Tác hại của dán sứ veneer và răng sứ thẩm mỹ

Dán sứ veneer là gì? Tác hại của dán sứ veneer và răng sứ thẩm mỹ ra sao, Sự thật về dán răng sứ, Giá dán sứ Veneer,Dán sứ Veneer 2 răng cửa,Dán răng sứ Veneer ở đâu tốt, Dán sứ veneer có bền không, Review dán sứ veneer,Giúp bạn trả lời câu hỏi có nên dán răng sứ hay không.  Chào các bạn, lâu rồi không ngồi đọc và dịch. Nay tình cờ đọc những tranh luận về tác hại của dán sứ veneer. Dán răng sứ veneer có tốt không✅ trong làm răng sứ thẩm mỹ? Miếng dán răng sứ veneer tiếng Anh là ✅veneers cosmetic dentistry hay Porcelain Veneers. Răng sứ thẩm mỹ tiếng Anh là Porcelain Crowns. Cả hai  hiện đang là một xu thế làm răng sứ thẩm mỹ hiện nay. Là một người chơi nhiều với nha sĩ nên tôi cũng tranh thủ ngồi dịch một vài báo cáo bằng tiếng Anh về những mặt trái của 2 loại hình này. Điều này giúp các bạn trả lời câu hỏi nên hay không nên làm sứ veneer hay răng sứ thẩm mỹ. Bài viết được update mới nhất hiện nay 2020.
Tác hại của dán sứ veneer và răng sứ thẩm mỹ
Tác hại của dán sứ veneer và răng sứ thẩm mỹ

Dán sứ veneer là gì?

Dán sứ veneer hay còn gọi là dán răng sứ Veneer được xuất phát từ một nha sĩ thẩm mỹ người Mỹ khi ông cần làm đẹp bộ răng cho các diễn viên tại trường quay ngay lập tức, trong thời gian ngắn. Ông dùng các miếng dán sứ và dán tạm lên răng của các diễn viên. Sau này nhờ phát triển công nghệ dán và keo dán tốt. Miếng dán sứ được gắn lên bền lâu hơn và phát triển sâu dịch vụ răng sứ thẩm mỹ, và lấn át dần làm răng sứ thẩm mỹ truyền thống.
 
Tại Việt Nam, dán sứ Veneer du nhập vào năm 2011 và bắt đầu phổ biến từ năm 2016 đầu 2017 đến nay. Với siêu lợi nhuận từ làm răng thẩm mỹ cái tên dán sứ veneer được các phương tiện quảng cáo lan tỏa đến mọi người nhanh chóng.
 
Tuy nhiên, kĩ thuật triển khai veneer rất khó. Bác sĩ trình độ cao và quy trình chuẩn, hiện đại mới làm được. Các hậu quả của nó gây ra do trình độ kém là: Mài quá nhiều bề ngoài răng thật, miếng dán không tốt dễ bong tróc, lớp keo gắn giữa bị sủi
dán sứ veneer là gì: Mẫu những miếng sứ veneer làm tại Việt Nam
dán sứ veneer là gì: Mẫu những miếng sứ veneer làm tại Việt Nam

Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer

Dán sứ veneer có bền không?

Phần trên ta đã trả lời dán sứ veneer là gì? Vậy nó có bền không? Miếng dán sứ veneer không bền, dễ bong tróc so với răng sứ rất nhiều. Tuy nhiên với việc dễ làm (các bạn lưu ý: làm dán sứ với răng sứ thẩm mỹ thì dễ, làm tốt mới cực khó), lợi nhuận cao. Hiện có rất nhiều pr về các loại vật liệu làm răng sứ và dán sứ.  Mời xem bài viết vật liệu răng sứ và dán sứ hiện nay để thêm chi tiết. Tránh các quảng cáo rất xiên xẹo ở ta hiện nay về các loại tên răng sứ, dán sứ mà search mãi không ra, tiếng Anh không hiểu nó là gì. Hoặc những câu mời chào ngon ngọt với các bạn nữ: Sống mấy đâu, phải làm đẹp đã. Quảng cáo kiểu thị hiếu là vậy, khi đã mất nhân tính rồi thì con người ta nói dối ngọt xớt!
 
Veneer hiện đại ngày nay có nhiều ca thậm chí người ta còn không mài và giữ lại hoàn toàn men răng cho bạn. Mời đọc đoạn dịch dưới đây:

Những trường hợp nên dán răng sứ Veneers:

Đầu tiên là chỉ làm răng sứ và dán sứ khi nghề của bạn bắt buộc phải làm. Còn không bao giờ nên phá hủy răng thật của mình. Cả 2 biện pháp trên đều lấy đi lớp men răng của bạn và làm hỏng răng thật quý giá. Chỉ nên làm dán sứ với những 4-6 chiếc răng cửa.

a. Sức khoẻ răng miệng tốt:

Giống như bất kỳ nghiệp vụ nha khoa thẩm mỹ nào khác, răng của bạn phải có sức khoẻ tốt. Không chỉ răng, thậm chí men răng và lợi cũng đủ khỏe. Bạn phải hoàn toàn không bị chớm  sâu răng và sâu răng. Dĩ nhiên, trong trường hợp bạn có vấn đề như vậy.  Trước tiên bạn có thể làm điều trị phục hồi răng rồi mới tiến hành dán veneer.
 

b. Không có bệnh nướu răng:

Nguyên nhân của bệnh nướu răng là do các vi khuẩn trong mảng bám. Đây là một lớp màng không màu, dính được hình thành liên tục trên răng của bạn.  Như tôi đã đề cập ở phần trước, nướu răng khiến răng  và lợi của bạn không có sức khỏe tốt. Bạn cần điều trị nướu răng trước khi dán răng sứ veneers.


bệnh nướu răng không hợp đến dán sứ veneer
bệnh nướu răng không hợp đến dán sứ veneer

c. Men răng của bạn phải đầy đủ:

Điều quan trọng là bạn phải có men răng đủ để làm veneers , nó giúp các răng veneer dính vào răng thật. Mặt khác, mặt veneer sẽ không có bề mặt dính chặt. Thực tế, nha sĩ thường sẽ loại bỏ men răng để đặt đồ sứ đó; phần lớn sẽ làm vậy nhưng không phải tất cả. Có những trường hợp để lại lớp bên dưới của men răng khi tiến hàng dán sứ- tức là răng của bạn gần như ít bị tổn thương.
Men răng bị tư tổn và men răng đầy đủ
Men răng bị tư tổn và men răng đầy đủ

d. Răng thẳng hợp lý:

Để đủ điều kiện dán răng sứ veneer, răng của bạn nên có kích thước vừa phải vừa phải. Ngoài ra, không nên có khoảng khe răng quá lớn hơn 1/2 răng. Veneer có thể dán được trên một số răng bị cong nhẹ của bạn. Nhưng  có những người bị lệch, cong nghiêm trọng không phải là ứng viên tốt để làm dán sứ veneer. Trong trường hợp của họ, miếng dán sứ có thể vỡ rất nhanh chóng. Đây là điều nha sĩ còn thiếu kinh nghiệm làm veneer hay làm. Họ thường cố dán sứ veneer ngay cả khi có những kẽ răng lớn ở 2 răng.
răng của bạn nên có kích thước vừa phải vừa phải
răng của bạn nên có kích thước vừa phải vừa phải
e. Không có thói quen nghiến răng, dùng răng làm công cụ:
 
Bạn có thường nhai móng, lấy răng bật chai bia khiến răng bạn hư hỏng? Nếu bạn có thói quen sử dụng răng của bạn làm dụng cụ như vậy, chắc chắn bạn không nên làm răng sứ veneer. Lý do là những thói quen này sẽ làm hỏng sức khoẻ răng miệng của bạn. Nói chung Veneer rất không bền và chắc so với răng sứ. Trong quá trình vận động và ăn uống, hay xảy ra sự cố. Nên nếu bạn không có thói quen trên thì có thể làm răng sứ veneer.
Không có thói quen nghiến răng, dùng răng làm công cụ
Không có thói quen nghiến răng, dùng răng làm công cụ

f. Đối với răng bị vết bẩn, ố răng nghiêm trọng:

Thông thường, việc tẩy trắng răng là giải pháp được lựa chọn làm đẹp răng bị ố.  Nhưng nếu chúng tối màu nghiêm trọng, khi đó kỹ thuật tẩy trắng răng có thể không phát huy tác dụng. Dán răng sứ sẽ là giải pháp. Chúng có  thể hoàn toàn che đậy ngay cả sự biến màu gây ra từ sự phân rã hoặc trám.
dán sứ veneer là gì: răng bị vết bẩn, ố răng nghiêm trọng:
dán sứ veneer là gì : răng bị vết bẩn, ố răng nghiêm trọng:

g. Phục hình răng mẻ, vỡ nhẹ

Bạn có thể dán sứ thẩm mỹ nếu có những khiếm khuyết về răng không lớn.  Như các vết sức nhỏ nhẹ. Đặc biệt ở nữ giới yếu răng cửa. Đây là những giải pháp rất hiệu quả để che giấu các vết nứt hoặc răng bị méo mó.
Phục hình răng mẻ, vỡ nhẹ
Phục hình răng mẻ, vỡ nhẹ

Dấu hiệu cho thấy việc dán răng sứ Veneers có thể không phải là sự lựa chọn đúng:

Như đã nêu ở trên, bệnh nhân phải có răng và lợi khỏe mạnh để hội đủ điều kiện cho dán sứ veneer. Bệnh nhân có các điều kiện như sâu răng, bệnh nướu răng, và nhiễm trùng ống rễ thường không đủ điều kiện cho veneers (như trên) .
 
Tuy nhiên, sau khi một nha sĩ thành công điều trị những vấn đề này.  Bệnh nhân thường được làm sạch để nâng cao thẩm mỹ. Nếu tiến hành dán sứ Nha sĩ thường loại bỏ một lớp men trước khi gắn. Khi men răng đã mất rồi, thì răng dễ dàng bị sâu và viêm. Vì vậy, không ai nên dán sứ veneer trừ khi họ chắc chắn về quyết định của họ.
 
Một số bệnh nhân thường xuyên nghiến răng hay nghiến nhấc hàm cũng không nên sử dụng dán sứ veneer. Mặc dù đồ sứ nha khoa khá mạnh và bền, nhưng lực ép của bruxism có thể gây ra áp lực rất lớn, làm cho miến dán sứ thường bị phá vỡ hoàn toàn.
 
Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, một nha sĩ có thể điều trị các nguyên nhân cơ bản của bruxism, cuối cùng cho phép bệnh nhân có thể dán sứ. Ngoài ra, vật liệu nha khoa vừa được phát triển cho phép các kĩ thuật viên tại các labo răng, tạo ra các miếng dán bền hơn để có thể phù hợp cho những bệnh nhân này.

Dán sứ veneer được bao lâu? có nên dán răng sứ không?

Nhìn chung cái dở của veneer là không bền và rất kén người, dễ bong rơi, vỡ. Về mặt kĩ thuật thực hiện thì mới du nhập vào Việt Nam. Những kĩ thuật này hầu hết đang được đào tạo bởi các chuyên gia nước ngoài.

dán sứ veneer là không bền và rất kén người, dễ bong rơi, vỡ
dán sứ veneer sai chất liệu thì không bền và rất kén người, dễ bong rơi, vỡ

Hiện nay lựa chọn veneer vẫn còn là một rủi ro và giá thành còn quá cao so với răng sứ, kể cả là p/p.  Răng sứ độ bền khoảng 15-20 năm so với veneer thực tế nước ngoài đã chứng minh nếu thực hiện tốt chỉ được từ 5-8 năm.

 Sự thật về dán răng sứ, phục hình răng veneer:

Thực tế, trong một cảnh báo mới nhất: Dán sứ veneer làm hỏng răng, yếu răng cùng với việc dùng keo kết dính cũ, bruxing, bị phân rã hoặc gây hôi miếng nhưng không được xử lý. Các bước chuẩn bị răng không thích hợp, sai số định dạng veneer và không theo dõi thói quen ăn uống.

Sự bào mòn của miếng dán (mối liên quan xấu) có thể gây ra nhiều sai hỏng trong dán sứ veneer. Hôi miệng, đau rức, hay bong tróc và liên tục phải bảo hành. Đặc biệt khi bạn đi xa nơi làm sứ veneer. Vô cùng phiền toái.

Tác hại của dán sứ veneer
Tác hại của dán sứ veneer
Cần phải chú ý là dán sứ veneer là một kĩ thuật vô cùng khó, nhiều nghệ sĩ trên thế giới tại Mỹ cũng thường xuyên gặp sự cố với việc làm răng này.

Những chiêu trò lừa đảo bệnh nhân làm dán răng sứ veneer

Giá dán sứ Veneer: Hiện ở nước ta, theo thống kê mới nhất bác sĩ Răng đang là 1 trong 10 ngành có thu nhập cao nhất. Cho nên việc nhiều công nghệ răng thẩm mỹ, làm răng dán công nghệ này nọ được pr dưới nhiều hình thức, đè bệnh nhân ra bằng được để làm. Một chiếc răng sứ chỉ khoảng 700k- 1,5 triệu, silicon khoảng 100k-200k nhưng sẽ ăn lên gấp 10-20 lần với các thể loại tên và công nghệ mỹ miều đặt cho nó. Hậu quả của nó là: bệnh nhân mất men răng, hỏng răng, cuối cùng lại phải implant mất hàng chục triệu / chiếc. Vô cùng đau xót.
 
Vòng luẩn quẩn: tư vấn người bệnh làm  đẹp răng->làm răng thẩm mỹ-> hỏng răng-> implant + chữa trị: không biết bao giờ mới hết trên đất nước ta đây?

Nhược điểm của răng sứ thẩm mỹ

Răng sứ thẩm mỹ có nhược điểm là phải mài nhiều răng thật. Do lợi nhuận cao, dễ thực hiện nên nhiều nơi cứ đè đầu bệnh nhân ra tư vấn làm sứ. Trưa ngồi trà đá với một anh, anh ấy có 1 cái răng nhỏ xíu hơi long long, xen vào 2 răng cửa. Bị tư vấn là nhổ đi, và mài 2 răng bên ra làm xứ . Rõ ràng đây là tư vấn không tốt, bệnh nhân nghe không hợp lý và người ta chối luôn. Tai tiếng đến các bác sĩ nha khoa chân chính khác.
Răng sứ do mài nhiều nên đa phần sẽ đau buốt. Nhiều trường hợp đang ăn răng sứ rơi ra. Chưa kể nó vẫn tổn thương đến răng bên trong (Ảnh chụp đen xi, mình ko post ở đây). Mình chơi với khá nhiều người đã  làm răng sứ thẩm mỹ, về cơ bản nó không được như răng thật. Cần chú trọng vệ sinh hơn, ăn ít đồ ăn dai. Nhưng vì công việc thường vẫn phải làm.
Răng sứ khi tháo ra
Răng sứ khi tháo ra
 
Ưu điểm của răng sứ thẩm mỹ là nó có quy trình mài chuẩn rồi. Nên việc thực hiện dễ, và kể cả sai thì có thể sửa được (khó nhất vẫn là Implant mà thôi. Mà cũng vì dễ làm nên ở nước ta có cả những hiện tượng điều dưỡng mua bằng, thuê bằng làm bác sĩ bị vạch mặt trong thời gian gần đây. )Do đó nếu làm thì đây vẫn là một trong những phương án tối ưu ở Việt Nam cho thẩm mỹ hàm răng của bạn.

Răng sứ hiện nay có những loại nào?

Hoàn toàn không hề có thạch anh, kim cương non, phủ sứ nano. Mời bạn đọc thêm bài các vật liệu làm răng sứ ở đây

Khi nào bọc răng sứ

Khi răng bị sâu quá nhiều, miếng bể quá lớn không thể trám được nữa, nếu trám thì miếng trám hay bị sút ra, lúc đó cần làm răng sứ. Trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô mà phương pháp chỉnh nha không khả thi… thì phục hình bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp tái tạo hình dáng của răng, để răng trông đều đặn và màu răng như ý muốn.
 
 Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh – tetracycline nặng, áp dụng phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì bọc răng sứ là phương pháp để thay thế lớp men răng sậm màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn. (Theo bác sĩ Tôn Thất Bảo Hùng ).
Hoặc khi bạn muốn làm răng sứ thẩm mỹ mà vướng phải các nhược điểm của Veneer nêu trên.

Tại sao răng sứ thẩm mỹ vẫn ưu việt hơn dán sứ veneer?

Nhìn chung thì, làm răng sứ thì có quy trình mài quy chuẩn rồi. Có điều ở  ta hiện nay giá răng sứ làm hiện rất đắt so với thu nhập trung bình của người bệnh. Thường thì sẽ có rất nhiều tư vấn về các loại sứ, nói vui là bạn càng sợ bạn càng bị chọn loại đắt tiền.
 
Dùng răng sứ ăn nhai thì không như răng thật khá khó chịu. Ngay cả implant giỏi nhất cũng chỉ bằng khoảng 60-70% so với răng thật. Thời gian đầu mài răng sứ đi làm thì rất đau. Làm răng sứ cũng gây đau ê khi bắt đầu làm, nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào độ nhạy cảm của từng người và tay nghề bác sĩ. Nhiều trường hợp khách hàng chia sẻ là không đau như họ tưởng.
Tác hại của dán sứ veneer
Tác hại của dán sứ veneer

Lưu ý khi làm răng sứ hay dán sứ:

Tuy nhiên, ai cũng biết rằng răng thật khỏe mạnh vẫn là răng tốt nhất. Chỉ nên làm răng sứ khi thật sự cần thiết. Và nếu cần phải làm răng sứ do chẳng may răng bạn bị gãy vỡ hay mất răng, răng bị lệch lạc hay sậm màu thì bạn cần tìm hiểu và chọn lựa nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề thực sự tốt. Vì mỗi lần làm răng sứ là mỗi lần chịu đau, tốn kém chi phí, mất thời gian đi lại, chờ đợi.
Biến chứng là rất ít nếu bác sĩ khám và chẩn đoán đúng, điều trị đúng chỉ định và labo phục hình sứ sử dụng đúng nguyên vật liệu chính hãng, làm đúng kỹ thuật.
 

Không gì bằng răng thật, hãy nhớ kĩ điều đó- bằng mọi giá giữ lại răng thật của mình, đẹp 1 lúc nhưng khổ , hôi miệng, không được ăn mọi thứ cả đời.

Một số  review- phản hồi tác hại của veneer 2019

Một số bạn đọc được bài viết này và đã chia sẻ lại, một số cũng gọi điện cho mình, nhân tiện update một số tâm sự gửi các bạn- đây là những tâm sự khách quan về những cay đắng mà nạn nha tặc đang hoành hành hiện nay trong giới nha khoa -Hãy nhớ kĩ việc soi bằng của bác sĩ nha khoa trước khi làm bất cứ tác vụ gì!

Mình cũng hối hận lắm luôn mình dán su veneer 7tr /chiếc làm 16 chiếc. Bỏ cả đống tiền mà không ưng ý, buồn lắm, xấu hơn cả răng cũ của mình, mà giờ nó rơi mặt dán liên tục mình mới làm được 1 năm nhưng mà rơi những 4 miếng dán rồi, vì mình mới sanh bayby nên chưa lên bảo hành làm lại được. Mỗi lần nghĩ đến làm lại là rùng mình, răng cũ của mình rất đẹp, men răng tốt, chỉ vì hàm dưới không đều và mình muốn răng trắng đẹp hơn nên đã hủy hoại bộ răng thật. Mà bên nha khoa nó không có tâm, giờ vì lợi nhuận họ bất chấp để tư vấn mình. Giờ thì hối hận cũng chẳng giải quyết được gì, số chúng với lũ vậy. Tất cả những ai làm răng sứ thẩm mỹ khi làm xong đều ân hận trừ khi răng bạn do quá xấu hoặc men răng quá xỉn màu ố vàng. Mình viết lên đây khuyên các bạn suy nghĩ thật kĩ khi quyết định nhé!

Nơi nào khám chữa bệnh về răng, làm dán sứ, răng sứ tốt nhất Việt Nam?

Tại Việt Nam có bệnh viện Việt Nam -Cuba, bệnh viện Răng Hàm Mặt (răng hàm mặt bây giờ giá hơi cao). Và một số phòng khám của các tiến sĩ , bác sĩ nội trú răng giỏi. Bạn nên tìm tới đó để thăm khám và chuẩn đoán cho chính xác. Danh sách , bản đồ đường đi các bệnh viện phòng khám răng hàm mặt uy tín hiện nay ở đây.
 
 Hãy tìm các bác sĩ học Đại Học Y Hà Nội, Y TP.HCM, các đại học y danh tiếng khác trên cả nước, đặc biệt là bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, 2 có nhiều năm kinh nghiệm (trên 5 năm) .v.v có bằng cấp rõ ràng. Tránh những trò PR lỗ, kêu bắt mắt, thuê người nổi tiếng vào nói. Tôi thật sự rất buồn vì những người này góp phần làm hỏng rất nhiều bộ răng khỏe của các bạn trẻ ở nước ta. Nhớ là: chỉ khi nghề của bạn bắt buộc bạn phải làm răng sứ, còn không hãy giữ răng thật, làm đẹp bằng niềng răng. Niềng răng liên quan đến khớp cắn- kĩ thuật vô cùng khó. Làm không đúng hậu quả cũng rất khôn lường.
 

Tài liệu tham khảo dán sứ veneer là gì, Tác hại của dán sứ veneer:

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);