Giới thiệu về Dầu Đà Điểu, có tốt không? Mua ở đâu

Dầu Đà Điểu
Dầu Đà Điểu

Giới thiệu về Dầu Đà Điểu, có tốt không?✅ Mua ở đâu ?✅ Dầu Đà Điểu có xoa cắt cơn Đau lưng nhanh chóng hay không? Nhân việc có ông anh cùng lớp đại học hay bán nên viết qua về loại này!

1. Nguyên nhân bệnh đau lưng:

a. Căng cơ

Căng cơ thường xảy ra do mang vác những vật nặng hay bị ngã. Một số trường hợp bệnh nặng khi chúng ta có những hoạt động nhẹ, đứng lên, ngồi xuống cũng gây căng cơ. Khi các sợi cơ hoặc dây chằng vùng lưng bị rách có thể bị viêm, khi đó các vùng cơ thắt lưng bị co gây đau dữ dội vùng thắt lưng và khó khăn cho việc di chuyển.
Đa số những hiện tượng đau thắt lưng cấp tính đều do tổn thương cơ hoặc dây chằng vùng thắt lưng. Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức hoặc do tổn thương các sợi cơ.

b. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là do các tư thế ngồi, tư thế lao động của bạn không đúng. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng sai tư thế. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các tác nhân gây bệnh.
Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

c. Đau lưng do dây thần kinh tọa

Mang vác nặng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa (còn gọi là thần kinh hông, thần kinh ngồi,..) là dây thần kinh lớn và dài nhất trong thân người, chạy từ chậu hông xuống giữa đùi sau, xuống khoeo chân rồi chia làm hai nhánh, chạy xuống bàn chân.
Triệu chứng khi bị đau lưng do dây thần kinh toạ là đau lưng giữa hay lệch một bên, càng đau hơn khi cúi xuống hay khi bị xóc người (qua ổ gà, vấp vào đá).
Cảm giác đau lan xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Nhói lưng khi ho, khi hắt xì, khi cười. Cột sống cứng đờ, bị đau khi nghiêng người. Teo cơ bên chân đau.
Càng ngày càng khó cúi người xuống. thấy có những triệu chứng trên, bạn nên đi khám ngay, vì điều trị sớm sẽ tránh được nhiều phiền toái.

2. Các dấu hiệu thường gặp

Do có nhiều nguyên nhân gây đau lưng nên cũng có nhiều biểu hiện bệnh tuỳ thuộc nguyên nhân. Các dấu hiệu thường gặp là: hội chứng đau cơ mạc, những điểm đau có tính chất di động, đau ở vùng xương cùng chậu và mào chậu; Căng giãn xương cùng chậu do bị đứt các sợi của khớp cùng chậu gây ra tăng nhạy cảm ở vùng lõm của lưng, đau tăng lên khi gấp cẳng chân vào, khi nâng và ấn vào giữa khớp gối bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, đau lan xuống chân; Đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai phía của cột sống, có thể thấy tăng nhạy cảm đau ở giữa mỏm gai đốt sống hoặc ở vùng diện khớp của đốt sống do các nguyên nhân thường gặp như chấn thương của phần diện khớp, căng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm; Thoát vị đĩa đệm, triệu chứng gồm: hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, tăng nhạy cảm đau của thần kinh tọa, giảm cảm giác mặt ngoài cẳng chân và đầu ngón cái, động tác gấp bàn chân và ngón cái yếu, hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm phản xạ gân gót, giảm cảm giác mặt sau cẳng chân và cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu; Kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc lâm sàng cho thấy có những triệu chứng biểu hiện nguyên nhân gây bệnh đau lưng như: chệch đĩa đệm thì đau tăng khi ho, hắt hơi, vặn mình, giảm đau khi nằm thẳng; Trượt đốt sống thì khi đứng thẳng và đi lại đau tăng nhưng lại giảm đau khi bệnh nhân ngồi; Đi mạnh đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau gặp trong hẹp ống tủy…

 

3. Cách điều trị bệnh Đau lưng:

 

a, Chăm sóc vùng lưng bị đau:

Khi mang vác vật nặng không đúng tư thế lưng sẽ bị đau do căng cơ, thường sẽ tự phục hồi, nhưng bạn có thể lấy một miếng đệm nóng chườm phần lưng đau hoặc tắm nước ấm có thể làm giảm cơn đau tạm thời. Tuy nhiên đôi khi đau lưng có thể liên quan đến các đĩa đệm bị lồi ra hoặc vỡ. Nếu một đĩa đệm phồng lên hoặc vỡ, ép trên dây thần kinh tọa, cơn đau có thể chạy từ mông xuống một bên chân. Cơn đau này được gọi là đau thần kinh tọa.
Khi bị đau lưng do căng cơ bạn cũng không nên nằm một chỗ quá 1-2 ngày sẽ làm giảm tính linh hoạt của lưng, lưng sẽ càng đau nặng hơn.

b. Tập yoga:

Một phương pháp rất hiệu quả khi chữa đau bệnh đau lưng là tập yoga
Yoga là một phương pháp toàn diện tác động đến toàn bộ cơ thể để chống lại và điều trị đau lưng. Việc cải thiện sức mạnh của toàn bộ cơ thể là rất cần thiết vì đau lưng không chỉ gây ra bởi các vấn đề ở lưng mà còn các bộ phận khác như hông, chân.

Cách Dùng dầu xoa bóp Đà Điểu:

Dầu Đà Điểu là gì?

Dầu Đà Điểu có tên Tiếng Anh: Emu Oil đã được thổ dân châu Úc sử dụng từ hàng ngàn năm trước, do có khả năng thẩm thấu qua da và làm giảm, cắt các cơn đau rất nhanh. Thổ dân Úc – họ dùng dầu đà điểu theo nhiều cách, ví dụ như dùng trực tiếp trên vùng da khu vực bị đau hoặc đắp da đà điểu tươi tại khu vực đó.

Sau đó, Emu Oil được các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm của nhà máy SUNHO- Úc nghiên cứu chiết xuất từ mỡ của con Đà Điểu và kết hợp với các dược liệu quý hiếm khác, sản xuất theo tiêu chuẩn USDA và EEC đảm bảo chất lượng cao nhất cùng với sự kiểm soát ngặt nghèo của GMP đã sản xuất thành công ra loại tinh dầu có tên Tiếng Anh: Trans Wood Lock Liniment – Dầu xoa bóp Đà Điểu.

 

Cách dùng dầu Đà Điểu

Phương pháp xoa bóp bằng dầu xoa bóp rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đặc biệt khi bạn sử dụng dầu xoa bóp Đà Điểu do thời gian nóng lâu, sau khi xoa được thẩm thấu qua da và kích hoạt các dây thần kinh, tại vị trí đau sẽ nóng ran lên và làm bạn có cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.

 

Các cách trị đau lưng khác

Massage trị liệu

Một số các nghiên cứu cho thấy massage có thể giúp giảm đau lưng mãn tính. Sau 10 tuần, những người massage hàng tuần ít đau và có khả năng đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày tốt hơn so với những người chỉ chăm sóc kiểu truyền thống. Điều này đúng với mọi kiểu massage và lợi ích kéo dài ít nhất sáu tháng.

Châm cứu, bấm huyệt

Châm cứu là một phương pháp điều trị đã xuất hiện khá lâu bắt nguồn từ Trung Quốc, Thuật châm cứu sử dụng một chiếc kim nhỏ đâm vào một số phần của cơ thể để kích thích và điều khiển dòng năng lượng chảy khắp cơ thể.
Nguyên lý của thuật châm cứu là cây kim được sử dụng để tác động vào điểm kinh tuyến của cơ thể, nơi dòng năng lượng chảy qua. Vì thuật châm cứu chủ yếu để giải quyết các cơn đau lưng, rất nhiều bệnh nhân đau lưng rất bất ngờ khi được châm cứu vào phần khác của cơ thể chứ không phải lưng như chân hoặc cổ. Điều này là do năng lượng chảy từ bộ phận khác của cơ thể có tác động mạnh hơn lên các cơn đau lưng.

Dùng thuốc

Để giảm đau hoặc cắt đứt cơn đau tạm thời người ta hay dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, hay naproxen. Đối với cơn đau dữ dội hoặc đau mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị thuốc theo toa. Ngoài ra sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng có nguồn gốc thiên nhiên như Artrex cũng là một cách hiệu quả.

4. PHÒNG NGỪA ĐAU LƯNG

Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng… Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.

Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
 
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông… Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.
 
Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.
 
Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.
 
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.

Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.

Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);