Liệu bạn có thể căn cứ vào ” 1 Kết quả tính Calories không chính xác ” để biết được bạn đã làm đúng hay không ? Không biết rằng mình đã làm đúng hay sai thì liệu có giảm béo nổi không ? Nếu không tính được chính xác thì tốt nhất đừng tính làm gì cho mất công, phí thời gian.
Điều này cũng tương tự với việc tính Carb. Nếu việc tính Carb không thể chính xác thì làm sao bạn tính nổi nạp ít hơn 20 gram Carb / ngày vào cơ thể theo như 1 số phương pháp Lowcarb khác chỉ dạy ?
Ngay cả các bác sĩ hay những người khuyên bạn lời khuyên này thì có khi chính họ cũng chẳng bao giờ làm nổi. Bạn có muốn học bơi của những người…chẳng biết bơi nhưng lại đi dạy người khác cách bơi không ?
DAS Diet là cách ăn kiêng đơn giản nhất ( chỉ cần không ăn tinh bột và đường là giảm được béo, lại còn có ngày Restday để ăn uống thỏa thích ), không cần tính toán bất cứ điều gì mà bạn còn không làm nổi thì đừng mơ tưởng hão huyền là sẽ giảm béo được bằng cách tính Calories.
Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài viết sau đây về Calories:
Nếu bạn vẫn luôn tin rằng lượng calo ăn vào cân bằng với lượng calo thải ra là đủ để giữ cân nặng ở một mức nào đó thì như vậy bạn đã coi cơ thể của mình quá đơn giản. Tiêu thụ ít calo hơn có thể có một tác động nhất định nào đó, nhưng không phải tất cả các loại thức ăn đều có ảnh hưởng giống nhau khi ta tiêu hoá chúng. Nếu bạn có suy nghĩ đơn giản như trên, vậy hãy nghĩ thử xem về sự khác nhau giữa một thanh kẹo và một quả dưa chuột (với một lượng calo cung cấp bằng nhau). Chúng có vị khác nhau, có các thành phần dinh dưỡng khác nhau, và là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Có vẻ không logic nếu chúng được cơ thể sử dụng theo cách giống nhau.
Vấn đề ở đây, là bạn đang coi “calo” là một loại vật chất nào đó. Thực tế, “calo” chỉ là một đơn vị đo nhiệt lượng, và nó cũng không phải là thứ đầu tiên bạn nghĩ tới khi nhắc đến thức ăn. Theo wikipedia, “một calo là năng lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của một gam nước thêm 1 độ C”. Về cơ bản, calo là một đơn vị đo lường, không phải là “vật chất” giúp cơ thể tạo năng lượng. Cơ thể sử dụng những gì hấp thu được từ thức ăn. Bạn sẽ không trở nên gầy hơn nếu chỉ ăn đồ ăn ít calo.
Có hai thí nghiệm nghiên cứu về dinh dưỡng – một là thí nghiệm nhịn ăn của Ancel Keys và nghiên cứu của John Yudkin – cả hai đều là thử nghiệm các chế độ ăn kiêng ít calo với các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nghiên cứu của Keys sử dụng các thức ăn có lượng carbonhydrate cao hơn và lượng chất béo thấp hơn ( High Carb – Low Fat ). Còn nghiên cứu của Yudkin thì ngược lại ( Low Carb – High Fat ). Kết quả của hai nghiên cứu, cũng rất khác nhau. Nghiên cứu của Yudkin ( Low Carb ) kết thúc với kết quả: người ăn kiêng hoàn toàn khoẻ mạnh còn nghiên cứu của Keys ( High Carb ) thì ngược lại. Hơn nữa, nhà dinh dưỡng học Kari Hartel cũng đưa ra những ý kiến chính về việc các chất dinh dưỡng khác nhau sẽ được sử dụng như thế nào. Ví dụ, bà chỉ ra rằng “chất xơ không được tiêu hoá hoàn toàn, nên nó có lợi cho sức khoẻ hơn mà không làm tăng lượng calo trong khẩu phần ăn kiêng”. Ngoài ra, “cơ thể bạn sinh ra nhiều calo từ việc hấp thu và chuyển hoá protein hơn những chấc khác. Protein giúp làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.”.
Như vậy lượng calo không cho ta thấy một bức tranh đầy đủ. Cái cách mà cơ thể chúng ta chuyển hoá đường là một chứng minh tuyệt vời về việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau sẽ được kết quả khác nhau. Quan niệm chỉ dùng Calo để lí giải cho mọi vấn đề về dinh dưỡng là 1 quan niệm sai lầm và lạc hậu.
Nguồn: Dasdiet.vn