Bình luận về một bài báo đăng trên vnexpress: Cuộc chiến trên biển đông

Bình luận về một bài báo đăng trên vnexpress: Cuộc chiến trên biển đông. Đọc bài báo cuộc chiến trên Biển Đông của  tác giả Lê Hữu Đức trên báo vnexpress:
 
 
Anh này có cái nhìn rất tốt rằng đây là cơ hội để thay đổi thể chế, cái lý anh ấy đưa ra cũng rất thuyết phục rằng phải biết người biết ta trăm trận không nguy. Và một loại những lý lẽ khác như:

Quan sát cách mà người Trung Hoa đã và đang làm ở biển Đông thì có vẻ họ rất “biết địch, biết ta”, còn cách mà một số người phản ứng lại thì có vẻ như họ mới chỉ “biết ta”, mà “chưa biết địch”. Quay lại nhìn những vấn đề trên biển Đông dưới góc nhìn của Lý thuyết Trò chơi, nhìn vào bối cảnh chiến lược để phân tích tương quan giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trung Quốc, theo tiếng Hán nghĩa là “quốc gia trung tâm của thế giới”. Vậy là ngay thời lập quốc những kẻ cai trị, họ đã mang mộng bá chủ thế giới rồi. Tuy nhiên, người Trung Hoa mà phần đa là người Hán phải chịu sự cai trị  của dân tộc ngoại lai Mãn Thanh, sau đó là sự xâu xé của các nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ… và đặc biệt là sự chiếm đóng của người Nhật. Thực tế kéo dài hàng trăm năm đó đã nung nấu một chủ nghĩa dân tộc cực đoan hàng thế kỷ của người Trung Hoa. Đây là lúc kinh tế, quân sự Trung Quốc đạt được sự chín muồi để thực hiện giấc mộng bá quyền và tinh thần phục hận hàng thế kỷ trước đó.
Về kinh tế, năm 1999, Trung Quốc bình quân thu nhập đầu người bằng Việt Nam. Nhưng đến 2014, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã gấp gần 3 lần so với chúng ta và họ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong khi Việt Nam là vẫn là một trong những nền kinh tế kém nhất ở Đông Nam Á, thậm chí hiện nay tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn bị cả Lào và Campuchia vượt qua. Về quân sự, kinh tế vượt trội kéo theo khả năng mua sắm thiết bị quân sự vượt trội. Mình có thể mua được một tàu ngầm thì Trung Quốc có thể mua được mười, thậm chí một trăm và hơn nữa.
và có một câu kết có lẽ làm lay động lòng nhiều người:

Trong chiến tranh không phải cứ mạnh là thắng mà là sự sáng tạo của một dân tộc bảo vệ lẽ phải sẽ là vô địch. Chúng ta có Điện Biên Phủ ở trên đất, Điện Biên Phủ trên không sao chúng ta lại không làm được một Điện Biên Phủ trên biển?

Trong chiến tranh có lẽ có một nguyên tắc này ai làm chính trị cũng biết: Nếu thấy yếu hơn thì phải hòa bình, nếu thấy khỏe hơn thì đánh ngay, nếu thấy lực lượng tương đương thì chờ đợi, nếu thấy hơn thì lấn át, kém thì mượn sức, nếu mượn sức thì phải có kế hoạch 2 mặt. Có lẽ những cái về tương quan lực lượng, hay lợi thế, thiệt hơn giữa Việt Nam- Trung Quốc thì nó đã quá rõ ràng, Trung Quốc nó quá mạnh, quá hiểu ta, do thám đến đâu thì nhiều khi ta cũng chẳng ngờ được- điều này thì xem nhà thầu Trung Quốc chiếm bao nhiều % những dự án lớn ở VN, rồi một số tai tiếng gián điệp chắc không ít người cũng đã từng nghe qua.
 
 Còn ta đánh được khi nào? Việt Nam đã từng có thời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Ngô Quyền,  là đánh nhau tốt nhất khi nước đang hòa bình, đây cũng là 2 cá nhân kiệt xuất, toàn quyền trong quân đội lúc đó, còn lại hầu hết các cuộc chiến thành công khác đều dài và dai, ở thế chúng ta bị con giun xéo lắm cũng quằn, chẳng còn gì để mất. Đó cũng là lý do Việt Nam 4000 năm dựng nước, 2000 năm được lịch sử ghi rõ từ những năm 40 sau công nguyên  thì thật ra độc lập cũng nửa vời, 1000 năm bắc thuộc, liên miên , thế kỉ 19-20 thì hơn 80 năm Pháp thuộc, 25 năm chống Mỹ. Như vậy là dân tộc ta lúc nào cũng ở thế yếu trong lịch sử, bị áp bức quá nhiều, đến lúc không chịu nổi do quá bất công mới vùng lên.
 
 
Nhật chiếm Trung Quốc, tung hoành và bá đạo ở Châu Á suốt thế kỉ 20, bây giờ là cường quốc kinh tế . Mối nhục quốc thể của Trung Quốc là bị Mông Cổ và Nhật, 2 nước sát sườn nhỏ bé đánh cho tơi tả, biến một thằng to vật làm nô lệ, dân Trung Quốc hận Nhật và coi thường Việt Nam. 
 
Trong bài báo trên tác giả có nêu 4 ý này trong gợi mở giải pháp:
Thứ nhất, hãy coi đây là cơ hội để chúng ta thay đổi nhằm phát huy được năng lực nội tại của toàn dân từ đó tạo ra một thế cân bằng mới cho quốc gia. Lúc này đây, nhân dân, Quốc hội và Chính phủ phải cùng xem đây là lúc thực sự nghiêm túc cải thiện môi trường thể chế (trong đó có cải cách hệ thống luật pháp) theo hướng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để mỗi người dân phát huy hết được năng lực nội tại của mình, từ đó tạo ra một sức mạnh của toàn dân to lớn hơn.
Thứ hai, xây dựng vị thế mới trên chiến trận về kinh tế mà ở đó doanh nhân phải là những chiến sĩ tiên phong. Chỉ có thắng trên mặt trận kinh tế thì chúng ta mới có thể chiến thắng trên biển. Kinh tế tương đối chúng ta so với Trung Quốc càng kém đi, bối cảnh chiến lược biển Đông sẽ luôn xấu dần đi. Sẽ không bao giờ thắng trên mặt trận kinh tế nếu chúng ta không có những doanh nhân giỏi. Động lực làm giàu mỗi người dân sẽ giúp chúng ta có những doanh nhân giỏi hơn và các doanh nghiệp sẽ làm ăn cạnh tranh hơn. Khi nước chúng ta có những doanh nhân giỏi như người Israel, doanh nhân Việt có thể cạnh tranh được với doanh nhân Trung Quốc và thế giới. Đừng bao giờ quên người Israel chỉ có 6,9 triệu dân (năm 2004) luôn bị đe dọa xóa sổ bởi hàng trăm triệu người Ả rập ngay bên cạnh mà họ luôn đứng vững và không những thế còn phát triển và ngày càng trở nên thịnh vượng hơn. Chúng ta có đến 90 triệu dân!
Thứ ba, hãy liên kết với lực lượng thứ ba lại thành một khối. Chúng ta phải nói cho bạn bè trên thế giới (bao gồm cả những người Trung Hoa yêu chuộng hòa bình) lẽ phải và phải để họ hiểu được những đe dọa chung. Tham vọng bá quyền của Trung Hoa là cơ hội để những những nước cùng chung hiểm họa ngồi lại với nhau. Đừng bao giờ mắc sai lầm khi thực hiện đàm phán song phương vì đó là cách mà Trung Quốc chia rẽ sức mạnh tổng hợp chúng ta và những người bạn có cùng mâu thuẫn quyền lợi với Trung Quốc.

Thứ tư, quan trọng nhất là phải lấy dân làm gốc. Sinh mạng của nhân dân là thiêng liêng. Chúng ta yêu hòa bình và sẽ bằng mọi cách tránh chiến tranh nếu chúng ta còn có lựa chọn khác để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, khi không còn lựa chọn nào khác mà chúng ta phải chiến đấu thì hãy luôn lắng nghe nhân dân, hãy học hỏi cách mà ông cha đã làm. Ngày xưa giặc Mông Nguyên chiếm gần cả thế giới nhưng qua xâm chiếm ta cả 3 lần đều bại. 
Về điểm này thì cá nhân mình thấy nó ít giá trị, có nhiều người đã nói nếu chúng ta làm như Tây thì chúng ta đã giàu to rồi- nghĩa là đã mạnh lên rất nhiều rồi.  Chữ phát triển bao hàm 3 yếu tố: Chủ thể phát triển, động lực phát triển, cách thức phát triển. Sớm muộn cũng phải thay đổi tình trang lâu nay để thành một quốc gia mạnh. Việt Nam có anh hùng chiến tranh, nhưng không có anh hùng phát triển kinh tế (so với thế giới), không có khoa học xuất chúng, cạnh tranh là điều không tưởng.  Có thể tác giả mong muốn có một tiếng kêu gọi nhân thời thế hiện nay, xin thưa là hãy nhìn Tản Đà và những trí thức thời ông, tác giả sẽ hiểu vì sao không có lối cho những lời gợi mở trên. Bài báo có thể được tán dương bởi nhiều người, nhưng vô giá trị và thừa thãi với những người được hướng đến. 
 
 
 
Có nhiều tri thức Việt cũng từng chán nản ở nơi nông dân chế tạo máy bay và nhà khoa học viết báo cáo giấy. Họ không muốn đứng trong những hàng ngũ gọi là nhà khoa học nhưng không tạo ra vật chất cho quốc gia, tiến sĩ nhiều vô kể. Phải chờ đợi thế hệ, trước mắt với cơ chế hiện nay khó lòng xuất hiện những cá nhân kiệt xuất như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt- ngôi sao duy nhất mà đến giờ nhiều người từng làm việc với ông phải thán phục về trình độ và khả năng phát triển kinh tế, hay thế hệ bộ trưởng vàng Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị..rất đáng tiếc là không có một chiều dài những cá nhân như thế kết hợp với nhau. Nếu đủ thời gian, đủ cá nhân kiệt xuất tài giỏi, có lẽ chúng ta đã nhìn ra được chính xác vấn đề cho quốc gia Việt Nam- đã được nhiều trí thức nhìn thấy: Cải tạo nòi giống
 
Cải tạo nòi giống là cả từ thể trạng sức khỏe và giáo dục (giáo dục theo nghĩa rộng). Mong rằng có một tương lai nào đó cho một Nguyễn Ái Quộc thứ 2 ra đi tìm đường và thực hiện thành công trên mặt trận phát triển quốc gia Việt Nam. Đến lúc đấy thì những vụ như hiện nay chỉ là con muỗi. Khỏi cần bình luận nhiều, giống như Trung Quốc và Đài Loan câm nín nhìn Nhật cai quản đảo Senkaku. 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);