Nội dung chính:
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em và có khả năng xảy ra đối với người lớn.
Nếu bị viêm tai giữa mà không có biện pháp chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát nặng, dễ gây ra biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm. Nguy hiểm nhất là khi biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,… dễ gây tử vong ở trẻ.
Làm sao để biết trẻ bị viêm tai giữa cấp?
– Viêm tai giữa có thể xuất hiện đơn độc hay theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên như sốt, đau đầu, sổ mũi, ngạt mũi, ho , đau họng, mệt mỏi, ăn uống kém…
– Đau tai là triệu chứng điển hình gặp trong hầu hết các trường hợp viêm tai giữa. Trẻ nhỏ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, khóc đêm, dùng tay sờ nắn vào tai. Đau ở trẻ lớn thường đến đột ngột khiến trẻ đang ngủ giật mình thức dậy khóc thét và than nhức tai, có cảm giác như có côn trùng đang ngọ ngoạy cào xướt trong tai.
– Trẻ có thể bị ù tai hay ảnh hưởng sức nghe tạm thời.
– Sau 3 – 5 ngày sốt cao liên tục trẻ bắt đầu chảy mủ tai. Mủ thường có màu vàng nhạt và lõng. Đôi khi mủ có thể đặc như keo và sậm màu. Lúc này trẻ hết sốt, đau tai giảm nhiều.
– Ngoài các triệu chứng đặc hiệu ở tai, trẻ có thể nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…
Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?
– Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trẻ có khả năng giảm thính lực do thủng màng nhĩ, tổn thương chuỗi xương con hay nhiều biến chứng nguy hiểm khác do tình trạng viêm nhiễm kéo dài.
– Chính vì thế hãy đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu nghi ngờ.Thông thường chỉ cần khám lâm sàng bác sĩ đã có thể định bệnh chính xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để tìm nguyên nhân và đánh giá các tổ chức lân cận cần phải thực hiện một số phương tiện chuyên biệt như chụp Xquang, nội soi,…
Viêm tai giữa cấp được điều trị ra sao?
– Tùy theo nguyên nhân và giai đoạn của bệnh mà cách điều trị khác nhau. Trẻ chỉ cần dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu bị viêm tai giữa do virus và không có dấu hiệu của tình trạng bội nhiễm. Kháng sinh được cân nhắc sử dụng trong hầu hết các trường hợp còn lại trong thời gian từ 7 đến 10 ngày kết hợp với thuốc chống xung huyết, chích rạch màng nhĩ dẩn lưu mủ (giai đoạn ứ mủ) hay làm khô tai khi mủ đã thoát ra ngoài qua lổ thủng của màng nhĩ.
– Thuốc nhỏ tai có nhiều loại, mỗi loại có chỉ định và chống chỉ định khác nhau do đó không nên tùy tiện dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ khi chưa có ý kiến bác sĩ để tránh gây hại cho tai và làm cho tình trạng xấu hơn.
– Nếu trẻ chảy mủ tai nhiều có thể dùng gạc sạch thấm nước ấm lau vành tai cho trẻ. Không nên dùng que gòn để ngoáy tai làm sạch mủ vì vô tình sẽ làm trầy xướt ống tai, tổn thương màng nhĩ và tạo điều kiện cho vi trùng phát triển rộng hơn.
5. Làm sao để phòng bệnh viêm tai giữa cấp?
– Đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị sớm khi có các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp trên hay viêm mũi xoang cấp tính.
– Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ nhằm phát hiện những thay đổi bất thường.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
– Trẻ cần phải được giữ ấm hợp lý. Mùa lạnh mặc áo ấm, quàng khăn, mang tất. Có thể sử dụng quạt và máy lạnh trong mùa nóng, tuy nhiên nên hạn chế để trẻ nằm nơi có nhiều gió lùa và luôn điều chỉnh nhiệt độ ở mức trên 25°C.
– Và quan trọng nhất đừng quên là phải cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ theo qui định.
Ông sinh năm 1952, quê ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nơi không chỉ có truyền thống hiếu học, thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Khi còn nhỏ, ông đã được thừa hưởng, kế thừa những tinh hoa quý báu, đặc biệt truyền thống 5 đời y đức của Gia tộc lương y họ Lê danh tiếng. Ông ngoại (họ Lương từ Cao Phương, Vụ Bản vào) từng làm nghề buôn thuốc Nam, nên ngay từ nhỏ ông đã được ở trong môi trường, bầu không khí của các loại dược liệu quý. Ông luôn mày mò, hỏi han và học tập nghề thuốc từ lúc nào không hay. Khi lớn lên, để hiện thức hóa ước mơ là một thầy thuốc, ông đã định hướng vào trường Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS. Lê Lương Đống trả lời phỏng vấn tại toà soạn báo điện tử VnExpress.net
Năm 1971, khi có lệnh tổng động viên ông đã tham gia chiến trường thành cổ Quảng Trị và đến năm 1975, sau khi đất nước giải phóng, ông được trở về trường tiếp tục học tập. Năm thứ 4 Đại học, ông thi đỗ chương trình Bác sĩ nội trú, lúc đó ông thi vào khoa Nhi, nhưng khoa Nhi lúc này không có lớp học nội trú, ông được chuyển sang khoa Y học Cổ truyền để học nội trú và đây là lớp Y học Cổ truyền nội trú đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ rồi qua nhiều vị trí công tác tại các bệnh viện, trường Đại học, ông Lê Lương Đống đã trải qua các vị trí chức vụ như Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y Tế, Phó Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam. Tất cả đều nhằm nâng cao và mở rộng chuyên môn nghiệp vụ, vì cuộc sống và sức khỏe con người. Bao năm nghiên cứu sách vở và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người, ông đã chỉ ra rằng “Với Đông Nam y, để hiểu được đã khó, để phát triển nó lại càng khó hơn. Nhờ sự nhanh nhạy, ham học hỏi, đặc biệt là cái tâm của người thầy thuốc, nên con đường đầy gian nan của nghề nghiệp đã dần được trải thảm, mang lại những giá trị lớn lao cho đời sống cộng đồng. Thầy thuốc ưu tú PGS.TS Lê Lương Đống là người luôn mang cái chất riêng của một trí thức nghề y. Dù khó khăn nhưng ông không chịu dừng lại ở những bài thuốc, những kinh nghiệm quý báu các thế hệ cha ông truyền lại, ông luôn tìm tòi và phát triển cho được giá trị của khoa học công nghệ đối với Nam y. Không dừng lại ở đó, ông còn miệt mài nghiên cứu học tập kinh nghiệp từ nền y học của các nước trên thế giới. Bao năm nghiên cứu, tu nghiệp bên Nga, Trung Quốc, cho đến học tập, công tác tại Việt Nam, đã giúp ông tích lũy nhiều kinh nghiệm quý và nâng cao kỹ năng khám chữa bệnh của mình. Nhờ đó mà ông đã sáng chế ra rất nhiều bài thuốc quý, phương thuốc hay nhiều năm qua ông đã đem đến niềm vui cho nhiều bệnh nhân. Việc cứu người đối với ông chỉ đơn giản là tình thương người tự đáy lòng và cũng là niềm đam mê nghiên cứu học hỏi trong nghề y dược.
Bên cạnh việc nghiên cứu, học tập và có nhiều bài thuốc quý, phương pháp hay thầy thuốc ưu tú PGS.TS Lê Lương Đống còn tập trung vào việc đào tạo phát triển các thế hệ kế cận. Xây dựng một đội ngũ y, bác sĩ cho tương lai. Ông chia sẻ: Cần phải chú trọng đào tạo nhiều hơn nữa thế hệ thầy thuốc có kiến thức sâu rộng về cả hai nền y học: Y học cổ truyền và y học hiện đại. Về thuốc y học cổ truyền cần có giải pháp hiệu quả trong quản lý, phát triển công nghiệp dược y học cổ truyền; thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và thuốc y học cổ truyền có giao thoa lớn; Thực hiện tốt kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
Bao năm nghiên cứu, tu nghiệp bên Nga, Trung Quốc, cho đến học tập, công tác tại hơn 36 nước trên thế giới, trở về Việt Nam, ông đã không ngừng phát huy những kiến thức đã học vào chữa bệnh cứu người. Từ nhiều năm nay, TTƯT. PGS.TS Lê Lương Đống đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh hiểm nghèo như: điều trị thoái hóa khớp, điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm xoang tái phát, phòng và điều trị bệnh viêm tai giữa, tư vấn điều trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt cho chị em phụ nữ, buồng trứng đa nang, gout, sơ gan giai đoạn cuối, hiếm muộn… Với phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền, những bài thuốc của ông đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho hàng nghìn bệnh nhân, giúp họ khỏi bệnh và giảm thiểu chi phí điều trị so với y học hiện đại.
Bên cạnh đó ông cũng vận động nhiều đồng nghiệp tham gia nhiều chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho các gia đình khó khăn, thiên tai lũ lụt… Với những thành tích đóng góp cho cộng động xã hội ông đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Đông y, Đĩa Vàng Sáng tạo của Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo thế giới trao tặng…
PGS.TS. Lê Lương Đống thăm khám cho bệnh nhân tại PK Đạt Đại Đường
Có thể nói trên con đường sự nghiệp của mình, TTƯT.PGS.TS Lê Lương Đống đã dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, giảng dạy để được trau rồi kiến thức, tự nâng cao y thuật và lấy chữ “Tâm” để hoàn thiện chữ “Lương” của một người thấy thuốc luôn dồn tâm huyết cho việc học hành, bốc thuốc cứu người và đào tạo lớp lương y kế cận giỏi chuyên môn, sáng ngời y đức. Ghi nhận những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền y học cổ truyền nước nhà cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân, ông đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giải thưởng, trong đó có giải thưởng danh giá “Hải Thượng Lãn Ông” về Đông y. Đây là phần thưởng khích lệ tinh thần xứng đáng dành cho TTƯT.PGS.TS Lê Lương Đống – một người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thầy thuốc ưu tú PGS. TS. Giảng viên cao cấp, Bác sỹ Lê Lương Đống
Tiểu sử:
1980: Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội – Chuyên ngành Đông y
1981 – 1983: Bác sỹ Nội trú bệnh viện Khoá 7 ĐH Y Hà Nội chuyên sâu YHCT
1981 – 1989: Giảng viên Bộ môn YHCT Đại học Y Hà Nội
1990 – 1992: Chuyên gia về YHCT tại Cộng hoà Liên Bang Nga (Liên Xô cũ)
1993 – 2002: Giảng viên chính ĐH Y Hà Nội
1997: Thạc sỹ
2001: Tiến sỹ
2009: Nhận học hàm Phó Giáo sư (do nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao)
2003 – 2007: Phó Vụ trưởng Vụ YHCT Bộ Y Tế, Q. Vụ trưởng Vụ YHCT Bộ y tế
2007 – 2012: Phó Giám Đốc Học viện YDHCT Việt Nam
Viện trưởng Viện nghiên cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh
Giảng viên cao cấp
2013 – 2014: Giảng dạy, hướng dẫn Nghiên cứu sinh
Thành viên hội đồng xét duyệt Giáo sư, Phó Giáo sư
2015 – Nay: Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh, Hà Nội
Những chức vụ công tác đã đảm nhận:
– Vụ trưởng Vụ YHCT – Bộ Y tế
– Phó Giám Đốc Học viện YDHCT Việt Nam
– Viện trưởng Viện nghiên cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh
– Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đa khoa Tuệ tĩnh
– Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh, Hà Nội
– Phó chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam
– Uỷ viên BCH Hội Đông y Thành phố Hà Nội
– Chủ tịch Hội Đông y Quận Hoàng Mai Hà Nội
Hiện này thầy đang đảm nhiệm:
Chuyên gia cao cấp Ban Bảo vệ sức khoẻ TW
Cố vấn chuyên môn hệ thống Bảo Đại Đường – Đạt Đại Đường
update một số chia sẻ:
Viêm tai giữa là bệnh khó chữa. Thuốc này mình đã dùng thử cho bé. Bs bán tầm 400-500k/ lọ thuốc. Nhỏ vào thấy ko đỡ nên mình dùng thuốc tây mới khỏi. Nói chung bệnh vô cùng, có thể bé nhà mình không hợp. Dù bác sĩ đã cẩn thận cho thêm viên tăng cường sức đề kháng do cháu từng bị tái phát.
Sau này tìm hiểu sâu hơn khi cậu em con chú ruột cũng bị viêm tai giữa (30 tuổi). Nó chữa ngay ở ngoài bằng tây y. Bệnh viêm tai giữa này là do vi khuẩn, viêm nhiễm. Cho nên phải dùng kháng sinh. Nặng quá thì phải phẫu thuật rôi đặt ống tai. Nói chung dây vào bệnh này khổ, hay tái phát.