Bọc răng sứ và dán sứ Veneer hiện đang là hai phương pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng nhất hiện nay, cả 2 phương pháp đều giúp mang đến diện mạo mới cho nụ cười chỉ trong thời gian ngắn. Nếu bạn đang phân vân không biết bạc răng sứ hay dán sứ veneer mới phù hợp với mình, thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có lựa chọn đúng đắn nhất nhé!
Về cơ bản, hai phương pháp này đều có ưu điểm giúp phục hình răng khiếm khuyết và mang đến vẻ đẹp rạng ngời cho hàm răng của bạn. Tuy nhiên nếu như phương pháp bọc răng sứ còn có thể được sử dụng để tái tạo lại răng đã bị hư hỏng nặng thì mặt dán sứ Veneer thường được sử dụng để khắc phục vấn đề thẩm mỹ.
Nội dung chính:
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ là một phương pháp giúp phục hình và cải thiện răng trong các trường hợp như răng sứt mẻ, răng thưa, hô hoặc móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng sâu, viêm tủy, mòn men răng… Phương pháp này mang lại một hàm răng trắng, đều và đẹp tự nhiên trong khoảng thời gian ngắn.
Ưu điểm của bọc răng sứ
Bọc răng sứ là cách khắc phục nhược điểm của răng tối ưu trong thời gian nhanh chóng, mang lại cho bạn vẻ đẹp tự nhiên.
Răng sứ có độ bền khá cao, nếu bạn vệ sinh đúng cách, tránh cắn hoặc nhai đồ ăn quá cứng thì tuổi thọ răng sẽ kéo dài hơn so với bảo hành của nha khoa.
Nếu răng bạn không tốt, sau khi bọc răng sứ bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe, khôi phục chức năng nhai bình thường.
Mang lại hàm răng đều đẹp, trắng sáng tự nhiên, cải thiện tình trạng sai khớp cắn.
Trường hợp nào nên chọn Bọc răng sứ
Phương pháp này thường được áp dụng cho những người có có khuyết điểm về răng và đang tìm cách khắc phục các vấn đề răng như: răng đen sậm, ố vàng, xỉn màu, răng bị gãy vỡ, sứt mẻ, sâu nặng hay bị mất gần như toàn bộ phần ngoài của răng, răng mòn, khấp khểnh, hô móm, khớp cắn không tốt. Do đó, lựa chọn phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp khôi phục lại răng bị hư hỏng nặng , đồng thời cải thiện thẩm mỹ cho những răng còn lại, thay đổi hoàn toàn vẻ bề ngoài của răng về màu sắc và hình dáng.
Dán răng sứ Veneer
Là phương pháp phục hình răng tối ưu, mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay. Kỹ thuật mài răng được hạn chế tối đa chỉ khoảng 0,2 – 0,3 mm; đối với một số trường hợp răng nhỏ thì không cần mài, chỉ cần chà nhám tạo độ bám cho răng sứ là được.
Ưu điểm của dán răng sứ
Không mài răng quá nhiều răng gốc, đối với những trường hợp răng thưa thì tỉ lệ mài này gần như bằng không. Với tỉ lệ mài không đáng kể làm cho việc bảo tồn răng thật tốt hơn, không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như khả năng nhai về sau.
Tủy là nguồn sống của răng. Vì thế, tỷ lệ mài răng càng ít thì sẽ càng giảm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, không lấn vào mô răng thật, răng được bảo tồn một cách tối đa, tuyệt đối sẽ không xảy ra tình trạng ảnh hưởng đến tủy răng, gây chết tủy.Trong quá trình thực hiện dán răng sứ sẽ không gây ra bất cứ sự khó chịu, ê buốt nào. Sau khi dán, bạn vẫn có thể ăn uống thoải mái, cảm giác y như răng thật.
Mặt dán sứ Veneer khi được dán lên răng với kỹ thuật chuẩn xác, biết cách chăm sóc đúng cách sẽ bảo hành lâu dài.
Trường hợp nào nên chọn dán sứ Veneer
Trong khi mặt dán sứ Veneer lại thường được ưu tiên lựa chọn là giải pháp để cải thiện thẩm mỹ nụ cười, tăng cường bảo vệ răng. Những trường hợp răng sậm màu, ố vàng, cấu trúc răng tương đối đều răng bị mòn, vỡ nhưng chưa quá 1/3 thân răng thì dán sứ Veneer sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu bạn có men răng sáng nhưng bị thưa, hay răng bé vẫn có thể lựa chọn giải pháp dán sứ Veneer để khắc phục.
Về kỹ thuật của bọc răng sứ và dán sứ Veneer
Kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ bắt buộc bác sĩ phải mài đi một lớp mô răng của bạn từ 0,6 – 1,2mm. Sau khi mài cùi răng thật lớp mão sứ sẽ được gắn lên trên. Việc mài răng này có thể ảnh hưởng đến chân răng, thậm chí là phải lấy tủy răng của bạn nên do đó răng sứ chỉ nên được áp dụng khi răng bị hư hỏng nặng cần được khôi phục để cải thiện chức năng ăn nhai hoặc cắn các vật cứng.
Mặt dán sứ Veneer thì khác. Đối với phương pháp này, các Bác sĩ có thể sẽ không cần phải mài răng thật hoặc tùy trường hợp chỉ cần mài 1 lớp siêu mỏng trên bề mặt ngoài của răng tối đa 0.5mm. Do đó, phần lớn men răng và các mô nhạy cảm xung quanh răng hoàn toàn không bị tổn hại, sự sống của răng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, dán sứ veneer chỉ mài mặt ngoài nên sẽ không làm thay đổi khớp cắn, vì thế không gây bất cứ đau đớn hay khó chịu nào. Mặt dán sứ Veneer siêu mỏng, có độ dày trung bình từ 0.1mm đến 0.6mm (tùy vào tình trạng răng khi dán vào). Chúng được đặt trên răng thật bằng hệ thống keo dán và cement chuyên biệt nên sẽ có độ vững chắc và nguyên vẹn, không lo sợ bong, tróc hay rớt ra ngoài trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Về tuổi thọ của bọc răng sứ và dán sứ Veneer
Phương pháp nào cũng vậy, nếu bạn có một thói quen xấu như ăn đồ cứng, hoặc cắn bút, nghiến răng… thì rõ ràng là dù bạn có thực hiện bọc răng sứ hay dán sứ Veneer thì một thời gian, cả hai phương pháp này cũng sẽ không còn có “sức khỏe tốt” như ban đầu. Vì thế để kéo dài tuổi thọ của bọc răng sứ và dán sứ Veneer cần phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Tuổi thọ của mặt dán sứ Veneer nếu được chăm sóc tốt có thể kéo dài lên đến 10-15 năm. Còn đối với phương pháp bọc răng sứ thì tuổi thọ trung bình răng sứ có thể lên tới 20 năm hay thậm chí là 30 năm (tùy thuộc vào loại răng sứ thẩm mỹ mà bạn chọn).
Độ tác động lên răng thật và biến chứng
– Bọc răng sứ sẽ tác động đến toàn bộ răng thật vì phải mài hết lớp men răng đến tận cùi răng. Lớp men răng được lấy đi tương đối dày (0.8mm – 2mm) để thay vào đó bằng mão răng sứ bên ngoài.
+ Biến chứng bọc răng sứ: Những biến chứng của răng bọc sứ có thể xảy ra ngay sau khi làm răng hoặc sau một thời gian sử dụng. Phần lớn nguyên nhân gây ra các biến chứng cho răng bọc sứ bắt nguồn từ việc men răng thật bị mài gần như hoàn toàn.
+ Trong trường hợp men răng bị mài quá nhiều đến gần sát tủy, răng sẽ bị ê buốt hoặc đau. Nhất là khi ăn nhai những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, cùi răng không được men răng bảo vệ nên vô cùng nhạy cảm dẫn đến đau buốt.
+ Ở một trường hợp khác, men răng bị mài sát cùi nên còn rất mỏng. Những vi khuẩn có hại sẽ tận dụng cơ hội này xâm nhập qua lớp men răng vào phần tủy răng được bảo vệ trong mão sứ. Sau một thời gian, phần chân răng thật sẽ dễ bị hư tổn và dẫn đến mất răng.
– Đối với gắn sứ Veneer, Bác sĩ nha khoa cũng sẽ lấy đi một lớp men răng từ răng thật. Tuy nhiên, lớp men răng được lấy rất mỏng chỉ từ 0.1mm – 0.8mm tùy vùng và tùy vào vị trí răng. Đặc biệt gắn sứ Veneer chỉ tác động một phần của răng ở bên ngoài mặt của bờ cắn và nơi tiếp xúc 2 bên răng để gắn sứ lên răng.
+ Vì chỉ mài đi một lớp men răng mỏng nên men răng bên ngoài răng vẫn còn rất dày và hầu như không tác động đến cấu trúc của răng.
+ Sau khi thực hiện gắn sứ, lớp sứ gắn bên ngoài sẽ đảm nhận nhiệm vụ thẩm mỹ và tránh khỏi tổn hại từ bên ngoài. Lớp men răng của răng thật hầu như không bị hư tổn sẽ là lớp bảo vệ thứ hai để răng tránh khỏi tác động của vi khuẩn, oxi hóa trong khoang miệng.
Tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai
– Tính thẩm mỹ: Răng sau khi được gắn sứ Veneer hay bọc răng sứ đều có tính thẩm mỹ như răng thật. Tuy nhiên, phương pháp gắn sứ trên răng được ưa chuộng hơn vì sự tinh tế và tương khít với răng thật, mang lại cảm giác rất tự nhiên.
– Khả năng ăn nhai: Khi bọc răng sứ, vỏ sứ sẽ làm thay đổi khớp cắn hoàn toàn của hàm dẫn đến sâu răng và hỏng chân răng. Nhưng khi gắn sứ Veneer do không mài men răng quá nhiều nên không ảnh hưởng đến khớp cắn.
Tùy từng trường hợp răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phục hình răng phù hợp. Để biết cụ thể về trường hợp răng của mình, bạn hãy đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín để được khám và tư vấn cụ thể nhất.
Xem thêm:
Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì? Ưu điểm bọc răng sứ? Bọc răng sứ có đau không? Giá bao nhiêu?
Review Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc. Vì sao nên niềng mắc cài kim loại tự buộc?
Review top những địa chỉ niềng răng uy tín nhất 2020 tại Hà Nội
So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ.
Review dán sứ veneer? Có nên dán sứ veneer không?
Dán sứ veneer là gì? Những trường hợp nào nên dán sứ veneer?
Implant ETK Active là gì? Ưu điểm của trồng răng Implant ETK Active