng vấn để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ có giá trị cho công ty như thế nào.

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Nhà tuyển dụng thực sự đang hỏi: Bạn có chuẩn bị các câu hỏi không? Bạn quan tâm đến vị trí này như thế nào?

Mẹo: Liệt kê 5 hoặc 6 câu hỏi. Hãy hỏi ít nhất một câu, thậm chí tất cả những câu hỏi chuẩn bị nên được trả lời trước. Đừng bao giờ nói “Không, anh đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi rồi.” hoặc “Không, tôi không có câu hỏi nào cả.”

  Theo VTV

3 phút giới thiệu bản thân, Vị dụ về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, Tự giới thiệu bản thân, 1 phút giới thiệu bản thân, Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường, Lời giới thiệu bản thân trong các cuộc thi, Vị dụ giới thiệu bản thân, Lời mở đầu khi phỏng vấn, Bộ 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời, Cách trả lời phỏng vấn thông minh, Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời, Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm, 35 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời (phần 2), Các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn, Những câu hỏi phỏng vấn thú vị, Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);