Câu chuyện phì cười về đàm phán lương của du học sinh

Câu chuyện phì cười về đàm phán lương của du học sinh Gửi tới các bạn câu chuyện của một anh tuyển dụng nhân sự cấp cao cho một tập đoàn lớn: Cách đây vài năm mình phỏng vấn một bạn trẻ có bằng MBA ở nước ngoài, kinh nghiệm thực tế mới có tí ti. Trong lúc phỏng vấn bạn thường xuyên lúng túng khi được hỏi về các vấn đề chuyên môn và kỹ năng xử lý tình huống thực tế. Đến khi hỏi mức thu nhập mong đợi, bạn hùng hồn đưa ra một con số làm mình . . .phì cười.

Mình hỏi cơ sở nào để em đưa ra mức lương đề nghị như vậy thì bạn trả lời rất vô tư là vì có bằng MBA ở Pháp. Mình nói với bạn: “Nói thật với em, các anh, chị có bằng MBA và cả tiến sĩ ở đây . . .đông như quân Nguyên, phần lớn là từ nước ngoài hoặc của các trường có uy tín của nước ngoài. Nhưng không có ai đòi lương cao cho cái bằng của họ mà họ học để lấy kiến thức giúp họ làm việc tốt hơn, có cơ hội phát triển nhiều hơn. Công ty anh và anh nghĩ là cũng chẳng có công ty nào chấp nhận “đền bù” chi phí học nước ngoài của em qua việc trả lương cao cho cái bằng của em. Em có thể tự làm việc đó bằng cách chứng minh năng lực và hiệu quả của mình qua công việc thực tế để các công ty trả lương cao cho em.”
 

Thực tế ở ta hiện nay gặp nhiều trường hợp như trên và đa phần rơi vào các trường hợp sau:
1. Một số bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa va chạm nhiều và không biết về mức lương trung bình tại VN (do lười research trước khi PV). Đây là vấn đề của vài năm trước, và 1 số ít còn sót lại của cựu du học sinh (DHS) ngày nay.

 

2. Hiện nay do nhà nhà người người đi du học, sự thay đổi trong nhận thức khá rõ này đối với các bạn đi học từ nước ngoài về là nhận ra được sự cạnh tranh trong môi trường tuyển dụng (các bạn học trong nước cũng nói TA rất hay ngày nay), các bạn khá khiêm tốn, và chấp nhận thực tập hay làm với mức lương khởi điểm để học lấy kinh nghiệm. Rất nhiều bạn trẻ với tính cách như thế này, rất ham học hỏi và biết mình biết ta. 
 
3. Yếu tố nước ngoài không phải là cái sai, mà cái sai là các bạn không hiểu được mình có gì để offer, và đòi hỏi vượt cái mình offer được cho nhà tuyển dụng. Kể cả SV các trường top trong nước có khi còn bị vướng vấn đề này. Cái này nằm ở chính các bạn do không đọc hiểu nhiều và không tự nhận thức được self value. Nhưng nó chỉ rơi vào 1 phần nhỏ và các bạn còn non chưa kinh nghiệm. 
 
4. Chúng ta không phủ nhận được rất nhiều bạn học ở nước ngoài về rất giỏi, và có global mindset khi làm việc, cách xử lý tình huống, etc. Ngôn ngữ có thể train được, nhưng kinh nghiệm sống, sự va chạm bên ngoài, và mindset không train được. Và đây là những values rất tốt mà yếu tố nước ngoài mang lại. 
 
Tóm tắt lại, quan điểm về cựu du học sinh  của mỗi người còn tùy vào experience của mỗi nhà tuyển dụng khi đụng phải người như thế nào trong quá khứ. Nhưng hi vọng negative experience sẽ không tạo ra negative perception về cựu du học sinh nói chung. Và quan trọng nhất là học ở đâu thì cuối cùng vẫn là kết quả công việc mà thôi.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);