Lá đinh lăng là gì? lá và củ đinh lăng uống có tác dụng gì?

đinh lăng là gì? lá và củ đinh lăng uống có tác dụng gì?Theo các chuyên gia, mặc dù nước lá cây đinh lăng rất tốt cho sức khỏe nhưng trong cây đinh lăng có chứa nhiều Saponin, dùng quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu.. Chỉ nên sử dụng nước lá đinh lăng với liều lượng cho phép, lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, phá vỡ hồng cầu. 

Lá đinh năng là gì? lá đinh lăng uống có tác dụng gì?
Lá đinh năng là gì? lá đinh lăng uống có tác dụng gì?
Theo Wikipedia cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhan sâm – Araliaceac, dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.
Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8-1.0m. Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta.
 
Cây đinh lăng có hơn 30 loại nhưng thường gặp nhất là các loại sau:
Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)
Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)
Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
Đinh lăng lá ráng
Đinh lăng lá tròn
Đinh lăng viền bạc
Đinh lăng lá răng
Hình ảnh cây đinh lăng
Cây đinh lăng
Cây đinh lăng
Hoa cây đinh lăng
 
Do không có nhiều tác dụng như là và rễ nên nhiều người không hề để ý đến hoa đinh lăng. Hoa Đinh lăng tinh khiết và giản dị với hai màu thường thấy là màu lục nhạt hoặc màu trắng xám. Hoa Đinh lăng thường nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 và thường nở thành cụm. Mỗi cụm hoa thường có hình ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả Đinh lăng được tạo thành từ hoa đinh lăng có màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.
 

Thành phần hóa học trong cây đinh lăng

 
Trong cây Đinh lăn có chứa rất nhiều các thàn phần hóa học có lợi cho sức khỏe bào gồm: Các alcaloit, vitamin B1, Flavonoit, glucozit, acid amin quan trọng
 

Phân bố và cách thu hoạch cây đinh lăng

 
Đinh lăng là loại cây có sức sống mãnh liệt, loại cây này mọc hoang dại chủ yếu tại các tỉnh miền núi của nước ta, những nơi có khí hậu mát mẻ cẳng hạn như Yên Bái, Lào Cai hoặc các tỉnh ven biên giới với Trung Quốc. Nhận thấy đây là loại cây có giá trị cao về kinh tế thì nên nhiều nông dân trồng rộng rãi khắp nơi trên cả nước
Trước đây người ta thường chỉ thu hoạch lá đinh lăng để làm noi như một loại rau gia vị, gần đây thì người ta thu hoạch cả rễ cây bằng cách đào lên rửa sạch và phơi khô
 

Cây đinh lăng có mấy loại

 
Cây đinh lăng cũng có nhiều giống loại khác nhau, để tránh nhầm lẫn về tên gọi thì mình xin giới thiệu một số giống cây đinh lăng
Cây đinh lăn lá nhỏ: Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất, khi chúng ta nhắc tới cây đinh lăng thì hình ảnh đầu tiên chúng ta liên tưởng đó chính là giống cây này. Loại cây này thường dùng để làm lá gia vị, hoặc lấy thân và rễ cây để làm thuốc
Cây Đinh Lăng Đĩa: Loại cây này có hình dáng to, thường được trồng để làm cảnh nên rất ít người biết về loại cây này
Cây Đinh Lăng Lá Răng: Đặng điểm của loại cây này là lá cây có bản tròn và xé răng cưa. Chúng thường được bán tai các tiệm cây cảnh để trang trí trong nhà
Cây Đinh Lăng lá bạc: Loại cây này về hình dáng thì tương đối giống với cây Đinh Lăng lá răng. Tuy nhiên có một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở loại cây này đó là viền lá của chúng có màu trắng rất nổi bật.
Cây Đinh Lăng lá to: Loại cây này khá hiếm gặp. Lá của loại cây này hình thuôn và to khong như cây đinh lăng lá nhỏ.
Cây Đinh Lăng lá tròn: Lá của loại cây này hình tròn nên cũng được gọi với cái tên như vậy . Loại cây này thường được nhiều người lựa chọn dùng để trồng làm cảnh trong nhà
 

Cách trồng cây đinh lăng

 
Cách trồng cây đinh lăng: Cây đinh lăng được trồng bằng thân.
Bộ phần sử dụng: dùng toàn bộ rễ hoặc vỏ rễ của cây đã trồng trên 3 năm. Còn dùng thân, cành và lá. Thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hoặc phơi khô. Khi dùng tẩm nước gừng sao có mùi thơm.
 

Tác dụng của cây đinh lăng

 
Cây đinh lăng có nhiều tác dụng như:
Rễ làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa.
Chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bênh thận
Có tác dụng lợi sữa, ta mồ hôi trộm
Cây đinh lăng ngâm rượu: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Chú ý: có 2 loại đinh lăng lá nhỏ và lá to, tác dụng như nhau.
Đinh lăng làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp: Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn đắp lên vết thương, chỗ sưng đau. Ngày xưa, khi bị chảy máu tay hay chân, các cụ cầm máu bằng cách nhai lá đinh lăng, đắp vào chỗ chảy máu rồi lấy mảnh vải buộc lại.
 
Đinh lăng chữa tê khớp và đau lưng mỏi gối, bệnh gút: Dùng thân cành cây đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.
Chữa phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối: thân cành đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, lá lốt, rễ xấu hổ, bưởi bung, mỗi loại 10g) cho vào 600ml nước, sắc cô còn 300ml, uống mỗi ngày 3 lần.

Lá đinh lăng chữa mất ngủ, giúp an thần, giảm đau đầu

Trong lá đinh lăng có chứa saponin và rất nhiều thành phần quan trọng khác. Các nhà đã chứng minh được rằng dược tính của lá có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não. Điều này tác động rất tốt lên hệ thần kinh.

Bên cạnh đó lá đinh lăng cũng có công dụng tăng cường sức đề kháng, an thần và thông kinh lạc… Sử dụng lá đinh lăng giúp người bệnh an thần, ngủ ngon giấc và sâu giấc hơn. Đối với người bệnh có triệu chứng đau đầu thì lá đinh lăng có thể phát huy công dụng giảm đau, cải thiện tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, khi thức dậy, người dùng còn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.

Các cách sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ:

  • Sử dụng gối đinh lăng chống mất ngủ:  Lá non cây đinh lăng lá nhỏ và rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn còn bám trên lá. Sau đó đem phơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá. Nên phơi lá vừa tới, tránh bị ròn, kiểm tra lá còn có độ dẻo nhất định là có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp xong rồi đem lá đi hút ẩm ở nhiệt độ quy định. Sau đó trộn với bông gòn và lá đinh lăng một lượng vừa đủ và phù hợp để làm ruột gối đinh lăng. Làm sao để ruột gối không bị nhiều đinh lăng gây mùi hắc, sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.
  • Sử dụng đinh lăng làm các món ăn hàng ngày. Các món ăn phổ biến là món trứng chiên, cá kho và cháo tim heo…  Đây còn là các món ăn tốt cho việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
 

Cây đinh lăng làm thuốc

 
Ngoài ra đinh lăng còn có công dụng cho người mệt mỏi, không muốn hoạt động: Rễ củ Đinh lăng thái mỏng 15g, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40 g lá tươi giã nát, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Rễ củ đinh lăng
Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);