4 mẫu nhân viên cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ

 So sánh khi làm việc ở công ty lớn và nhỏ, Nên làm công ty lớn ổn định hay công ty nhỏ mới thành lập, Doanh nghiệp tư nhân là, Doanh nghiệp nào sau đây chịu trách nhiệm vô hạn, Nếu Điều lệ công ty không quy định khác người quản lý doanh nghiệp là, Doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm vô hạn, Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn, Mô hình nào không phải là doanh nghiệp
4 mẫu nhân viên cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ
4 mẫu nhân viên cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ

4 mẫu nhân viên cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ: Tìm được đội ngũ nhân sự “cứng” là một thách thức lớn cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do hạn chế về tiếng tăm cũng như năng lực tài chính, các doanh nghiệp này thường chỉ thu hút được những nhân sự ít kinh nghiệm hơn so với công ty lớn. Các công ty khởi nghiệp thì càng gặp khó khăn trong việc trả công xứng đáng cho tài năng triển vọng. Do đó, tuyển nhân viên là quá trình cần cân nhắc kỹ lưỡng.
4 kiểu nhân viên dưới đây sẽ là nền tảng vững chắc cho nhu cầu phát triển hiện tại cũng như việc mở rộng quy mô công ty trong tương lai:

1. Có đam mê

Niềm đam mê không được hình thành bởi kỹ năng hay kinh nghiệm, nó xuất phát từ mong mỏi, khát khao bên trong chúng ta. Ta có thể đam mê về lĩnh vực mà mình theo đuổi ngay trước khi có kinh nghiệm chuyên môn hay hiểu biết cụ thể về công việc.
Kinh nghiệm đương nhiên là một yếu tố quan trọng, nhưng niềm đam mê là thứ không thể thay thế. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhân sự lâu dài cho nhóm thì hãy tìm một ai đó thực sự đam mê công việc của mình. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng chuyện người đó không còn quan tâm đến công việc hoặc không đưa ra được ý tưởng gì mới.
Nhân viên đam mê có cách riêng để cải thiện hiệu suất của họ và luôn khao khát thực hiện công việc tốt hơn.

2.Có tinh thần doanh nhân

Bên cạnh bạn – doanh nhân điều khiển mọi hoạt động của công ty thì việc sở hữu thêm nhiều nhân viên có tinh thần doanh nhân trong nhóm sẽ giúp cho con đường đến thành công đỡ chông gai. Vấn đề không thể được giải quyết bởi chính người đã tạo ra chúng. Một đội ngũ bao gồm những doanh nhân có đầu óc sáng tạo là cách hoàn hảo để bạn có được những góc nhìn mới trong hầu hết các vấn đề.
Doanh nhân là nhà tư tưởng có tay nghề cao và luôn khao khát cho sự đổi mới. Một nhóm các doanh nhân sẽ là một cỗ máy tạo ra ý tưởng và giải quyết vấn đề.

3.Có tinh thần đồng đội

Mới nghe có vẻ hơi sáo rỗng nhưng nhân viên có tinh thần đồng đội chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp nhỏ. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển hoặc trong bối cảnh của một công ty hoạt động với quy mô nhỏ thì tinh thần đồng đội và sự hỗ trợ nhiệt tình giữa mọi người trong nhóm thực sự quan trọng.
Doanh nghiệp nhỏ thành công hay thất bại là do nỗ lực tập thể của toàn bộ nhóm. Thành viên biết quan tâm lẫn nhau là những thành viên có trách nhiệm và quan tâm thực hiện tốt vai trò của mình. Họ sẽ sẵn sàng đi xa hơn và giúp các nhân viên khác của bạn, và họ sẽ làm bất cứ điều gì để giúp doanh nghiệp của bạn thành công.

4. Có sự linh hoạt

Linh hoạt là một đặc điểm có giá trị cao ở một nhân viên làm việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì cho phép bản thân bị giới hạn bởi một vài nhiệm vụ, nhân viên năng động luôn sẵn sàng tham gia vào nhiều nhiệm vụ khác nhau, ngay cả những việc nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có ít hơn 50 nhân viên và các bộ phận đôi khi chỉ có 5 – 10 người. Trong bối cảnh đó, tất cả vẫn phải đối mặt với những trách nhiệm tương đương như ở các công ty lớn hơn. Điều này cũng có nghĩa là một số lượng nhỏ nhân viên phải hoàn thành khối lượng nhiệm vụ lớn hơn, đa dạng hơn.
Có được những nhân viên năng động, bạn sẽ ít lo lắng hơn về khối lượng công việc; bạn có thể dựa vào đội ngũ linh hoạt của mình để đối phó với thay đổi đột ngột trong công việc, tránh suy giảm năng suất.

6 kỹ năng cần thiết cho nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năng lực quản lý của nhà lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp.

Có rất nhiều yếu tố cần thiết để một doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và bền vững như văn hóa doanh nghiệp, sự đổi mới, sự sáng tạo, hệ thống quản trị hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến…Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng không kém ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp, đó chính là năng lực quản lý của nhà lãnh đạo. Vậy các nhà lãnh đạo cần trang bị những kỹ năng gì để giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây: 

1. Kỹ năng hoạch định chiến lược

Là người quản lý không thể không có kỹ năng hoạch định chiến lược. Bởi lẽ, tương lai của doanh nghiệp nằm trong tay họ. Họ phải là người đưa ra chiến lược, phương hướng phát triển của cả doanh nghiệp trong cả tương lai gần và tương lai xa. Một người quản lý doanh nghiệp, dù chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu không có kỹ năng hoạch định chiến lược sẽ khó có thể lèo lái con thuyền của mình bước đi bền vững và đi xa hơn.

2. Kỹ năng phân chia công việc 

Một doanh nghiệp để phát triển toàn diện cần có sự kết hợp, hỗ trợ từ nhiều bộ phận, từ nhiều cá nhân khác nhau. Chính vì vậy, việc phân chia công việc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn có thể hoạch định chiến lược rất tốt, nhưng người thực thi kế hoạch đó thì lại không chỉ có mỗi mình bạn. Có cả một đội ngũ phía sau mà bạn cần phải ủy thác, giao phó để họ có thể làm tốt được công việc của mình. Để có thể thực hiện tốt công việc này, bạn cần phải hiểu được cá tính, đặc trưng công việc và thế mạnh của từng người. Khi đó, bạn mới có thể giao phó công việc một cách khoa học, phù hợp.

3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần có đối với mọi người. Tuy nhiên đối với người quản lý, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Quản lý doanh nghiệp không chỉ gặp gỡ, giao tiếp với đối tác, mà còn đối với nhân viên, với khách hàng,… Nếu không có kỹ năng giao tiếp, doanh nghiệp sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội tốt để phát triển. Khả năng giao tiếp tốt của người quản lý sẽ tạo hình ảnh đẹp và chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng. Bên cạnh đó, giao tiếp tốt cũng là cách để tạo nên không khí làm việc hiệu quả cho cả doanh nghiệp.

4. Kỹ năng lãnh đạo

Dù thế nào đi chăng nữa, kỹ năng lãnh đạo là điều không thể thiếu đối với một người quản lý. Một thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cách ứng xử khiến cho mọi người cảm thấy kính trọng và thoải mái, nghiêm túc, xử lý vấn đề nhanh gọn, khoa học, chắc chắn,… là những kỹ năng quan trọng cần có của một người quản lý tài ba. Có thể họ không phải là người có năng lực chuyên môn giỏi nhất, nhưng nhất định đó phải là người có khả năng gắn kết và tạo động lực làm việc cho tất cả mọi người. 

5. Kỹ năng đàm phán

Một người quản lý tốt với khả năng đàm phán tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng vậy, họ cần những đòn bẩy, những yếu tố động lực, với điều kiện và tác động từ bên ngoài mới có thể vươn xa hơn trong tương lai. Trước khi đảm nhiệm vai trò quản lý của một doanh nghiệp, hãy học kỹ năng đàm phán để có được những nền tảng kỹ năng vững chắc nhất, đưa doanh nghiệp đi xa hơn.

6. Kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ

Việc tận dụng và áp dụng khoa học công nghệ để vận hàng doanh nghiệp là một điều cực kỳ cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Việc số hóa các quy trình truyền thống sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm thủ tục giấy tờ rườm rà và giảm chi phí nhân công. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể các loại chi phí vận hành cũng như tối ưu hóa quy trình sản xuất, công việc trở nên dễ dàng và khoa học hơn. 

Không có một tiêu chí đánh giá thế nào là một người lãnh đạo giỏi nhưng suy cho cùng, một người lãnh đạo giỏi sẽ giúp doanh nghiệp của họ phát triển vững mạnh và mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Ngoài những kỹ năng nêu trên, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần rất nhiều kỹ năng bổ ích khác

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);