Bảng so sánh luật quản lý thuế sửa đổi với luật quản lý thuế hợp nhất

Bảng so sánh luật quản lý thuế sửa đổi với luật quản lý thuế hợp nhất(Chữ in đậm nghiêng là nội dung mới sửa đổi, bổ sung). tài liệu anh Trịnh Duy Phong share

Bảng so sánh

Luật Quản lý thuế hợp nhất

 Luật Quản lý thuế (sửa đổi)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.

Luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người nộp thuế:

1. Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc NSNN (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc NSNN;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

2. Cơ quan quản lý thuế:

2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:

a) Cơ quan thuế gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế;

a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;

b) Cơ quan hải quan gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan.

b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

3. Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan.

3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.

4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.

4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nội dung quản lý thuế

Điều 4. Nội dung quản lý thuế

 

1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

3. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

4. Quản lý thông tin về người nộp thuế.

4. Quản lý thông tin người nộp thuế.

5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.

 

6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

 

9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

 

10. Hợp tác quốc tế về thuế.

 

11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý thuế

Điều 5. Nguyên tắc quản lý thuế

1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

 

2. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

3. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

 

 

4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

 

5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

4. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:

 

a) Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;

 

 

b) Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

 

 

5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

 

a) Không vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan trong hai năm liên tục;

 

b) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;

 

c) Thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử;

 

d) Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê;

 

đ) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hằng năm theo mức quy định.

 

6. Chính phủ quy định chi tiết Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

 

Xem đầy đủ và tải tài liệu :

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);