Chia sẻ bài viết “Tác động của phát triển khoa học tới môi trường”

Chia sẻ bài viết “Tác động của phát triển khoa học tới môi trường” .Hôm nay đọc được vài bài hay quá từ bạn Nguyễn Hoàng Anh nên share lại trên blog tới mọi người. Thật may là người Việt Nam chúng ta có rất nhiều bạn có học thức và nhìn nhận thấu đạo share kiến thức tới mọi người (https://www.facebook.com/bananaanh)
Chia sẻ bài viết "Tác động của phát triển khoa học  tới môi trường"
Chia sẻ bài viết “Tác động của phát triển khoa học tới môi trường”

Trước hết mình muốn làm rõ các bạn về vấn đề phát triển khoa học. Đó là những tiến bộ công nghệ tác động đến cuộc sống của chúng ta, thay đổi công cụ lao động sản xuất và dần biến đổi tư liệu sản xuất. Chẳng hạn như bạn thấy ngày xưa chúng ta lao động bằng con trâu, cái bừa, cái xẻng, tư liệu sản xuất là đất đai, phân bón,… thì bây giờ công cụ rất đa dạng, anh kỹ sư công nghệ thông tin thì công cụ lao động là cái máy tính, cái đầu, tư  liệu sản xuất là phần mềm, internet, ngôn ngữ lập trình.  
Con người ta thì sợ nhất là công cụ sản xuất cứ mãi ì ạch, muôn đời con trâu đi trước, cái bừa theo sau. Và thường người ta thích làm cái dễ, ít phải nghỉ. Tại sao môi trường hiện nay bị hủy hoại. Vì rác thải đổ thẳng xuống ao hồ, kênh cho nó rẻ. Nhàn đầu, chả ảnh hưởng đến mình. Tại sao lại tái chế rác để làm đồ đựng thức ăn thức uống, vì nó siêu lợi nhuận, không phải nghĩ… Các bạn thấy cái người vì tiền bất chấp tất cả nó nguy hiểm lắm đấy. Muốn nhàn mà nhiều tiền là cái tư tưởng cố hữu của rất nhiều người. 
 

Có một sự dối trá khủng khiếp mà từ lâu nay mà chúng ta đã bị nhồi sọ ấy là sự phát triển của nền văn minh nhân loại là hành động phá hoại và làm hỏng môi trường. Quan điểm này thực ra rất phiến diện và ko chính xác, vì thực sự sau hơn 3 thế kỉ kể từ cuộc cách mạng công nghiệp với việc sử dụng năng lượng hóa thạch từ than đá, dầu mỏ. Con người đã cải tạo thiên nhiên, thay đổi môi trường biến từ sự mất vệ sinh, khó thích nghi, khó sống trở nên một nơi có môi trường thoải mái, dễ sống trong lành và sạch sẽ hơn rất nhiều.

Để hiểu được điều này hãy làm 1 cuộc du hành ngược thời gian để trở về thế kỉ 18, 19 hay nhiều năm trước bạn sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn. Đầu tiên thứ mà bạn bị đập vào mắt ấy là những con đường đất lầy lội, bẩn thỉu trên đó vô số những xe ngựa kéo đi đi lại lại. Thi thoảng lại có những bãi phân ngựa nóng hôi hổi dc phẹt trực tiếp ra ngay lề đường. Kết hợp với việc sử dụng chung 1 dòng sông làm nguồn nc chính, thằng cuối dòng đánh răng, vo gạo bằng nc đái của thằng đầu nguồn v…v. Bệnh dịch theo đó lan truyên ra khắp không khí, nguồn nc tấn công tới tất cả mọi người. Do đó ngày xưa mới có nhiều các loại bệnh dịch phát triển và giết tời hàng triệu người chỉ trong vòng nháy mắt.
Ko những vậy nếu bạn ở Châu Âu hàng năm phải chịu cái lạnh âm hàng chục độ thì để sưởi ấm bắt buộc phải chất củi cả đống trong nhà. Thế là cứ tới mùa đồng hàng tỉ cái lò sưởi được đốt liên tục. Người dân phải chịu đựng hít trực tiếp biết bao các loại khí đốt độc hại từ củi gỗ v…v, môi trường cực kì ô nhiễm và khó chịu. Ở VN thì cách đây vài chục năm khi còn phải dùng than tổ ong thì môi trường cực kì ô nhiễm và khói bụi, chỉ có sau này khi phát triển thì chuyển sang dùng bếp gas, rồi bếp hồng ngoại, lúc đó vấn nạn khói bụi ô nhiễm trong thành phố mới dc giải quyết triệt để.
Như vậy, chúng ta có thể thấy bằng sự phát triển khoa học, và sử dụng năng lượng hoá thạch. Con người đã làm cho môi trường ngày càng trở nên trong sạch, vệ sinh sạch sẽ, ngăn chặn các loại dịch bệnh nhờ xây dựng đường xá, đi ô tô, xe máy, xây dựng cống ngầm xử lí nc thải (có nơi như bên Đức nc thải xử lí xong há mõm bú được luôn). Sự phát triển của khoa học còn giúp cho chúng ta ko phải chịu những cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông và những cơn nóng khủng khiếp của mùa hè nhờ hệ thống sưởi và điều hòa nhiệt độ.
Và bằng chứng rõ nhất cho sự cải thiện của môi trường sống đó là tuổi thọ của con người ngày càng tăng. Trc đây khi môi trường ô nhiễm bẩn thỉu, khí hậu khắc nghiệt thì tuổi thọ của chúng ta rất thấp, lúc đó 40 tuổi đã coi là thọ, ngày nay các cụ 70 mà nhìn vẫn trẻ như khoảng 50. Những nước công nghiệp phát triển là nơi môi trường sạch sẽ, trong lành nhất và tuổi thọ người dân luôn cao nhất. Ngc lại những nơi kém phát triển như Somali, Châu Phi thì tuổi thọ con ng lại rất thấp.
Do đó, luận điểm cho rằng sự phát triển của con người tạo ra sự phá hủy môi sinh, môi trường gây ô nhiễm là 1 luận điểm ko chính xác – tất nhiên nó có tạo ra những tác động phụ nhưng đó là cái giá cần thiết phải trả để chúng ta có 1 môi trường trong lành và tốt đẹp hơn. Thậm chí cả việc gán ghép cho việc xả khí thải CO2 ra ngoài môi trường là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu cũng là 1 sự bịp bợm vĩ đại mà trong bài tới nếu các bạn muốn mình sẽ đề cập thêm.

Mấy khi có người dám nhìn thẳng nói thật để chia sẽ. Họ không ích kỉ khư khư tri thức trong đầu. Họ dám nói với thế giới những cái thông tuệ của họ để chúng ta sớm nhận ra mọi thứ xung quanh bản chất nó thế nào. Và chúng ta phải thay đổi ra sao.

Mình từng rất buồn vì 2 đứa em nhờ mình xin việc cho, xin xong thì lười biếng rồi bỏ việc. Rồi lại tự đi làm những việc khác vô bổ và mệt mỏi hơn. Nếu các bạn xem phim nước ngoài sẽ thấy người ta luôn đề cao tự lập, bố luôn dạy con. Ở Việt Nam thì người ta mong muốn được nhờ vả, nhưng cuối cùng được xong thì chẳng làm cái gì ra hồn. Rồi tự ái vì cái tôi cá nhân anh hùng rơm, làm những việc chẳng có tư vấn gì. Rồi phí cuộc đời tuổi trẻ trên bàn game và không bao giờ tích lũy được.

Cái nhận thức rất quan trọng, hãy đọc nhiều chia sẻ để tìm ra cái nhận thức đúng đắn cho riêng mình. Nhớ rằng cuộc sống của chúng ta chỉ có một lần. Phí hoài tuổi xuân trong những lề thói kiếm tiền vô bổ, không tích lũy được gì cho con cháu thì chỉ sướng cái thân lúc đó mà thôi. Bất chấp mà không biết cố gắng thay đổi bản thân là khổ ải vô cùng.

Chúc các bạn luôn luôn sớm tìm ra con đường của riêng mình, có ích cho xã hội, cho cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Chia sẻ bài viết “Tác động của phát triển khoa học tới môi trường”

  1. Pingback: buy ayahuasca tea online arizona,

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);