Thay đổi thói quen: 12 thói quen kém thần thái mà bạn cần từ bỏ ngay lập tức

Thay đổi thói quen: 12 thói quen kém thần thái mà bạn cần từ bỏ ngay lập tức. Đôi khi chúng ta tự làm hỏng tâm trạng của chính mình chỉ vì những suy nghĩ tiêu cực cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí. Có những khoảnh khắc, chúng ta cảm thấy như cuộc đời của mình hoàn toàn vô nghĩa. Chúng ta không ngừng so sánh cuộc sống buồn tẻ của mình với cuộc sống hào nhoáng của người khác và rồi than thở về nó. Cũng có lúc tưởng như hạnh phúc đã bỏ rơi chúng ta, nhưng ngẫm lại, có phải chúng ta đang phá hủy niềm vui của bản thân bằng những thói quen xấu? Hãy cùng Ngolongnd điểm qua 12 thói quen kém thần thái mà bạn cần từ bỏ ngay lập tức.
Thay đổi thói quen
Thay đổi thói quen

Thay đổi thói quen là gì?

Trong công việc và cuộc sống, phần lớn những gì chúng ta làm đều là sản phẩm của các thói quen. Đó là một mạng lưới gồm những lề lối và chuỗi hành vi mà chúng ta quen thuộc đến mức không cần phải suy nghĩ khi thực hiện.

Những thói quen chính là hệ thống đảm bảo hiệu suất của não bộ. Não liên tục tìm cách để bản thân nó hoạt động hiệu quả hơn; nó muốn nhanh chóng chuyển đổi càng nhiều hành vi thành thói quen càng tốt. Bằng cách đó, nó không phải tốn công suy nghĩ khi thực hiện các hành vi và đồng thời tiết kiệm năng lượng để xử lý những công việc hoặc thử thách mới. Phương thức này cực kỳ hữu ích với não bộ. Nhưng bất lợi ở chỗ, đôi khi nó khiến chúng ta khó mà từ bỏ các thói quen cũ cũng như hình thành các thói quen mới.

Có những thói quen tốt như tập thể dục điều độ, lên kế hoạch trước khi hành động, tôn trọng người khác… nhưng cũng có những thói quen xấu như nói xấu người khác, suy nghĩ tiêu cực, tự ti… Một vài thói quen khác vô thưởng vô phạt như tắm đêm, ăn trễ, đọc báo ngược từ trang cuối đến trang đầu…

Tùy theo thói quen nào mà nó có thể giúp bạn nên người hoặc hủy hoại bạn.

May mắn thay, con người lại mạnh mẽ hơn thói quen và do đó chúng ta có thể thay đổi được thói quen. Tuy sẽ có những thói quen rất khó thay đổi nhưng không phải là không làm được.

Vào bất cứ lúc nào, bạn hoàn toàn có thể thay đổi một thói quen xấu bằng một thói quen khác tốt hơn – nếu muốn. Tập được những thói quen tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Thay đổi thói quen để thay đổi cuộc đời

1. CHẦN CHỪ

Nếu bạn không bao giờ bắt đầu công việc đủ sớm và luôn chờ “nước tới chân mới nhảy”, bạn có thể không chỉ mất tập trung mà còn vô tình trì hoãn nó. Chần chừ, về cơ bản, là hành vi chuyển hướng sự chú ý có ý thức và tập trung vào các nhiệm vụ thú vị/ dễ chịu/ thuận lợi nhưng tương đối không quan trọng để tránh/ trì hoãn/ từ bỏ các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp, đòi hỏi sự chú ý và kiên trì của bạn. Theo thời gian, sự chần chừ có thể trở thành thói quen xấu, làm mất đi sự nhiệt huyết, hăng hái và khả năng tập trung, khiến bạn bỏ lỡ cơ hội thể hiện tiềm năng của mình.

2. ĐI TRỄ

Ai trong chúng ta cũng đôi lần đi trễ trong những dịp hiếm hoi do nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Nhưng nếu bạn thường xuyên trễ giờ trong hầu hết mọi trường hợp, sớm hay muộn điều này cũng sẽ trở thành một thói quen xấu. Việc trễ giờ liên tục phản ánh thái độ của bạn đối với công việc cũng như trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Nó cho thấy bạn thiếu chuyên nghiệp, vô tổ chức và không tôn trọng người khác cũng như thời gian của họ. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các ứng dụng ghi chú, nhắc nhở để chủ động hơn về mặt thời gian, nhưng quan trọng vẫn là ý thức của bạn đấy.
Thay đổi thói quen đi trễ
Thay đổi thói quen đi trễ

3. GHEN TỊ VỚI NGƯỜI KHÁC

Con quái vật duy nhất chúng ta nên sợ hãi chính là sự ghen tị. Ghen tị với vận may của người khác nói lên rất nhiều điều về bạn. Nó bắt nguồn từ lòng tự trọng thấp và thiếu cảm giác hài lòng với chính mình. Ghen tị dễ khiến chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm, hoặc chạy theo vật chất, hướng đến bên ngoài, hoặc dậm chân tại chỗ, tự thỏa mãn với cuộc sống hiện tại. Nếu mắc kẹt với thói quen xấu này, bạn dễ đánh mất cơ hội cải thiện bản thân cũng như bỏ lỡ rất nhiều niềm vui trong cuộc sống.

4. TỰ ÁM THỊ VỀ NHỮNG ĐIỀU TIÊU CỰC

Theo tờ Psychology Today, khi chúng ta quét não của một người nói “không” trên màn hình trong chưa đầy một giây, hàng chục hormone và chất dẫn truyền thần kinh gây căng thẳng sẽ được giải phóng. Nếu việc tiếp xúc với các kích thích tiêu cực ít hơn một giây có thể tác động đến bạn như vậy, hãy tưởng tượng hệ quả của việc lặp đi lặp lại những suy nghĩ và lời nói tiêu cực dành cho bản thân mỗi ngày. Chúng có thể phá hoại tâm trí và cơ thể của bạn, giết chết sự tự tin, niềm vui, cản trở bạn tiến đến phiên bản tốt nhất của mình, thậm chí gây ra các bệnh tâm lý như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Hãy tránh những từ như “không thể”, “không bao giờ”, “không” và các cụm từ tiêu cực khác, đồng thời thay chế chúng bằng các cụm từ tích cực như “tôi có thể”, “tôi có khả năng”, bạn sẽ tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc sống và dần hướng đến những thứ tốt đẹp hơn.

5. CHỈ NÓI VỀ BẢN THÂN MÌNH

Có bao giờ kết thúc cuộc trò chuyện, bạn cảm thấy không nhận được thông tin gì từ người đối diện không? Đó là vì suốt cuộc nói chuyện, bạn chỉ thao thao bất tuyệt về bản thân mình. Tất cả chúng ta đều thích nói về bản thân, nhưng hội thoại là một cuộc trao đổi ý tưởng và suy nghĩ giữa hai người, nó cần được tạo nên từ hành động luân phiên của nói và nghe. Việc chỉ chăm chăm nói về mình mà không lắng nghe hoặc không cho người khác có cơ hội được nói là biểu hiện của tính vị kỷ, bất lịch sự và thiếu cảm thông. Nếu cứ tiếp tục thói quen xấu này, dần dần, sẽ không còn ai muốn bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn nữa.

6. KẾT LUẬN VỘI VÀNG

Những kết luận dễ dàng, nhanh chóng thường được rút ra trên cơ sở thiếu thông tin và nền tảng logic. Kết luận vội vàng về ý định, tính cách và biểu hiện của ai đó có thể dẫn đến sự hiểu lầm, đặc biệt là trong các mối quan hệ thân mật. Phân tích logic và quan sát mọi tình huống thông qua lăng kính khách quan, không phán xét sẽ giúp bạn nhìn nhận chính xác vấn đề để đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

7. SO SÁNH

Mọi người đều có tốc độ phát triển riêng. So sánh đặt chúng ta vào tư duy cạnh tranh độc hại và không cho phép bản thân phát triển theo nhịp độ phù hợp. Bạn luôn có cuộc sống, ước mơ, kế hoạch và cột mốc hoàn toàn khác biệt với ước mơ, mục tiêu và cột mốc của người khác. Có căn cứ chung nào để so sánh cuộc sống của bạn với người khác không? Thay vì vậy, hãy tập trung vào mục tiêu của bạn và bắt đầu cải thiện bản thân. Hãy sống cuộc sống bạn mơ ước mà không cần phải lo lắng về việc người khác thành công, hạnh phúc và giàu có như thế nào.
ĐỪNG SO SÁNH
ĐỪNG SO SÁNH

8. ĐỔ LỖI

Đổ lỗi cho người khác hoặc cho ngoại cảnh, về cơ bản, là một cơ chế tự bảo vệ bản thân khỏi sự trừng phạt của người khác hoặc của chính chúng ta. Đây là lý do vì sao bất cứ ai cũng có thói quen xấu này từ rất sớm. Đổ lỗi có thể tạm thời giải quyết vấn đề nhưng trong thời gian dài, bạn sẽ mất cơ hội xem xét kỹ lưỡng những yếu tố cần cải thiện để tránh lặp lại sai lầm. Do đó, “đổ lỗi cho người khác là một hình thức tự phản bội và tự từ bỏ”, Nancy Colier viết trong Psychology Today. Nó rõ ràng giúp bạn tránh khỏi việc phải sửa chữa bản thân và đối mặt với thực tế rằng có một vấn đề vẫn tồn tại trong bạn cần được giải quyết, từ đó, cản trở sự phát triển của bạn.

9. NÓI DỐI

Chúng ta hẳn đều từng nói dối tại một số thời điểm. Tuy nhiên, đừng để những lời nói dối không hợp lý và thường xuyên trở thành thói quen xấu của bạn. Những người nói dối không muốn chịu trách nhiệm cho hành động của họ nên thường bẻ cong sự thật để kiểm soát tình huống tạm thời. Tuy nhiên, một khi mọi người phát hiện ra rằng bạn là một kẻ nói dối theo thói quen, sẽ không còn ai tin bạn nữa.

10. KHÔNG THIẾT LẬP RANH GIỚI CÁ NHÂN

Đặt ra ranh giới cá nhân có nghĩa là đặt giới hạn cho hành vi của người khác đối với bạn, giúp xác định hành động nào của họ được chấp nhận và không thể chấp nhận. Nó hoạt động như một lá chắn bảo vệ phẩm giá, tự do và quyền lợi của chúng ta, giúp chúng ta đưa ra quyết định hợp lý trong cuộc sống. Thiết lập và quản lý ranh giới cá nhân là một hình thức tự chăm sóc bản thân mà không phải ai cũng biết. Học cách nói “không”, không dung thứ lời nói dối, tránh xa những người độc hại là một trong những hành động mà bạn nên làm để bảo vệ chính mình. Về lâu dài, những ranh giới này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tránh bị người khác lợi dụng.

11. SỐNG TRONG QUÁ KHỨ

Chúng ta đều biết đó là một thói quen xấu nhưng thật khó để từ bỏ. Nên nhớ, quá khứ không thể đảo ngược. Mất việc, sự nghiệp không thành công, chia tay, ly hôn, một người thân thiết qua đời, sự chán nản và đau buồn… thường để lại những dấu ấn sâu sắc và sẽ khiến chúng ta chịu đau khổ suốt phần đời còn lại nếu cứ mãi đắm chìm trong nó. Bạn có thể sẽ mất nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm để chấp nhận những gì đã xảy ra. Nhưng một khi bạn đủ mạnh mẽ để nhìn vào quá khứ, hãy phân tích và học hỏi từ nó. Có điều gì mà quá khứ có thể dạy cho bạn về tương lai không? Nếu có, hãy cảm ơn chúng và tiếp tục sống thật tốt. Và nhớ rằng, đừng bao giờ đánh giá tương lai của bạn dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ.

12. KHÔNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÚNG CÁCH

Sống trong thời đại lười biếng và bận rộn, chúng ta thường không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Bỏ bữa sáng, không tập thể dục, ăn uống không lành mạnh, ngủ không đủ giấc, không thải độc và thư giãn… tất cả chúng ta đều đang không xem trong sức khỏe của mình. Sự phụ thuộc vào các chất kích thích do áp lực cuộc sống cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Việc bỏ bê sức khỏe trong thời gian dài có thể khiến bạn phải trả giá cao sau này.
Thực hành nuôi dưỡng và trau dồi thần thái cùng Bloom qua: “Rất thần thái, rất Paris” – Madam Chic
Bạn có thể tìm thấy sách ở đây: bit.ly/madamechic3_shopee

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);