Cách làm nước mắm tại nhà. Cách làm nước mắm cá rô phi, Cách nấu nước mắm cá com, Cách tạo mùi thơm cho nước mắm, Cách nấu nước mắm cá đồng, Cách muối mắm cá cơm, Cách làm nước mắm cá nục, Cách lọc nước mắm cá cơm, Quy trình làm nước mắm Ngại nước mắm không an toàn ngoài thị trường, bạn hoàn toàn có thể tự làm loại gia vị này tại nhà. Với cách làm nước mắm này thì bạn có những chén nước mắm nguyên chất, an toàn hơn và thơm ngon hơn rất nhiều.
Nguyên liệu:Nước mắm ngon được chế biến bằng phương pháp ủ chượp tự nhiên, trữ cá biển tươi và muối sạch theo tỷ lệ 4:1 trong chum vại hoặc thùng gỗ trong khoảng gần 12 tháng, để hòa tan hoàn toàn cốt nhục của cá thành nước. Nhờ vậy, nguồn tinh cốt nước mắm nguyên chất sẽ có độ đạm tự nhiên cao, từ 30 đến 40 độ.
– Cá cơm tươi ngon: 2 kg
– Muối trắng: 0,6kg
– Hũ thủy tinh hoặc hũ sành to, đủ để đựng cá cơm.
Thực hiện:
– Cá cơm sau khi mua ngoài chợ về rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.
– Cho cá vào chậu lớn, đổ muối trắng vào chậu, đảo đều.
– Cho cá cơm vào hũ, đậy kín.
– Sau 1 tháng là mắm cơm có thể dùng được.
Lưu ý: Bạn nên để hũ mắm ở nơi thoáng đãng, tránh ruồi bọ. Và sau khoảng 6 tháng là mọi người có thể chắt nước mắm ra dùng giống như nước mắm mà mọi người vẫn hay mua ở ngoài như bây giờ.
Các công đoạn quan trọng
– Mùa cá cơm bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 2 hàng năm. Trong đó thời điểm cá béo và ngon nhất là khoảng tháng 10-12. Nếu mua số lượng vừa, ít thì nên chọn các tàu đánh bắt trong ngày. Cá có độ tươi nhờ thời gian đi biển ngắn. Nên chọn cách ướp muối ngay sau khi cá lên thuyền (kiểu Phú Quốc) để cá giữ độ tươi ngon.
– Sau khi đánh bắt về, cá sẽ được trộn muối. Đó là công đoạn đầu tiên trong quy trình chế biến cá. Trước khi trộn muối cần phơi cho cá hơi dập mình. Tỉ lệ muối cá có thể là 3:1 hoặc 10:4. Từ đây, hỗn hợp cá muối còn được gọi là chượp.
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ đó là thêm 3-5% thơm (dứa) xay nhỏ vào khối chượp. Sau khi được ướp, khối chượp sẽ được ủ trong hũ.
– Sau khoảng 2-4 ngày, khi cá đã ăn muối, tiến hành mở nút lù tháo nước trong khối chượp ra. Nước này được gọi là nước bổi. Đem nước bổi này phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, khuấy đảo thường xuyên. Đạm trong nước bổi có hàm lượng khá cao nhưng chưa chế được vì còn khá tanh.
– Khi rút nước bổi ra, tất nhiên khối chượp chỉ còn 60-70% so với ban đầu. Lúc này, cần cho thêm chượp vào đến khi đầy thùng thì đậy một lớp nilon lên mặt. Ép cho tấm nilong dính sát vào khối chượp, tiếp tục đổ lên đó lớp muối mỏng để thêm sức ép, tạo môi trường kỵ khí cho khối chượp, tránh vi khuẩn háo khí có thể sinh ra dòi bọ.
– Đây là giai đoạn “lên men khô” rất quan trọng trong quá trình chế biến. Gian đoạn này kéo dài khoảng 20-25 ngày trong thời tiết nắng nóng hoặc 30-40 nếu thời tiết mưa lạnh. Sau quãng thời gian đó, lại mở khối chượp ra để chỉnh lại bề mặt cho phẳng.
– Tiếp theo, tiếp tục đổ lên bề mặt khối chượp lớp muối dành tầm 15cm rồi gài nén bằng vỉ tre. Lúc này, nước bổi quan đầu sau khi được phơi nắng và khuấy đảo cũng đồng thời được đổ lại vào khối chượp. Lượng nước bổi đổ vào này cần đủ nhiều để ngập quá vỉ 10cm. Với mức ngập như vậy, khi thùng trổ ở dưới đầy mặt vỉ sẽ khô chứ không còn nước. Đó là điều rất quan trọng.
Cần nhớ rằng, 2 ngày trước trút lại nước bổi vào khối chượp, phải ngừng khuấy đảo và để lắng.
– Vài ngày sau khi khối chượp được gài nén bằng vỉ tre, tiến hàng kéo rút liên tục cho đến khi chượp chín ngấu. Đến lúc đó, rút nước mắm thành phẩm ra. Ta có nước mắm vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon với màu sắc hấp dẫn.
Quan trọng hơn là phần chượp còn lại trong bể sẽ được dùng để tạo cảm quan cho nước mắm giàu dinh dưỡng nhưng thiếu cảm quan được làm từ các loại cá khác.