Ăn dứa có tác dụng gì? Phụ nữ ăn dứa có tốt không? Đem lại tác dụng gì? Khoa học đã chứng minh rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ của dứa như tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa… Cùng ngolongnd tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính:
Giá trị dinh dưỡng của dứa
Quả thơm là nguồn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain.
Đặc biệt, quả thơm là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Với những giá trị dinh dưỡng trên, quả thơm là một lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.
Thậm chí nếu như ăn quá nhiều lõi dứa có thể dẫn đến hình thành các búi chất xơ trong đường ruột. Một số người còn gặp phải tình trạng dị ứng, nổi mề đay, tương tác không tốt với thuốc điều trị, tụt huyết áp, đau bụng dữ dội,… Do đó, dù trái dứa đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng trên hết mọi người vẫn nên sử dụng loại quả này một cách hợp lý. Thông thường, một người trưởng thành nên ăn tối đa 2 quả dứa trong 1 tuần và thời điểm tốt nhất nên ăn là sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
Tác dụng của dứa đối với phụ nữ
Cung cấp một số dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ
Mặc dù một số người có quan điểm rằng ăn dứa có thể gây nguy hiểm khi mang thai nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh giả thiết này. Trên thực tế, dứa có thể là một nguồn bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống trong thai kỳ. Mặc dù cần một lượng rất nhỏ, thế nhưng đồng là một khoáng chất rất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu.
Khi mang thai, nhu cầu hấp thụ đồng của cơ thể tăng lên 1 mg mỗi ngày để hỗ trợ sự gia tăng lưu lượng máu xảy ra trong thai kỳ. Đồng cũng là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tim, mạch máu, hệ xương và hệ thần kinh của bé.
Tăng cường miễn dịch – vitamin C
Mặc dù dứa có tương đối ít calo, nhưng lại dồi dào vitamin C. Vitamin C thường được sử dụng để hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch và giảm thiểu các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trái cây giàu vitamin C thường xuyên có thể chống lại được các bệnh nhiễm trùng, cả virus và vi khuẩn, cũng như phòng chống bệnh ung thư.
Dứa có thể giúp cơ thể chúng ta chống lại tác hại của các gốc tự do và giảm viêm, gốc tự do còn là nguyên nhân góp phần vào sự phát triển của ung thư.
Chứa nhiều chất xơ có lợi cho việc giảm cân
Chất xơ là lý do khiến dứa có lợi cho việc giảm cân. Do hàm lượng chất xơ cao, một trong những lợi ích của dứa là có thể giúp chúng ta cảm thấy nhanh no mà không phải nạp nhiều calo.
Dứa có thể giúp ngăn ngừa táo bón và giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, điều này rất hữu ích để giảm đầy hơi chướng bụng.
Giảm viêm cũng như giúp hồi phục sau phẫu thuật
Chất Bromelain có trong dứa có thể làm giảm viêm, sưng, giảm đau và bầm tím xảy ra sau phẫu thuật. Đặc tính chống viêm của Bromelain cũng có thể hỗ trợ phục hồi cơ thể sau khi tập thể dục gắng sức. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đau hiệu quả cho những người mắc chứng viêm khớp.
Phòng ngừa ung thư
Không chỉ chứa nhiều vitamin C, thơm còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao. Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, thơm có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.
Chỉ ăn dứa không đảm bảo rằng bạn sẽ ngăn chặn triệt để ung thư. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều màu sắc, kể cả dứa, là một cách tốt để giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư..
Công dụng làm đẹp
- Làm đẹp da
Nước ép dứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, có thể điều trị mụn trứng cá, tổn thương do ánh nắng mặt trời và làn da không đều màu.
- Ngăn ngừa mụn nhọt
Tất cả những gì bạn cần làm là thoa một ít nước dứa lên mặt và để khô trong 5 phút. Sau đó, rửa sạch lại với một ít nước và điều này sẽ giúp loại bỏ các độc tố trên da mặt của bạn.
- Tóc dày
Dứa có đặc tính làm dày tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe, tránh rụng tóc. Các enzym có trong trái cây này có các chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm giàu các nang tóc của bạn. Điều này sẽ cải thiện độ dày và độ đàn hồi của tóc.
Lưu ý khi ăn dứa
Do một loại vi nấm có độc tính cao thường mọc trên mặt đất ẩm vào mùa dứa chín có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
Do men phân giải proteon làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm…
- Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.
- Không ăn dứa dập nát.
- Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.
- Rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
- Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…