Ông Nguyễn Thành Nam, nguyên Tổng Giám đốc FPT đã viết trong lá thư gửi con nhân ngày sinh nhật Bác là “ba muốn nói với các con rằng, đừng phê phán kỳ thị, hãy sang Trung quốc để chiêm ngưỡng những thành tựu của họ, tìm lấy 1 sản phẩm, 1 vấn đề mình quan tâm và tự đặt câu hỏi: tại sao họ làm được mà ta lại không làm được? Hàng ngàn, hàng vạn người đặt câu hỏi, sẽ có người tìm được câu trả lời”.
Và thực tế là năm 2007 FPT đã thành công trong việc huấn luyên một nhóm lập trình viên, trong đó có cả những người chưa tốt nghiệp ĐH, chỉ trong vòng 6 tháng đạt được năng suất lao động cao hơn các công ty Trung Quốc đã có kinh nghiệm nhiều năm để thắng thầu cung cấp phần mềm cho công ty Nhật Bản. Như một giám đốc người Nhật đã nói “người Việt Nam giỏi lắm, thông minh lắm, kiên cường lắm vì người Nhật đã thua người Mỹ, còn người Việt Nam thì lại thắng nước Mỹ, làm cả nước Nhật thấy sỉ nhục. Nhưng 20 năm qua đi, Nhật Bạn có Toyota, có Honda, có Mitsubishi, Việt Nam có gì? Người Hàn Quốc chịu sỉ nhục trước người Nhật, họ có Hyundai, có Samsung, có LG, Việt Nam có gì?”
Biến cố lịch sử Trung Quốc đe dọa biển đảo Việt Nam đã thúc đẩy chúng ta nhìn lại sự lệ thuộc của thị trường Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Cùng là châu Á, cùng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa TQ như chúng ta như sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore hay thậm chí là Đài Loan đã tránh được sự lệ thuộc kinh tế vào nước khác?
Vì sao một hòn đảo nhỏ như Đài Loan, địa vị chính trị còn khó khăn hơn chúng ta nhiều lại có thể thoát được sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc mà chúng ta thì chưa? Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại mình để mở rộng bang giao, đa phương hóa hơn nữa quan hệ kinh tế và nâng cao khả năng tự cường đề chúng ta khỏi chết ngất khi muốn bài trừ hàng nước Lọa như chú Tư trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Ngoài những nghiên cứu riêng về đất nước TQ, cũng như đọc và tham khảo nhiều bài viết về TQ, quan hệ TQ – VN, hầu hết chúng ta đều nhận ra rằng. Trong lịch sử và hiện nay, chúng ta bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi đất nước này, nặng đủ mọi thứ. Đây phải nói là láng giềng 4000 năm chưa bao giờ tốt cả. Và 3 giải pháp mở rộng bang giao, đa phương hóa quan hệ kinh tế và nâng cao khả năng tự cường về mặt chiến lược là những bước đi đúng- rất nhiều người ở VN đã nhận thấy những điều đó. Nhưng lịch sử cũng ghi nhận chúng ta chưa bao giờ làm được điều đó.
Bình luận
Giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam- Bài 1
Giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam- Bài 1 Hôm nay đọc được một bài trên báo dantri.com.vn bàn về cách giảm ảnh hưởng của TQ tới Việt Nam. Bài báo có nhan đề Tại sao Hàn Quốc, Singapore tránh được “lệ thuộc” Trung Quốc? .
Quả thật, đây là một bài viết nhìn vào sự thật đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Bài báo cũng đưa ra giải pháp( ở cuối bài là “đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại mình để mở rộng bang giao, đa phương hóa hơn nữa quan hệ kinh tế và nâng cao khả năng tự cường “. Xin được trích một phần bài viết:
Suy ngẫm từ các đề án, đề xuất, kiến nghị hiện nay mới ngẫm thấy một vấn đề. Đó là có nghiên cứu, có để xuất, có tổ chức thực hiện, nhưng không bao giờ có nghiên cứu, đánh giá xem các đề án đấy có khả thi , phù hợp về trình độ đối với những người thực hiện hay không.
Đấy là một trong những cái vô cùng quan trọng trong việc nói đi đôi với làm. Và thấu hiểu tại sao người nước ngoài luôn tạo ra những sản phẩm đơn giản nhất có thể sử dụng được, kể cả luật pháp. Họ luôn làm để cho những người dốt nhất cũng có thể làm theo được…
Như vậy, sau tất cả những phân tích ảnh hưởng lợi hại, chiến lược với TQ. Người ta sẽ có rất nhiều kế sách được bày ra. Nhưng ai có thể làm được, khi mà đã có những bài học về quốc lộ 5- Hà Nội- Hải Phòng thành phố quốc lộ 5, đường cao tốc xây xong phí quá cao, xe phải tránh…?
Một cơ thể yếu là khi gặp bệnh nó sẽ chao đảo. Một đất nước không có chiều sâu và chỗ đứng sẽ ăn đòn khi gặp các cản trở cả nội tại và ngoại lai. Để giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc- cần có một quyết tâm đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Đấy mới là vấn đề ruột gan.