Mẹo xử lý đệm bông ép bị ướt , bị bẩn

Mẹo xử lý đệm bông ép bị ướt , bị bẩn:Nệm bị ướt phải làm sao, Xử lý nệm bị đái dầm, Cách hút ẩm đệm, Cách phơi đệm, Nệm bị ẩm, Đó sữa ra đệm, Sấy đệm, Gối cao su non bị ướt Đệm bông ép nhà bạn đã từng BỊ ƯỚT, BỊ ĐỔ THỰC PHẨM; trong trường hợp này bạn “TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC GIẶT ĐỆM”. Nếu giặt đệm bông ép sẽ ảnh hưởng rất lớn, sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của đệm.Khi đệm bông ép bị bẩn, bạn có thể tham khảo cách vệ sinh dưới đây

 

1. Nước tiểu em bé

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, việc nước tiểu của trẻ bám trên đệm luôn là nỗi lo sợ cho mỗi gia đình. Trong trường hợp này:
+ Dùng khăn hoặc giấy khô thấm hết nước trên bề mặt đệm rồi đổ cồn vào chỗ bẩn (Cồn nhanh khô, có tính năng khử mùi và làm sạch vết bẩn).
+ Phơi đệm nơi thoáng gió hoặc bật quạt để làm khô đệm.

2. Đối với vết bẩn là máu

Bôi trực tiếp nước oxi già lên vết bẩn rồi đem phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát hoặc có thể làm khô bằng máy sấy.

3. Đối với vết bẩn từ thực phẩm và nước giải khát

+ Bước 1: pha 1 thìa nước rửa bát với 2 bát nước lạnh.
+ Bước 2: dùng khăn chà nhẹ lên vết bẩn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi vết bẩn biến mất.
+ Bước 3: làm sạch bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh xoa đều lên bề mặt đệm.
+ Bước 4: làm khô đệm bằng máy sấy hoặc đem phơi ở nơi thoáng gió.

Bài chia sẻ từ  bạn của mình Thoa  Korean

Thật không may nếu bạn đang gặp phải sự cố khiến nệm bị ướt. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, nệm sẽ dễ hư hỏng và mất đi độ bền đáng có. Dưới đây là một số bí quyết bạn cần phải xử lý ngay khi nệm cao su bị ướt.

 

 

Nệm cao su bị ướt thì phải làm gì?

1. Tìm hiểu một số nguyên nhân khi nệm bị ướt

Nệm cao su bị ướt có thể do những nguyên nhân phổ biến sau đây và bạn cần tránh hoặc hạn chế:

 ✔ Làm đổ nước lọc, cafe hoặc nước hoa quả, nước ngọt có gas

✔ Nệm bị ướt do trẻ em tè dầm

✔ Máy lạnh hư hỏng dẫn đến rò rỉ nước

✔ Nước mưa bên ngoài vô tình làm ướt nệm

2. Hướng dẫn xử lý nệm bị ướt đúng cách cho các loại nệm

Đối với bất kỳ loại đệm nào, để xử lý trong trường hợp bị ướt thì cần áp dụng nguyên tắc đó là thấm, lau, hút sạch nước và đánh bay mùi bằng hương thơm. Ngoài ra, tùy vào chất liệu đệm cụ thể mà cần áp dụng cách xử lý riêng.

Hiện nay, trên thị trường có 4 dòng nệm chính là nệm bông épnệm lò xo, nệm cao su và nệm foam. Cùng Everon tìm hiểu cách xử lý nệm bị ướt với từng loại nệm một.

2.1. Cách xử lý khi nệm lò xo bị ướt

Đầu tiên, bạn cần hòa bột baking soda với nước và xịt lên các vị trí nệm bị ướt, sau đó để hỗn hợp thấm trong vòng 25 – 30 phút. Sau đó, sử dụng máy hút bụi hoặc máy sấy để làm khô nệm. Hỗn hợp baking soda có khả năng khử mùi hôi trên nệm và làm sạch vết bẩn. Do vậy, thường được sử dụng để xử lý tình trạng nệm bị ướt.

2.2. Cách xử lý khi nệm cao su bị ướt

Nệm cao su có thấm nước không? Việc giải quyết nệm cao su bị thấm nước sẽ dễ dàng hơn so với nệm lò xo hay nệm bông ép. Đầu tiên, bạn tháo ga nệm ra, sau đó dùng khăn lau sạch nước trên nệm. Tiếp đến, dùng phấn rôm rắc lên nệm để hạn chế ẩm ướt, cuối cùng để nệm khô tự nhiên. 

 

 

 

Bạn nên đặt nệm nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn, hoặc dùng quạt mát để giúp nệm khô nhanh hơn. Không được dùng máy sấy hoặc bàn ủi để làm khô nệm cao su vì sẽ ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm, khiến cao su bị khô cứng.

2.3. Cách xử lý khi nệm bông ép bị ướt, bị thấm nước

Dòng nệm bông ép có khả năng thấm hút nước rất mạnh, do vậy bạn phải nhanh chóng tháo rời áo nệm và sẵn sàng cho quá trình làm khô. Sau khi tháo áo nệm, dùng khăn khô ấn mạnh để hút hết nước ra khỏi nệm. Tiếp đến đem nệm phơi khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt.

Nếu nệm bị ướt do chất lỏng có mùi, bạn nên dùng cồn 90 độ để xử lý mùi hôi. Sau đó, dùng một ít tinh dầu thơm đổ lên chỗ nệm bị ướt để khử mùi rồi phơi ở nơi thoáng gió hoặc sấy khô.

2.4. Cách xử lý khi nệm foam bị thấm nước

Bước đầu tiên, bạn dùng hỗn hợp nước với baking soda phun lên bề mặt nệm. Sau 10 đến 15 phút, dùng khăn giấy hoặc giấy thấm hút để làm sạch nệm. Cuối cùng, đem nệm Foam phơi ở nơi thoáng mát với nhiệt độ không quá cao để tránh việc hư hỏng nệm.

3. Mẹo xử lý nệm bị ướt dễ dàng tại nhà với các nguyên liệu đơn giản

Có rất nhiều nguyên nhân do chủ quan hay khách quan dẫn đến đệm bị ướt. Bạn có thể xử lý ngay đệm bị ướt một cách nhanh chóng và hiệu quả với các mẹo nhỏ sau đây.

Dùng khăn bông

Đối với tình huống nệm bị ướt do nước thông thường, bạn có thể dùng khăn bông dày để thấm nước. Lặp đi lặp lại 2 – 3 lần cho đến khi nệm khô, nên kết hợp với quạt gió để nệm nhanh khô hơn.

Xử lý nệm bị ướt bằng cách dùng khăn bông

Cách lau bằng khăn bông có thể áp dụng cho nhiều loại nệm khác nhau. Ngoài ra, bạn không nên dùng máy sấy để làm khô nệm, sẽ dễ khiến bề mặt nệm hư hỏng. 

Nếu vết ướt là do nước tiểu của bé gây ra, bạn có thể dùng phấn rôm, bột baking soda hoặc nước đã pha với baking soda cùng khăn bông lau sạch. Sau khi thấm hút xong có thể dùng tinh dầu thơm để lấn át mùi hôi.

Phơi khô

Trường hợp nệm bị ướt quá nhiều thì bạn có thể đem nệm ra phơi nắng, trước đó nên thấm nệm bằng khăn bông để nhanh khô hơn. Liên tục lật nệm để mau khô và không bị bốc mùi khó chịu. Lưu ý, không nên phơi dưới trời nắng gắt, chỉ nên phơi nơi thoáng gió, nắng nhẹ.

Dùng cồn 90 độ

Đối với nệm bông ép hoặc nệm có chất liệu mút, bạn dùng cồn đổ lên vết ướt trong vòng 1 – 2 giờ để khử mùi và dùng khăn bông để thấm hút nước. Đệm bông ép và đệm mút có thể được làm khô bằng phương pháp sấy hoặc phơi cho khô ráo và loại bỏ mùi hôi khó chịu.

 

Phun cồn pha loãng hoặc nước baking soda lên đệm để khử mùi

Dùng baking soda

Cho baking soda vào bình phun rồi phun trực tiếp vào chỗ bị ướt. Tiếp đến chờ một lúc để soda bay hơi thì dùng khăn bông thấm nước. Đối với nước ngọt hoặc nước hoa quả bị đổ ra nệm bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Baking soda thường được dùng để xử lý nệm bông ép, nệm lò xo hoặc nệm foam bị ướt và cần khử mùi.

4. Sử dụng tấm bảo vệ đệm để hạn chế đệm bị ướt

 

 

Để bảo vệ nệm không bị ướt vì những sự cố trên, nhất là với những gia đình có con nhỏ, bạn nên sử dụng tấm bảo vệ đệm. Tấm bọc này giúp ngăn chặn chất bẩn thấm xuống nệm và cũng hạn chế khả năng nệm bị ướt.

 

 

 

Khi sử dụng tấm bảo vệ đệm, trong trường hợp bị dính nước, bạn chỉ cần thay lớp bọc khác hoặc lấy tấm bọc đệm ra vệ sinh và sử dụng bình thường. Sử dụng tấm bọc đệm giúp bảo quản đệm tốt hơn và dễ dàng vệ sinh đệm bông ép hơn.

5. Sử dụng ga chống thấm để bảo vệ đệm bị ướt, thấm nước

Cách vệ sinh nệm lò xo giúp bền lâu theo năm tháng

Ga chống thấm cao cấp thương hiệu  có thiết kế giống như các loại ga chun nhưng được làm từ chất liệu polyester mềm mại, có khả năng chống thấm tốt. Ga được đặt trên bề mặt đệm để ngăn ngừa hiệu quả các chất lỏng thấm xuống đệm. 

Ngoài ra, ga chống thấm còn loại bỏ những tác hại ẩm mốc từ ngoài môi trường tác động đến chiếc nệm. Đặc biệt, với những gia đình có trẻ em thì việc sử dụng ga chống thấm là thực sự cần thiết để bảo vệ đệm sạch sẽ, bền đẹp. Vừa rồi là những thông tin tổng hợp đầy đủ về các cách xử lý nệm bị ướt ngay tại nhà. Ngoài bảo quản và xử lý đệm bị ướt cẩn thận, bạn cũng nên vệ sinh đệm định kỳ để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);