Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước- ôn kho bạc nhà nước 2021

Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước- ôn kho bạc nhà nước 2021. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC Phân tích sự tác động của một kế họach thu, chi NSNN đối với vấn đề lạm phát và thiểu phát của nền kinh tế quốc gia? (link tải ở cuối bài)
Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước- ôn kho bạc nhà nước 2021
Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước- ôn kho bạc nhà nước 2021
 

Phần mở đầu

 
Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ NSNN theo những trình tự và thủ tục luật định, trên cơ sở các khoản thu đã đựơc cơ quan Nhà nứơc có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Việc thu ngân sách nhà nước theo dự toán NSNN để đảm bảo chi và tạo nguồn dự trữ tài chính là vấn đề quan trọng của một quốc gia. Nếu thu không đảm bảo mà phải chi theo dự toán ngân sách sẽ nảy sinh tình trạng bội chi do chênh lệch thiếu giữa tổng chi NSNN và tổng số thu NSNN của năm ngân sách. Bắt buộc nhà nước phải áp dụng các biện pháp để khắc phục như vay trong và ngoài nước hoặc phát hành thêm tiền. Việc phát hành thêm tiền là biện pháp đơn giản nhưng dễ phát sinh tình trạng lạm phát do không bảo đảm bởi một tài sản có thật.
 
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động không thể thiếu trong bộ máy nhà nước. Ngoài việc chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển còn có nhiều khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Nếu dự toán kế hoạch chi trong năm ngân sách mà không được bảo đảm sẽ gây trì trệ và phát sinh tình trạng thiếu phát trong cả nước, làm cho nền kinh tế quốc gia không thể đứng vững, trật tự xã hội không ổn định được.
 
Kế hoạch thu, chi ngân sách được xây dựng hàng năm ngân sách có tác động cân đối nguồn thu, chi để định hướng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
 
2. Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
 
Tác động tích cực:
 
 
– Chi NSNN trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế : Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.
 
Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
 
– Chi NSNN Giải quyết các vấn đề xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế:
 
 
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
 
– Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hoá: Cơ chế điều tiết thông qua chi cho trợ giá, điều chỉnh chi tiêu của chính phủ đã góp phần tạo nền thị trường ổn định, là tiền đề thúc đấy kinh tế phát triển. 
 
– Tác động tiêu cực: 
 
 
Tuy nhiên, nếu việc sử dụng ngân sách Nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách sẽ dẫn dến tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn như cơ cấu chi tiêu ko hợp lý có thể dẫ đến bội chi ngân sách Nhà nước, trong khi đó tác động tiêu cực
 
của bội chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế-xã hội là hết sức rộng lớn. Ví dụ như, để bù đắp bội chi vừa qua để bù đắp bội chi chúng ta quyết định kế hoạch 55.000 tỷ đồng trái phiếu
 
Chính phủ. Nhưng về góc độ vĩ mô, phát hành trái phiếu hơn 50 tỷ đồng này thực chất là một gói nợ. Mà đã nợ thì không những phải trả gốc mà còn phải lo trả nợ cả phần lãi. Và nếu không điều hành khéo léo thì việc phát hành trái phiếu sẽ có hiệu ứng cả tích cực lẫn phản ứng phụ (cả gián tiếp và trực tiếp) trực tiếp như lạm phát và ảnh hưởng trên tỷ giá đồng tiền. Về ảnh hưởng gián tiếp, khoản nợ này đã lấy đi những cơ hội đầu tư khác….
 
 
 
 
3. Bản kế họach thu, chi tài chính của Nhà nứơc trong một năm dương lịch sau khi
 
đựơc Quốc Hội thông qua có tên gọi là gì? Giải thích tại sao lại có tên gọi như vậy?
 
 
Được gọi là Luật NSNN thường niên. Vì:
 
 
– Vì sao gọi là luật: vì nó cũng được ban hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước chính là QH thông qua một trình tự thủ tục nhất định, có giá trị bắt buộc trong phạm vi toàn quốc. 
 
– Vì sao gọi là thường niên: Vì so với các đạo luật khác thường không có thời gian hiệu 
 
lực xác định thì luật NSNN thường niên chỉ có hiệu lực trong vòng một năm. Chính phủ chỉ được phép thi hành trong năm đó. Sau một năm ngân sách, QH lại phải tiến hành thông qua một bản dự toán ngân sách mới.
 
Do đó tên gọi như vậy là để nhấn mạnh điểm khác biệt của đạo luật này so với các văn bản pháp luật khác.
 
 
 
 
4. Trình bày hệ thống NSNN của nứơc ta hiện nay? Phân tích mối quan hệ giữa các
 
cấp ngân sách trong hệ thống NSNN?
 
 
Hệ thống ngân sách nhà nước là tập hợp ngân sách các cấp chính quyền nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai.
 
Tùy thuộc mô hình nhà nước mà có các hệ thống ngân sách khác nhau (nhà nước liên bang, nhà nước đơn nhất )  Nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
 
Các thành phần trong hệ thống này có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.
 
 
Điều 4 luật ngân sách nhà nước qui định “ Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân “.
 
Hệ thống ngân sách Việt nam là hệ thống ngân sách 2 cấp: Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương hiện nay bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (cấp huyện có thể bị lọai bỏ trong tương lai)  hội đồng nhân dân cấp tỉnh được trao quyền để quản lý tòan bộ ngân sách cấp địa phương  thể hiện nguyên tắc tập trung. Nguyên tắc dân chủ công khai chưa được phát huy tốt (không công bố dự tóan ngân sách nhà nước, việc góp ý của quốc hội mang tính hình thức).
 
Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước:
 
 
Tính độc lập tương đối giữa ngân sách các cấp:
 
 
– giao các nguồn thu và chi cho các cấp NS và cho phép mỗi cấp có quyền quyết định NS của mình:
 
Nguồn thu của ngân sách cấp nào thì cấp đó sử dụng.
 
 
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào thì cấp đó phải đảm nhận.
 
Tính phụ thuộc giữa ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp trên:
 
– Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới để địa phương hòan thành nhiệm vụ. 
 
– Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung có mục tiêu để địa phương có thể thực hiện được chính sách mới. đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương.
 
 

Download Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);