Thông Tin Elight lừa đảo, ✅ms Hoa toeic bị tố lừa đảo 2018, 2019- ✅một số điều bạn cần biết trong thời gian lại rộ lên những chiêu trò về trung tâm này tung ra. Trước kia tôi cũng viết một bài về Elight lừa đảo . Nay do trên mạng mọi người lại đồn về phốt elight✅. trung tâm elight đóng cửa✅, kiều trang elight là ai✅, ms hoa toeic lừa đảo, elight xin lỗi, học tiếng anh ở trung tâm elight có tốt không,cô kiều trang elight sinh năm bao nhiêu, ms hoa toeic bị tố lừa đảo, sự thật về ms hoa toeic.
Nội dung chính:
Lừa đảo là gì?
Tôi tiếp cận vấn đề này như một người khách quan, không liên quan gì đến những người trên.
Lừa đảo là Hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình.
Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
…”Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Như vậy xét về việc gọi là lừa đảo: Đầu tiên- một người chỉ có thể bị mang án là lừa đảo, nếu tội của họ được cơ quan pháp luật xác định và tuyên án. Do đó trong trường hợp này, nói những trung tâm tiếng Anh trên lừa đảo là sai trái.
Elight lừa đảo, ms Hoa toeic bị tố lừa đảo?
Một trong những cái khó nhất của người làm kinh doanh đó là luôn phải đối mặt với rất nhiều điều tiếng. Nó xuất phát từ những sơ xuất trong vận hành hệ thống. Điều này khiến các chủ doanh nghiệp luôn ở trạng thái căng thẳng và đau đầu.
Tôi thấy những tin đồn về việc Elight lừa đảo, ms Hoa toeic bị tố lừa đảo đã xuất hiện khá nhiều. Sau gần 1 năm nhìn lại. Tôi thấy đấy không phải là lừa đảo. Giống như trong nghề răng sứ tôi biết người ta đẻ ra các loại: 5s, phủ sứ nano, răng sứ kim cương non, thạch anh .v.v. rồi pr cho nó để lấy giá cao hơn. Những nghiệp vụ mang tính tư vấn, giáo dục, khám chữa bệnh, dịch vụ gia tăng rất khó để định giá. Cùng là chữa tủy, bên Mỹ là 2000 usd, bên mình có thể là free.
Như vậy Elight lừa đảo, ms Hoa toeic bị tố lừa đảo chỉ đúng khi có kết luận của cơ quan chức năng . Còn không chúng ta cần kiểm chứng hoặc cảm thấy chất lượng không tốt thì chỉ cần không học họ, tìm các chỗ khác là xong. Không nên đào sâu những cái mà cơ quan nhà nước chưa kết luận và cũng chẳng ảnh hưởng gì tới mình.
Nói thêm về cô Kiều Trang elight :
Phan Kiều Trang (sinh năm 1990, tại Sóc Sơn) giảng viên kiêm Founder và CEO của trung tâm tiếng Anh Elight , đây là một bạn tiếp cận các công cụ học và dạy tiếng Anh bằng Ebook và Youtube học tiếng Anh . Mình thấy cách tiếp cận dạy và hoc của bạn này phổ biến và nhanh nhậy hơn những nơi khác. Đầu tư bài bản.
Theo góc nhìn cá nhân, tôi thấy hơi tiếc cái là lấy danh tiếng cá nhân ra pr hơi nhiều. Cái này không cần thiết. Khi lên tầm trung tâm, chuỗi thì suy nghĩ nhiều hơn về quản lý và quản trị chất lượng trước.
Cuốn sách mới của Elight bị tố đạo:
So với:
Trên một Facebook đưa những dòng status chỉ trích khá nặng:
1 cuốn sách 300 trang thì 250 trang đi ăn cắp gần 30 đầu sách tiếng anh khác.
50 trang tự viết thì sai cơ bản, sai tùm lum.
vậy mà xưng là tác giả, đi bán 400k/bộ.
….
Một số hình ảnh chỉ trích khác:
Tác giả nên cần đính chính, nhưng cũng không nên chế như ảnh dưới này:
Bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều cái trong cuộc sống mình sai là chuyện bình thường. Cái chính là phải sửa. Và tốt nhất là không nên nổ quá đà,, Elight nên sớm sửa và đính chính lỗi sai đính kèm:
Tôi cũng đã click link từ clip của Dan Hauer vào và xem,chưa tìm thêm được gì. Cơ về cơ bản tôi thấy không trùng lặp kiểu copy thô thiển 100% nhiều quá. Cũng không rõ sách có ghi rõ nguồn gốc không. nhưng thường viết sách hiện nay đa phần thế. Gọi là sắp xếp cho khoa học.
Bản thân sách tiếng Anh ở mình hiện là công trình tổng kết của từng người. Dựa trên những giáo trình tham khảo nhất định. Hiện các sách ở mình viết ra có một số thường không ghi nguồn tham khảo.
Nói thêm về Ms Hoa Toeic
Sinh năm 1988 (bằng tuổi mình- hơi giật mình), sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương chuyên ngành kinh tế, Nguyễn Thị Hoa vào làm tại một công ty nước ngoài với mức lương cao nhưng công việc ở đây luôn khiến cô cảm thấy nhàm chán. Nhớ lại cảm xúc khi dạy tiếng Anh cho các trẻ em nghèo trong những đợt đi tình nguyện, Hoa muốn mình phải làm điều gì đó ý nghĩa, có ích bằng chính thế mạnh của mình.
Trên Facebook có cùng 1 đoạn tố cáo:
5 LÍ DO ĐỂ #TẨY_CHAY MS HOA TOEIC LUÔN VÀ NGAY
#Share_để_tẩy_Chay_MsHoaTOEIC
=> 1. Thuê giáo viên dạy tiếng Anh (anh Đặng Trần Tùng – CỰU SV ĐH RMIT VN ) và bóc lột đến tận xương tuỷ nhưng không trả tiền.
=> 2. Bạn Tùng giáo viên bị quịt tiền đó là alumni RMIT, vậy đề nghị cộng đồng RMIT lên tiếng, không để anh em cùng trường bị bắt nạt dễ dàng như vậy.
=> 3. Đã không trả tiền, người ta nghỉ dạy trong im lặng và uất ức rồi còn nói dối học viên là bạn kia vẫn dạy (bạn Tùng dạy giỏi) để học viên ngây thơ vẫn đăng kí học
=> 4. Sợ học viên biết là mình nói dối, bèn lập Facebook giả của Tùng và report Facebook thật của Tùng để Facebook khoá Facebook thật của Tùng (Việc này đã diễn ra 2 lần nên có thể nói là PHẠM TỘI NHIỀU LẦN)
=> 5. Khi anh em RMIT lên tiếng đòi lại công bằng và tố cáo thì khoá luôn phần review để không ai đọc được !!!
Tuy nhiên bản thân tôi thấy đây là những thông tin không chính thống. Không có sự khởi kiện. Và bạn Hoa này cũng là một người chịu khó dạy tiếng Anh , làm clip dạy học rất tốt, giúp nhiều bạn học tiếng Anh đi lên.
Nhìn chung cùng với các thầy cô giáo khác, họ là những người đang cải thiện nền tiếng Anh cho học sinh nước nhà. Những cái sai nếu có cần được pháp luật kết tội. Còn không đừng để những tin đồn có nhiều yếu tố dễ tam sao thất bản phóng đại.
Cách nhận biết các trung tâm tiếng Anh dạy không tốt, lừa đảo?
– Tự học, nghe người nước ngoài dạy nhiều trên youtube. Sau đó so sánh với các trung tâm dạy tiếng Anh hiện nay.
– Treo đầu dê bán thị chó: Hãy lưu ý kĩ quảng cáo, cam kết của họ. Đặc biệt việc show bằng cấp giáo viên là điều bắt buộc.
– Những trung tâm thường có các chiêu trò rủ người đi thêm cùng, quảng cáo là học với cô này nhưng đến nơi lại học cô khác. Không ghi rõ thông tin giáo viên dạy của từng khóa.
Suy nghĩ về sự lừa đảo? và đạo đức kinh doanh
Tôi chơi nhiều với người Nhật. Người đi làm kinh doanh thường năng động, nhanh nhậy hơn người thường. Họ thừa sức lách luật, gây nên nhiều điều không tốt để kiếm lời. Chính vì thế đạo đức kinh doanh là cái cần thiết để cân bằng.
Tôi không bảo vệ ai cả, tinh thần thượng tôn phát luật. Hãy để tòa án và luật pháp lên tiếng những tội danh thay vì những lời tố cáo tin đồn có thể là thất thiệt.
Tôi muốn các bạn luôn luôn nhìn thẳng vào sự thật rằng môi trường kinh doanh ở mình còn nhiều vấn đề. Mỗi một doanh nghiệp khi lớn lên đều thường yếu kém dần về mặt quản trị. Do đó có những điều tiếng xung quanh. Chúng ta buộc phải thông thái trong những hoàn cảnh phụ thuộc hoàn toàn vào đạo đức của những người làm kinh doanh. Vì thế, tốt nhất, trong trường hợp này: hãy tự học tiếng Anh. Có rất rất nhiều tài liệu tiếng Anh và phương pháp học Tiếng Anh trong blog tôi đã soạn hoặc đăng lại bằng link google driver rất thuận tiện.
Chúc các trung tâm sớm giải quyết thỏa đáng những vấn đề khúc mắc. Chúc các bạn chúng ta có một môi trường học tiếng Anh ngày càng phát triển trong tương lai.