Làm sao để có 1 sức khỏe tốt trong mùa dịch ?.Kênh sức khỏe tốt,
Tin sức khỏe tốt,
Ăn gì để có sức khỏe tốt,
Duy trì sức khỏe tốt,
Cân sức khỏe tốt,
Có sức khỏe tốt để làm gì,
Để có sức khỏe tốt chúng ta,
Muốn có sức khỏe tốt thì phải làm sao Có lẽ đây là bài viết đầu tiên của tôi về Virus Covid – 19. Là một người làm về y tế nhưng không phải chuyên ngành virus hay dịch tễ học nên tôi viết dưới những hiểu biết của tôi.
Covid – 19 thật sự nó không đáng sợ bởi khả năng gây tử vong của nó mà cái đáng sợ là khả năng lây nhiễm của nó, thời gian ủ bệnh lên đến 14 ngày và lây nhiễm chéo ngay cả trong thời gian ủ bệnh …. một điều nữa là chưa có vaccine, thuốc đặc trị.
Cách duy nhất đến thời điểm này mà cơ quan quản lý áp dụng có tính hiệu quả chính là cách ly, khoanh vùng tránh lây nhiễm lan rộng, bởi khi lây nhiễm lan rộng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý hoang mang … quá tải hệ thống y tế, gây mất an ninh trật tự, đó mới là điều đáng ngại nhất của Covid.
Covid – 19 được gọi là virus viêm phổi bởi nó chỉ tác dộng lên hệ hô hấp (Mũi, miệng, họng, phổi ), mà không tác dụng lên các hệ cơ, xương, khớp, tuần hoàn … Chính vì vậy sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, trú ngụ vùng họng, virus xâm nhập vào các tế bào rồi mới sản sinh nhân lên trong các tế bào, sau đó mới xâm nhập vào phổi … Khi xâm nhập vào phổi trên các nền bệnh nhân toàn thân có thể trạng kém thì nguy cơ tử vong rất cao.
Nội dung chính:
Với những đặc tính như vậy của Covid thay vì hoang mang sợ nó thì hãy học cách dự phòng cho đúng với các biện pháp sau rất đơn giản:
1 . Thực hiện khuyến cáo của tổ chức y tế và cơ quan quản lý
+ Khai báo y tế đúng sự thật
+ Đeo khẩu trang và sử dụng khẩu trang đúng cách
+ Rửa tay sát khuẩn thường xuyên
+Hạn chế tụ tập nơi đông người
2 . Các biện pháp dự phòng thêm
Covid -19 lây lan tốt nhất khi ở điều kiện nhiệt độ thấp (khoảng 8 – 9 độ), chính vì vậy việc giữ ấm, sát khuẩn hệ hộ hấp trên là rất quan trọng.
+ Súc miệng nước muối loãng ấm ngày 2 – 3 lần (nước muối pha loãng nhạt như nước canh có thể uống được). Tuyệt đối không pha mặn quá.
+ Dùng nước ấm uống 20 – 30 phút /lần thành thói quen
+ Nếu mà có thể uống được nước trà thêm lát gường là tốt nhất bởi khả năng giữ ấm của gừng, đặc tính sát khuẩn nhẹ của trà.
+ Dành 15 – 30 phút mỗi sáng, giờ nghỉ trưa tập thở, nâng cao khả năng đề kháng của phổi (Bài tập tốt nhất là là vẩy tay điều hòa nhịp thở trong dịch cân kinh )
(Bài tập thể dục giữa giờ họp mà Bác Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế đã từng nói đến mà bị các báo chí lên án có lẽ là điều mà chúng ta nên phải gửi lời tới Bác một lời xin lỗi chân thành. Bởi bác đã có cái nhìn xa hơn rất nhiều trong công tác dự phòng y tế nhưng không chống lại được khả năng truyền thông kém hiểu biết của một nhóm nào đó).
Chúc toàn thể bà con yên tâm để vượt qua khủng hoảng về bệnh tật cũng như kinh tế, bình tâm sống giữa thời thế khó khăn này.
Nguồn : Sưu tầm
Dành cho nhân viên công tác xã hội, người chăm sóc và nhân viên làm việc trong các cơ sở chăm sóc tập trung, trung tâm bảo trợ xã hội và trường giáo dưỡng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trẻ em sống tại các cơ sở thường có khả năng gặp nhiều rủi ro lây nhiễm hơn. Là nhân viên công tác xã hội, người chăm sóc trẻ, người chăm sóc và nhân viên quản lý tại cơ sở trợ giúp xã hội, bạn là người chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khỏe của trẻ.
Để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em tại cơ sở, bạn phải biết cách bảo vệ bản thân, giữ sức khỏe tốt và chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần và sức khỏe tâm lý xã hội của chính mình.
Chăm sóc bản thân bao gồm những gì?
1. Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
3. Bảo vệ sức khỏe tinh thần
4. Biết nên làm gì khi ốm.
Để giảm thiểu nguy cơ:
Lời khuyên vệ sinh
- Hạn chế tối đa việc ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.
- Nếu buộc phải ra ngoài, luôn luôn đeo khẩu trang , hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm sạch các đồ vật và thiết bị thường xuyên sử dụng.
- Thực hiện khai báo y tế, cấp nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Lời khuyên khi bạn làm việc bên ngoài:
- Thông báo cho quản lý trực tiếp của bạn
- Đánh giá các tình huống có thể khiến những thành viên trong gia đình bạn cũng như đồng nghiệp và trẻ em trong cơ sở gặp nguy cơ nhiễm COVID-19 và có kế hoạch giảm thiểu những nguy cơ đó
- Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân
- Tránh tiếp xúc trực tiếp và thực hiện giãn cách xã hội càng nhiều càng tốt, tại trung tâm, tại nhà và khi tham gia giao thông công cộng.
- Khi về nhà, hãy thay quần áo và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay lập tức trước khi chạm vào người khác và đồ vật quanh bạn.
Có rất nhiều thông tin không chính xác đang được lan truyền trong cộng đồng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy chắc chắn cập nhật những thông tin mới nhất về COVID 19 từ các nguồn đáng tin cậy.
Để bảo vệ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của bạn:
Nếu bạn cảm thấy
Mệt mỏi, lười biếng, kích động, tức giận, mất phương hướng, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn với con cái, bối rối, buồn bã, lo lắng, bất lực, quá khích.
Hoặc nếu bạn thấy
Khó ngủ, chán ăn, khó làm việc nhà hàng ngày, khó chăm sóc bản thân và con cái, thiếu động lực, cô đơn, đau đầu kéo dài, căng cơ, thiếu năng lượng.
Bạn cần biết
Tất cả những phản ứng này rất phổ biến, trong tình hình căng thẳng và khó khăn này, giống như tình huống bạn đang gặp phải. Hầu hết các mối quan tâm của bạn có lẽ là dành cho con cái và các thành viên trong gia đình cũng như những người bị nhiễm bệnh gián tiếp hoặc trực tiếp. Bạn chăm sóc bản thân tốt, bạn mới có thể chăm sóc những người thân yêu của mình tốt hơn.
Cần phải làm gì khi ốm:
- Tự cách ly và tránh tất cả các hình thức tiếp xúc
- Không đi làm vì điều đó làm cho người khác có nguy cơ bị lây nhiễm
- Thông báo cho tất cả những người bạn đã tiếp xúc trong 20 ngày qua
Các triệu chứng chính của COVID19 gồm có sốt, mệt mỏi và ho khan. Một số bệnh nhân có thể bị đau, nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau họng. Những triệu chứng này thường nhẹ và xuất hiện ở nhiều giai đoạn. Học cách nhận biết các triệu chứng này ở giai đoạn đầu và theo dõi tình hình sức khỏe của bạn
Nếu bạn nghi ngờ bạn bị lây nhiễm; hoặc nếu bạn khỏe mạnh, nhưng đã đi đến các thành phố/quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch hoặc đã tiếp xúc với bệnh nhân, hãy liên hệ ngay với Đường dây nóng của Bộ Y tế (1900 3228/1900 9095) để được hướng dẫn thêm.