Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào cho đúng?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào cho đúng? Dinh dưỡng cho bà bầu luôn được xem trọng hàng đầu khi mang thai. Có phải “ăn cho hai người” là tăng gấp đôi lượng thức ăn hàng ngày?

Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào cho đúng?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào cho đúng?

Vai trò của dinh dưỡng đối với bà bầu

Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể như lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… 

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau:

– Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim.

– Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi.

– Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đường.

Chính vì thế, cần hết sức lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu. Không chỉ trong khi mang thai mà ngay cả khi đã sinh con và cho con bú, người phụ nữ cũng cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để có sức khỏe và nuôi con thật tốt.

Nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?

Tăng bao nhiêu cân tùy thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai. Nếu đang mang thai, mẹ có thể căn cứ vào vào chỉ BMI sau:

  • BMI18,5: thiếu cân – mẹ nên tăng 12-18kg trong thai kỳ;

  • BMI=18,5-24,9: cân nặng bình thường – mẹ nên tăng 11-15kg trong thai kỳ;

  • BMI>25&30: thừa cân – mẹ nên tăng 7-11kg trong thai kỳ;

  • BMI>30: béo phì – mẹ nên tăng 5-9kg trong thai kỳ;

Mẹ nên tăng cân từ từ và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa:

  • 3 tháng đầu nên tăng 0,5-2kg

  • Sau 3 tháng đầu, mỗi tháng nên tăng 1-2kg cho đến lúc sinh.

Khi mang thai có nên ăn nhiều gấp đôi bình thường? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo các giai đoạn phát triển của thai nhi?

Thỉnh thoảng bạn có thể không cầm lòng được và ăn nhiều gấp đôi bình thường, tuy vậy đó không phải là điều bác sĩ yêu cầu.

Cơ thể bạn trở nên hiệu quả hơn khi mang thai và có thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn khi ăn. Vì vậy, tiêu thụ lượng thức ăn gấp đôi cũng không nhân đôi xác suất sinh ra một em bé khỏe mạnh mà còn dễ khiến bạn thừa cân, dẫn đến nguy cơ về các biến chứng trong thai kỳ.

Nếu bạn có cân nặng hợp lý, không cần bổ sung thêm calorie trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bạn nên bổ sung thêm 300 calories mỗi ngày trong ba tháng tiếp theo và 450 calories trong ba tháng cuối. Nếu bạn đang thừa cân hoặc thiếu cân, có thể tăng giảm lượng calorie bổ sung tùy theo thể trạng.

Chỉ cần vài ly sữa ít béo và một ít hạt hướng dương hay một cái sandwich kẹp cá ngừ mỗi ngày là đủ để bổ sung thêm calorie cho ba tháng cuối của thai kỳ.

Khi mang thai có nên ăn nhiều gấp đôi bình thường? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo các giai đoạn phát triển của thai nhi?
Khi mang thai có nên ăn nhiều gấp đôi bình thường? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo các giai đoạn phát triển của thai nhi?

Hấp thu đủ dinh dưỡng khi mang thai mà không phải ăn thêm nhiều calorie

Sau đây là một số lời khuyên để tăng tối đa dinh dưỡng khi mang thai:

  • Lên kế hoạch ăn cho các bữa ăn chính và ăn vặt dựa trên yêu cầu dinh dưỡng khi mang thai.
  • Để đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày về chất đạm, calorie, carbohydrate, chất béo có lợi, các vitamin và chất khoáng thiết yếu, hãy ăn nhiều loại thức ăn. Thậm chí trong cùng nhóm thức ăn (như rau củ) cũng phải chọn các loại có màu sắc, tính chất khác nhau.
  • Cố gắng ăn thật ít các loại thức ăn phụ chứa nhiều calorie nhưng lại ít dưỡng chất như nước uống có đường, thức ăn chiên xào, thức ăn chứa nhiều đường và chất béo. Chọn các loại thức ăn và đồ ăn vặt có nhiều dưỡng chất và ít calorie.
Hấp thu đủ dinh dưỡng khi mang thai mà không phải ăn thêm nhiều calorie
Hấp thu đủ dinh dưỡng khi mang thai mà không phải ăn thêm nhiều calorie
  • Bổ sung vài loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa chua, trứng luộc, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày là một cách hiệu quả để cung cấp calorie có lợi cho sức khỏe.
  • Chọn các loại thức ăn ở trạng thái tự nhiên nhất có thể. Chẳng hạn, ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt thay vì bánh mì trắng hoặc gạo trắng, ăn trái cây tươi hoặc đông lạnh thay vì trái cây đóng hộp.
  • Mỡ, dầu và chất ngọt không được ăn chung. Nhớ chọn các loại chất béo có lợi cho sức khỏe.

Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé, bà bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực đơn hàng ngày.

Sữa

Sữa có chứa đa dạng các nhóm chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như protein, canxi, vitamin D, photpho và kẽm…

Vì thế, bà bầu có thể uống từ 1 – 2 cốc sữa tươi (riêng với thai phụ có bệnh tiểu đường thai kỳ cần uống sữa không đường) mỗi ngày hoặc ăn các sản phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai.

Mẹ có thể chọn mua các thương hiệu sữa tươi nổi tiếng trên thị trường như sữa tươi Dutch Lady, sữa tươi Nutimilk,…

Rau củ quả

Rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cũng như đa dạng các chất chống oxy hóa. Vì vậy, việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi có thể giúp:

  • Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón ở thai phụ.
  • Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thai nhi khỏi các bệnh truyền nhiễm.
  • Hạn chế cảm giác thèm ăn liên tục ở bà bầu, nhờ đó có thể kiểm soát được cân nặng hiệu quả.
Rau củ quả tốt cho mẹ bầu
Rau củ quả tốt cho mẹ bầu

Cá hồi

Nhờ chứa hàm lượng lớn omega 3, đặc biệt là DHA giúp phát triển não bộ mà cá hồi được xem là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc bổ sung cá hồi trong chế độ ăn còn có thể:

  • Tăng cường sự hấp thu của thai nhi với các vitamin tan hòa tan trong dầu như vitamin D, vitamin K, vitamin E và vitamin A.
  • Phát triển võng mạc mắt, từ đó giúp giảm nguy cơ khô mắt, loét giác mạc ở trẻ sơ sinh.
  • Bổ sung Iot nhằm ngăn ngừa tình trạng bướu cổ (bướu giáp).

Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa cá hồi trong 1 tuần, xen kẽ các loại hải sản khác để làm đa dạng hơn thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lựa chọn cá hồi tươi, đảm bảo vệ sinh và nấu chín trước khi ăn để tránh các bệnh do ký sinh trùng.

Trứng

Trứng không những là thực phẩm chứa đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin, DHA…mà còn rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Vì thế, chế độ dinh dưỡng của bà bầu không thể bỏ qua loại thực phẩm này.

Đặc biệt, trong 1 quả trứng có thể chứa đến 147mg choline (chiếm 1/3 nhu cầu hàng ngày của phụ nữ mang thai). Việc cung cấp đủ choline sẽ giúp thai nhi phát triển về trí não cũng như hạn chế các bệnh lý thần kinh bẩm sinh.

Tuy nhiên, trong trứng cũng có chứa cholesterol làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu hoặc xơ vữa động mạch nếu ăn quá nhiều. Vì thế, bà bầu chỉ nên ăn từ 2 – 4 quả trứng trong mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Thức ăn được phân chia giữa mẹ và con như thế nào?

Các bác sĩ vẫn chưa thể xác định chính xác cách mà bạn và thai nhi phân chia dưỡng chất. Dinh dưỡng cho bé được lấy từ chế độ ăn uống của bạn cùng với các chất dinh dưỡng hiện đang được lưu giữ trong xương và mô của bạn.

Trước đây, người ta cho rằng bào thai đang phát triển là một “vật ký sinh hoàn hảo”. Nghĩa là nó lấy tất cả chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân từ người mẹ cho dù người mẹ ăn gì cũng không quan trọng. Theo quan niệm này, nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu một vi chất nào đó như canxi chẳng hạn, bào thai sẽ không bị ảnh hưởng vì nó có thể lấy canxi dự trữ từ xương và răng của mẹ.

Ngày nay các chuyên gia tin rằng nếu chế độ dinh dưỡng khi mang thai không đầy đủ, em bé sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu dưỡng chất trong thai kỳ được cho là có ảnh hưởng suốt đời đối với sức khỏe của bé.

Tóm lại: Sức khỏe của bé có liên quan trực tiếp tới những gì bạn ăn trước và trong thai kỳ. Vì vậy chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng. Khi cơn thèm ăn chiếm lĩnh bạn, hãy nhớ rằng bạn đang ăn cho một em bé chứ không phải một người trưởng thành. Hãy chọn chất lượng thay vì số lượng!

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);