Những ích lợi đặc biệt của Vitamin D đến xương, cảm cúm, ung thư, tiểu đường, tim mạch

Những ích lợi đặc biệt của Vitamin D đến xương, cảm cúm, ung thư, tiểu đường, tim mạch :Hôm nay mình sưu tầm một số bài viết khoa học của các giáo sư ( trong đó có giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đang làm việc tại Úc) có uy tín về vitamin D, Những ích lợi đặc biệt của Vitamin D đến xương, cảm cúm, ung thư, tiểu đường, tim mạch ,cách bổ sung nó qua các hoạt động và tác dụng hàng ngày.v.v. 
Những ích lợi đặc biệt của Vitamin D đến xương, cảm cúm, ung thư, tiểu đường, tim mạch
Những ích lợi đặc biệt của Vitamin D đến xương, cảm cúm, ung thư, tiểu đường, tim mạch

 

Trước hết Từ thế kỉ 19, người ta thấy trẻ em thiếu vitamin D bị chứng còi xương. Và người ta đã tìm ra cách khắc phục bằng cách cho phơi nắng, vitamin D được tổng hợp từ ” trời cho” và chữa hoàn toàn bệnh xương khớp.
Tất cả các chuyên gia có uy tín cao  nhất trí vitamin D không có hại, đồng thời lại có thể có những tác dụng rất có lợi cho việc  chống các bệnh mãn tính khác như ung thư, tiểu đường, tim mạch, v.v…

“Câu chuyện” về vitamin D và bệnh truyền nhiễm đang trở thành một đề tài nóng trong y khoa, ít ra là trong ngành nội tiết. Ai cũng biết ảnh hưởng “cổ điển” của vitamin D là điều phối chuyển hóa của calcium, và do đó tác động trực tiếp đến xương.

Vitamin D đóng vai trò kiểm soát và điều phối gần 1000 gien trong cơ thể chúng ta. Đây là một loại hormone bận rộn nhất.Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch nội tại , nhất là mối liên hệ giữa vitamin D và peptide chống siêu vi khuẩn cathelicidin. Trẻ em bị còi xương thường thiếu cathelicidin và hay bị cảm cúm. Có ít nhất 200 virút là thủ phạm gây cảm cúm, sổ mũi, và ho. Do đó, giả thuyết đặt ra là vitamin D có liên quan đến cảm cúm. Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy giả thuyết đó có cơ sở thực tế.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Mĩ đo lường nồng độ vitamin D (25D) ở 18,883 đối tượng (nam và nữ) tuổi từ 12 trở lên. Sau đó, họ hỏi mỗi tình nguyện viên trong nghiên cứu câu sau đây: “In the past few days, have you had a cough, cold, or other acute illness?” (Trong vài ngày qua, bạn có bị ho, cảm lạnh, hay một bệnh cấp tính nào khác”). Kết quả cho thấy trong số 18883 người, có 19% (95% CI: 18-20) bị cảm cúm. Không có khác biệt nào đáng kể giữa nam (18%) hay nữ (20%). Cũng chẳng có khác biệt nào đáng kể giữa người béo phì hay không béo phì. Như kì vọng, tỉ lệ bệnh cảm cúm cao trong mùa đông (26%) so với mùa xuân (18%), thu (21%), và mùa hè (13%).

Chúng ta biết rằng mùa hè là mùa mà nồng độ vitamin D trong máu tăng cao. Cho nên các nhà nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa tỉ lệ cảm cúm và nồng độ vitamin D. kết quả phân tích (bảng sau đây) cho thấy khi nồng độ vitamin D trong máu giảm, nguy cơ mắc bệnh cảm cúm tăng. Người có nồng độ vitamin D trong máu 30+ ng/mL trở lên có tỉ lệ bị cảm cúm thấp nhất (17%) so với người có nồng độ dưới 10 ng/mL (24%).

Trong một nghiên cứu khác. Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Zurich và Đại học Harvard thực hiện một phân tích tổng hợp (meta-analysis) tất cả những nghiên cứu lâm sàng trong quá khứ về hiệu quả của vitamin D trong việc phòng chống gãy xương. Họ tìm được 12 nghiên cứu randomized controlled clinical trials (RCTs) với 42,279 bệnh nhân. Kết quả phân tích (khá phức tạp) cho thấy:
(a) Vitamin D giảm nguy cơ gãy xương ngoài xương đốt sống khoảng 14% (RR 0.85, 95%CI 0.77 — 0.96).
(b) Đối với cổ xương đùi, vitamin D giảm nguy cơ gãy xương 9%, nhưng không có ý nghĩa thống kê vì 95%CI dao động từ 0.78 đến 1.05.
(c) Có 9 nghiên cứu sử dụng liều lượng vitamin D cao (400 IU/ngày) và kết quả cho thấy viatmin D giảm nguy cơ gãy xương 20% (RR 0.80; 95% CI 0.72 – 0.89). Đối với cổ xương đùi, có 5 nghiên cứu, và kết quả là RR 0.82 (95%CI 0.69 – 0.97). Danh sách 9 nghiên cứu đó tôi copy lại dưới đây để làm tư liệu (quí).
Họ kết luận “Nonvertebral fracture prevention with vitamin D is dose dependent, and a higher dose should reduce fractures by at least 20% for individuals aged 65 years or older”. 

 
Về các thực phẩm giầu vitamin D thì sau: Hãy xem bức hình trên và dưới dây nhé
 
Nguồn: tác giả tổng hợp và blog của Giáo sư: Nguyễn Văn Tuấn

Vitamin D còn được biết đến là “Vitamin từ mặt trời”. Tuy đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây lại là vitamin thường bị quên lãng đấy!

Hiện nay, thiếu hụt vitamin D là căn bệnh toàn cầu tác động đến 50% dân số thế giới, bao gồm 1 tỉ người lớn và trẻ nhỏ! Đặc biệt, căn bệnh thường gặp ngay cả với những quốc gia Đông Nam Á nơi có ánh sáng mặt trời quanh năm.

Mặt trời chiếu ra UVA, UVB và UVC. Trong đó, chỉ UVB có khả năng kích thích sản sinh vitamin D

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin D rất cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho, cho sự chắc khỏe của cả xương và răng. Ngược lại, sự thiếu hụt vitamin D có thể tác động tiêu cực đến chức năng miễn dịch.

 

Vì sao người dân của những quốc gia Đông Nam Á (như Việt Nam) vẫn thường thiếu hụt vitamin D?

 

  1. Không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời: Việc che chắn hoàn toàn cơ thể khi ra ngoài hoặc bôi kem chống nắng khiến cơ thể không hấp thụ ít hơn các tia UVB, làm giảm sản sinh vitamin D.

  2. Không tiếp xúc đủ với tia UVB: Không phải tất cả các ánh sáng mặt trời có thể chuyển đổi thành vitamin D, chỉ ánh sáng chứa UVB mới có khả năng này. Cường độ tia UVB cao nhất thường xảy ra trong khoảng từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Ánh nắng mặt trời vào sáng sớm và chiều muộn chứa hầu hết là tia UVA, vì thế không thể chuyển hóa thành vitamin D.

Vai trò của vitamin D

Điều đáng ngạc nhiên nhất về vitamin D là vai trò của nó trong nhiều lĩnh vực như sức khỏe tâm thần. Một số nghiên cứu thú vị cho thấy các thụ thể vitamin D trong não đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. Ngược lại, thực tế đã chứng minh có mối tương quan chặt chẽ giữa sự thiếu hụt vitamin D và chứng trầm cảm.

 

Quan trọng là thế, tuy nhiên cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh vitamin D, cũng như việc tắm nắng vào giữa trưa không hề khả thi đối với sức khỏe. Bạn có thể đi dạo khoảng 20 phút mỗi ngày, tối thiểu 3 lần một tuần vào buổi chiều để tận hưởng lượng vitamin D và có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, vitamin có thể được bổ sung từ các nhóm thực phẩm. Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam về lượng vitamin D hàng ngày qua khẩu phần ăn trong hầu hết các độ tuổi khoảng 5mcg/ngày, ngoại trừ trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì có thể tăng 2-3 lần. Pulse gợi ý bạn xem qua các nhóm thực phẩm giàu vitamin D sau để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất:

Cá biển

Có rất nhiều loại cá biển được đánh giá là nguồn cung cấp nhiều vitamin D, như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá bơn, cá thu… Trong đó, cá hồi đứng đầu danh sách với hàm lượng vitamin D trung bình vào khoảng 250 IU vitamin D trong mỗi 100 gram thịt cá hồi nuôi.

Các loại nấm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm là thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên có nguồn gốc thực vật nhất. Cũng giống như con người, nấm có khả năng tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Mặc dù không tổng hợp ra vitamin D3 mà chỉ sản xuất ra vitamin D2, nấm vẫn có tác dụng tăng nồng độ vitamin D trong máu một cách hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, nấm tự nhiên có thể chứa tới 2.300 IU vitamin D2 trong mỗi 100 gram.

Lòng đỏ trứng

Trứng gà có giá thành vừa phải, lại vô cùng bổ dưỡng và dễ chế biến. Bạn hãy thường xuyên bổ sung món ăn này trong những bữa cơm gia đình. Nếu hầu hết protein đều nằm ở lòng trắng, thì chất béo, vitamin và khoáng chất được tìm thấy chủ yếu trong lòng đỏ trứng. Đặc biệt, hàm lượng vitamin D trong một lòng đỏ trứng có thể lên đến 37 IU đấy.

 

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Những ích lợi đặc biệt của Vitamin D đến xương, cảm cúm, ung thư, tiểu đường, tim mạch

  1. Pingback: see this page

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);