Cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc. Sự kiện Trung Quốc đưa dàn khoan vào sâu lục địa của nước ta hiện nay đang được nhiều bạn hết sức quan tâm và chia sẻ, mình cũng xin có một số bài ở góc độ cá nhân về nhiều mặt giữa Việt Nam- và Trung Quốc. Sau đây là một bài viết về vấn đề đầu tư của Trung Quốc ở VN.
Trong một bài báo tổng kết lại nhiều vấn đề về đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam có một đoạn mà nhiều người đã biết nhưng bất lực nhìn thực tại:
Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6/8, bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế – cung cấp thiết bị – xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD…Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. “Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại”, bà Loan thẳng thắn.
Đoạn đường sắt trên cao – đoạn đi qua Hoàng Cầu do Trung Quốc là chủ đầu tư và thi công
90%- con số đủ để lay động bất cứ ai không tin vào sức mạnh của người Trung Quộc trên lãnh thổ ta, vốn đầu tư của nó quá bé, nhưng sự ảnh hưởng của nó quá lớn
8% so với 40% của Nhật. Xin được trích dẫn một đoạn bình luận khác cũng trên báo vnexpress:
Thời báo Kinh tế Sài Gòn mới đây dẫn báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đánh giá năng lực các nhà thầu cho hay, trong khoảng 45 nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, có nhiều công ty của Trung Quốc như Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thi công đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông, Công ty Xây dựng Quảng Tây, Tổng công ty cầu đường Trung Quốc, Công ty cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE – Trung Quốc). Đặc biệt, tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, con số nhà thầu Trung Quốc đưa ra đã bị đội vốn gần 100%, từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.“Nhà thầu Trung Quốc thường thắng thầu bằng giá thấp, nhưng trong quá trình thực hiện họ lại đội giá lên, cuối cùng là mức giá công trình có thể đắt hơn nhiều so với trước. Đây là cách thức chơi không sòng phẳng”, bà Phạm Chi Lan bày tỏ.Giá rẻ cũng đi kèm với chất lượng thấp. Bà Phạm Chi Lan bày tỏ sự bức xúc khi nhiều công trình do nhà thầu Trung Quốc xây dựng xuống cấp nhanh chóng sau khi bàn giao, ngoài ra họ cũng đưa cả nhân công, thiết bị từ Trung Quốc sang trong khi là nhà thầu, họ phải thuê nhân công trong nước cũng như hạn chế sử dụng các thiết bị nhập.
Nếu ai tìm hiểu sẽ rõ, vì sao nó lại có thể làm kiểu đội giá như những nhà thầu Việt Nam được, sao các nhà thầu của các nước khác ít bị kêu về vấn đề này, chỉ có nhà thầu của Việt Nam và Trung Quốc là xảy ra vấn đề đội giá cả trăm phần trăm. Đấy là một minh chứng cho cái điều mà ai cũng biết mà ai cũng ko nên nói, chẳng nhẽ tất cả những ông kí bút phê duyệt dự án đều mù cả sao? Hầu hết người ta đều biết, nhưng thực tại là phải biết chấp nhận luật chơi và những cái mờ ám của nó.
Việc Trung Quốc gây ảnh hưởng khắp bốn phương, không chỉ Việt Nam, từ Châu Phi, Châu Mỹ, Nga, với chính sách ảnh hưởng rộng khắp, win và lost, người thua thì ta mới được, ngu để trị. Nó không bao giờ chơi win win cả. Và thật ra giờ cả thế giới đang căm ghét nó. Ai đã từng đọc cuốn death by china rồi sẽ hiểu một phần, cả thế giới căm ghét Trung Quốc chứ không riêng gì Việt Nam, kiểu chơi khôn lỏi rồi cũng có lúc nó chết. Châu Phi đã có những động thái đầu tiên. Xin lấy 1 bài luôn từ trang chính thống:
Bài báo phân tích và đưa ra nhiều hình ảnh phản đối TQ trên khắp nơi. Người TQ biết điều đó, nhưng nó không hãm được, quá đông dân, không có cơ chế quản lý chuyên nghiệp, phải độc tài, cứng rắn và nghiêm khắc. Thành ra chính bản thân nội tại của nó cũng giống như một con hổ dữ, cắn xé khắp nơi, cách tốt nhất là đưa người TQ tràn ngập thế giới, và chi phối thế giới bằng mạng lưới rộng khắp dòng máu TQ. Có đánh thì đánh vào thềm lục địa, chứ không thể đánh cả thế giới đầy rẫy người TQ được.
Đúng, chiến lược đó đúng và thế giới phải chịu thua nó, nó lợi dụng xung đột của Nga với phương Tây để dựa vào Nga, không ai chơi lại được cả 2 nước đó liên minh lại. Ổn định và vị thế vững chắc rồi, thì nó chơi lại thế giới bằng cách ăn cắp khoa học công nghệ của các nước phát triển và vơ vét tài nguyên của các nước nghèo khó, yếu kém. Hậu quả là cuộc đối đầu giữa các nước phát triển và Trung- Nga sẽ làm cho các nước bé nhỏ khác trở thành vật tế thần. Qua việc gây gổ với các quốc gia nhỏ bé hơn, họ thăm dò lẫn nhau, nắn gân nhau. Từ mặt trận công khai đến đầu tư và ảnh hưởng chính trị.
Nhưng chính lúc bị chèn ép, rồi một ngày nào đó, quy luật tất yếu của một số quốc gia nhỏ bé, bị thịt đến sắp chết, sẽ nảy sinh ra những kiệt nhân thay đổi tình thế, giống như những gì mà Bác Hồ đã làm trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Một ngày nào đó lãnh đạo của chúng ta sẽ không chỉ giỏi trên mặt trận đánh nhau mà còn trên mặt trận phát triển kinh tế. Điều cần là đón chờ những yếu kém của chúng ta trước TQ để nẩy sinh anh hùng. Nó càng chơi ta khăm nhiều về mặt kinh tế, dạy cho ta những bài học ngu nhớ đời như và hơn cả hiện nay, thì ta càng có cơ hội có nhiều hơn nữa một thế hệ lãnh đạo giỏi trong thời đại mới.