Trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” như thế nào cho đúng?

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” như thế nào cho đúng? Một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn là “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”, vậy bạn sẽ đưa ra những lý do gì và trả lời ra sao để tạo ấn tượng?

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: "Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?" như thế nào cho đúng?
Trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” như thế nào cho đúng?

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”

Tránh nói về mâu thuẫn với công ty cũ

Đây là lý do phổ biến được ứng viên đưa ra khi tìm việc làm hôm nay tại TP.HCM hay nhiều nơi khác. Thậm chí họ không ngại kể “xấu” công ty cũ. Ví dụ: sếp thiếu tư duy lãnh đạo, môi trường đố kỵ, lương thưởng thấp, mâu thuẫn với quản lý, hiềm khích với đồng nghiệp…
Ứng viên nghĩ nói đúng sự thật sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm. Bởi nói xấu về công ty cũ là điều cấm kỵ và bởi công ty nào cũng sẽ tồn tại vấn đề của nó. Vậy nên, dù nguyên nhân trên có đúng thì không có nghĩa nhà tuyển dụng sẽ tin. Thậm chí họ còn nghĩ, bạn là người nhiều chuyện, thích đổ lỗi, mang tư duy tiêu cực.

Do đó, tốt nhất không nên đưa ra lý do này. Nếu “trót” thì bạn nên lựa chọn vấn đề mang tính khách quan nhất và quan trọng là cho nhà tuyển dụng thấy, bạn đã rút ra được bài học, đã sửa đổi để không lặp lại sai lầm trên.

Đừng nói về lý do không phù hợp

Tránh “kể xấu công ty” nên bạn chọn lý do mang tính “chung chung” và nghĩ không ảnh hưởng đến ai, đó là nghỉ việc do không phù hợp. Tuy nhiên, với câu trả lời này, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu trách nhiệm, thiếu khả năng đánh giá. Bởi khi nhận lời đề nghị việc làm, bạn phải nhận thấy những điểm “phù hợp” với công ty cũ.

Còn nếu không phải nhận thức yếu kém thì do trước khi nhận việc, bạn đã không tìm hiểu về công việc, công ty. Trong quá trình làm việc, bạn không nỗ lực để thích nghi với môi trường. Sai lầm đó của bạn hoàn toàn có thể lặp lại ở doanh nghiệp mới.

Do đó, đây là lý do bạn không nên đưa ra cho câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”, hoặc ít nhất khi nói thì phải chứng tỏ, bạn đã rất nỗ lực để hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp, với phong cách làm việc của công ty nhưng không đạt kết quả mong muốn.

Đừng thể hiện năng lực chưa tốt

Lúc đó năng lực em chưa đáp ứng được công việc. Công việc không suôn sẻ, em thường xuyên mắc sai lầm”.
Bạn cho rằng, với cách trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ ghi nhận sự khiêm tốn, dám nhận trách nhiệm của ứng viên. Nhưng không, nguyên nhân này sẽ khiến bạn bị loại ngay sau đó.

Bởi với năng lực yếu kém, bạn không thể thay đổi trong thời gian ngắn. Khi nhận việc mới, bạn sẽ lặp lại sai lầm tương tự. Trong khi họ cần nhân sự đủ năng lực giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đang “đau đầu”.

Vậy nên dù là “nói xấu bản thân” là do “năng lực chưa tốt” nên bị sa thải thì điều bạn cần thể hiện là đã sửa đổi và hoàn thiện năng lực bản thân ra sao. Hãy cho họ thấy thái độ, tinh thần cầu tiến, dám thay đổi, nỗ lực học tập nâng cao năng lưc, tạo ra nhiều giá trị hơn.

Thay vào đó, hãy đề cập đến lý do cá nhân

Nhiều ứng viên cố giấu lý do cá nhân vì nghĩ nó không đủ sức thuyết phục, nhưng thực tế nó lại dễ được nhà tuyển dụng ghi nhận, chỉ cần bạn cho thấy sự nghiêm túc, trung thực.

Ví dụ, vì thay đổi nơi sinh sống, không thể tiếp tục công việc cũ nên bạn cần việc mới. Hay như, trước kia bạn có thể đi làm xa vì chưa có gia đình. Nhưng giờ đây, vì có gia đình, con nhỏ nên bạn cần công việc gần nhà để giảm bớt thời gian di chuyển, đồng thời muốn công việc có sự ổn định, gắn bó lâu dài. Bạn tìm thấy điều đó ở công việc mới.
Bằng cách chỉ ra “điểm chung” giữa bạn và công việc mới, bạn dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng.

Tìm cơ hội mới tốt hơn

Bạn có thể chia sẻ lý do này như là điểm mấu chốt khiến bạn nghỉ công ty cũ và có mặt tại buổi phỏng vấn hiện tại. Mặc dù công ty cũ tương đối tốt, nhưng bạn muốn cơ hội tốt hơn để phát triển, thăng tiến và đạt thành tựu cao. Bạn nhìn thấy cơ hội đó ở vị trí ứng tuyển. Vì bạn có kỹ năng, phẩm chất phù hợp; vì môi trường mới giúp bạn khai phá tiềm năng…

Tất nhiên, những đặc điểm trên cần có ở công ty ứng tuyển. Do đó, để có câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”, bạn cần căn cứ vào yêu cầu tuyển dụng, nghiên cứu kỹ phần mô tả công việc, về công ty.

Chúc các bạn thêm kinh nghiệm ứng xử tình huống thật tốt khi tham gia các vòng phỏng vấn xin việc nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);