Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Phần 2

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào  cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Chuyên đề 2 - Phần 2
Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Phần 2

Điều 3. Cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

  1. Chức năng

Cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác mặt trận; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác mặt trận theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

  1. Nhiệm vụ

Tham mưu, giúp việc ban thường trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động; kế hoạch công tác của ban thường trực và ủy ban; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; thực hiện quy chế dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

–  Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.

– Hướng dẫn thực hiện Điều lệ, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.

– Sơ kết, tổng kết công tác mặt trận và các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.

– Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác mặt trận.

– Thực hiện nhiệm vụ khác do ban thường trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp giao.

  1. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh

Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập tối đa 4 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban dân chủ pháp luật, ban phong trào, ban tổ chức – tuyên giáo. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sát nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.

Điều 4. Cơ quan chuyên trách của liên đoàn lao động

  1. Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ liên đoàn lao động cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác công đoàn; xây dựng quan hệ lao động theo quy định của pháp luật; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác công đoàn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

  1. Nhiệm vụ

Tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ và Luật Công đoàn; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban thường vụ, ban chấp hành theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và tổ chức công đoàn cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

–  Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ, Luật Công đoàn và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

– Hướng dẫn thực hiện Điều lệ, Luật Công đoàn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

– Sơ kết, tổng kết công tác công đoàn và các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.

– Thực hiện việc thu kinh phí, đoàn phí công đoàn và quản lý tài sản, tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật.

– Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác công đoàn.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cùng cấp giao.

  1. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh

Căn cứ nguyên tác tổ chức quy định tại Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập tối đa 5 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban tổ chức – kiểm tra, ban tài chính, ban tuyên giáo – nữ công, ban chính sách pháp luật và quan hệ lao động. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sát nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.

Điều 5. Cơ quan chuyên trách của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

  1. Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đoàn theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

  1. Nhiệm vụ

Tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:

–  Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đoàn; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và phong trào thanh thiếu nhi theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

–  Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

– Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

– Sơ kết, tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.

– Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác đoàn.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giao.

  1. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh

Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập tối đa 5 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban tuyên giáo, ban phong trào, ban tổ chức – kiểm tra, ban thanh thiếu nhi – trường học. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sát nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.

Điều 6. Cơ quan chuyên trách của Hội Nông dân

  1. Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội nông dân cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội nông dân cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

  1. Nhiệm vụ

Tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cùng cấp và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

– Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.

– Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

– Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào nông dân theo phân công, phân cấp.

– Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác hội nông dân.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp giao.

  1. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh

Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập tối đa 4 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban xây dựng hội, ban kinh tế – xã hội, trung tâm hỗ trợ nông dân. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sát nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.

Điều 7. quan chuyên trách của hội liên hiệp phụ nữ

  1. Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

  1. Nhiệm vụ

Tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp và phong trào phụ nữ theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

–  Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

– Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

– Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào phụ nữ theo phân công, phân cấp.

– Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác hội phụ nữ.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp giao.

  1. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh

Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập tối đa 4 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban xây dựng tổ chức hội, ban tuyên giáo – chính sách luật pháp, ban gia đình xã hội – kinh tế. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sát nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.

Điều 8. Cơ quan chuyên trách của hội cựu chiến binh

  1. Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội cựu chiến binh cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

  1. Nhiệm vụ

Tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành hội cựu chiến binh cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội cựu chiến binh cùng cấp và phong trào cựu chiến binh theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

– Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

– Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

– Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào theo phân công, phân cấp.

– Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác hội cựu chiến binh.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, ban chấp hành hội cựu chiến binh cùng cấp giao.

  1. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh

Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập tối đa 3 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban tổ chức – kiểm tra, ban phong trào. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sát nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.

Điều 9. Đơn vị sự nghiệp

Việc thành lập, giải thể và xác định số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương do Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh phối hợp với ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy và ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định, bảo đảm nguyên tắc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tự chủ về tài chính theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Xem thêm : 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Khái quát chung

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Thành tựu, hạn chế trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thời gian qua 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Quan điểm, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nhận thức chung về nền hành chính

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Cải cách nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Một số nội dung về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn  giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27-4-2016

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- 180 câu trắc nghiệm

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3 : Cán bộ, công chức và phân định cán bộ với công chức, viên chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung cơ bản của quản lý cán bộ, công chức

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Những tồn tại, hạn chế và định hướng hoàn thiện trong thời gian tới

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1. Một số vấn đề về đảng cầm quyền.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng cầm quyền

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số vấn đề cơ bản về đảng cộng sản việt nam

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020 – Chuyên đề 1 : Tình hình công tác xây dựng đảng nhiệm kỳ 2010 2015

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số nội dung về nghị quyết trung ương 4 khóa xi về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Những quy định chung.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 :Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Mối quan hệ công tác

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 : Tính chất, đặc điểm, vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị ở việt nam.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1: Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 : Kết quả đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị-xã hội những năm qua

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 : Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong thời kỳ mới

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Quy định chung

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);