Niềng răng thẩm mỹ là một phương pháp điều trị khi răng bị mọc lệch, hô, móm,… đang được rất nhiều người lựa chọn. Đến ngay với bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về niềng răng thẩm mỹ nhé!
Nội dung chính:
Niềng răng thẩm mỹ là gì?
Niềng răng thẩm mỹ là một trong những dịch vụ nha khoa phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, các khí cụ thích hợp sẽ được gắn cố định hoặc tháo lắp lên răng để đảm bảo tạo lực kéo ổn định, giúp dịch chuyển và sắp xếp răng hiệu quả về đúng vị trí. Niềng răng chỉnh nha hiện được chỉ định và mang lại hiệu quả cao trong khắc phục các trường hợp khuyết điểm răng sau:
- Cải thiện tình trạng hô móm vẩu do răng từ đơn giản đến phức tạp.
- Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn.
- Răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn, cách xa nhau.
- Chỉnh hình các răng khểnh mọc lệch.
Các phương pháp niềng răng phổ biến và hiệu quả
Có khá nhiều phương pháp niềng răng thẩm mỹ được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tùy vào tình trạng răng, móng muốn và điều kiện tài chính của mỗi người mà bác sĩ sẽ cho tư vấn phương pháp phù hợp.
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống, gắn cố định hệ thống mắc cài và dây cung lên răng, tạo lực chỉnh nha ổn định và dàn trải, dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Niềng răng mắc cài được ứng dụng rất phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả, điều mà các phương pháp mới dù có cải tiến cũng không đáp ứng được.
Niềng răng mắc cài sử dụng nhiều loại mắc cài khác nhau, như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi. Khách hàng có thể lựa chọn phương pháp niềng răng thẩm mỹ phù hợp với nhu cầu và tình trạng răng miệng của mình để điều trị.
Niềng răng thẩm mỹ không mắc cài
Thay vì hệ thống các mắc cài, dây cung, phương pháp niềng răng không mắc cài sử dụng các khay niềng bằng nhựa dẻo trong suốt, ôm khít vào răng, tạo lực dịch chuyển và sắp xếp lại vị trí các răng lệch lạc. Các khay niềng này còn có thể tháo lắp dễ dàng trong quá trình sử dụng nên rất thuận tiện khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Nếu đang tìm kiếm một phương pháp niềng răng thẩm mỹ cao và kín đáo khi chỉnh nha thì niềng răng không mắc cài sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho bạn. Hiện có 2 kỹ thuật niềng răng không mắc cài là niềng răng Invisalign và niềng răng Clear Aligner, trong đó niềng răng Invisalign được đánh giá cao hơn cả về hiệu quả lẫn tính thẩm mỹ.
Niềng răng khí cụ tháo lắp
Vẫn được liệt kê trong danh sách của phương pháp niềng răng thẩm mỹ nhưng niềng răng với khí cụ tháo lắp không được áp dụng phổ biến. Phương pháp này thường được chỉ định khi muốn chỉnh nha duy trì sau thời gian đeo niềng hoặc niềng răng cho trẻ em trong giai đoạn từ 8 – 12 tuổi.
Niềng răng như thế nào?
Niềng răng thẩm mỹ là gì? Khi nhắc đến niềng răng thì ai cũng sẽ liên tưởng đến hình ảnh phải mang mắc cài.
Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành nha khoa như hiện nay thì phương pháp niềng răng đã được cải tiến hơn nữa, thay thế vào những phương pháp cơ bản, truyền thống đó là những loại mắc cài mang lại hiệu quả tốt cũng như đem lại tính thẩm mỹ cho người sử dụng.
Phương pháp niềng răng đòi hỏi Bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, có thể dự đoán tương đối được các hướng mà răng di chuyển qua các giai đoạn niềng răng.
Kỹ thuật niềng răng giúp nắn chỉnh lại các răng và điều chỉnh lại khớp cắn về đúng vị trí của nó trên cung hàm, các mắc cài sẽ được liên kết với nhau bởi dây cung, các dây cung này có nhiệm vụ tạo lực để kéo các răng di chuyển từng chút một mà không làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn hay khó chịu.
Hiểu được niềng răng là gì sẽ giúp bệnh nhân có tâm lý tốt nhất khi bước vào điều trị. Trong suốt quá trình, những điều lưu ý khi niềng răng sẽ được bác sĩ hướng dẫn bạn. Bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc mà bác sĩ đưa ra để không làm ảnh hưởng đến những dự đoán của bác sĩ cũng như để đảm bảo cho niềng răng mang lại hiệu quả cao.
Bệnh nhân nên làm gì, nên và không nên ăn gì, vệ sinh răng miệng như thế nào?,.v.v.. là những vấn đề mà bệnh nhân cần lưu ý trong suốt quá trình niềng răng.
Niềng răng mất bao lâu?
Niềng răng mất bao lâu luôn là câu hỏi được quan tâm hàng đầu.
Nhìn chung thời gian niềng răng trung bình để hoàn thành quá trình chỉnh nha là 1 – 2.5 năm.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng răng cũng như cách niềng răng được lựa chọn mà thời gian hoàn tất điều trị sẽ dao động khác nhau giữa các bệnh nhân.
Lợi ích của niềng răng thẩm mỹ
Vậy niềng răng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe răng miệng của chúng ta. Sau khi đã hiểu niềng răng là gì Bác sĩ sẽ nói 4 điểm quan trọng nhất của việc niềng răng mang lại.
Mang lại tính thẩm mỹ cao
Đó là lí do tại sao một số người đã có hàm răng khá đều, khá đẹp mà họ vẫn quyết định bỏ thêm thời gian và chi phí để niềng răng, bởi họ muốn nụ cười của mình được tự tin cho chính mình.
Giúp quá trình ăn nhai thuận lợi
Khi bạn sở hữu một hàm răng với những chiếc răng lệch lạc, không ngăn ngắn trên cung hàm sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn nhai thực phẩm.
Nếu vấn đề này không được quan tâm kịp thời sẽ gây ra những tổn thương về khớp cắn, đau đầu,…
Giúp giảm áp lực cho quai hàm
Trong các trường hợp người có hàm trên hoặc hàm dưới hô quá nhiều, chìa ra phía trước đều có thể gây tổn hại đến hàm răng, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai của bạn. Khi khớp cắn quá sâu, bệnh nhân có thể cắn vào phần mô răng bên trong, và có thể làm tổn hại đến xương hàm.
Sở hữu một hàm răng khỏe mạnh trong tương lai
Hơi thở của bạn sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Khi lớn tuổi, khuôn mặt của bạn sẽ mất cân đối, hàm răng sẽ có hiện tượng nghiến chặt, bị mài mòn, có thể bị nhô ra ngoài, làm răng lung lay dẫn đến rụng răng, gây ra nhiều chứng bệnh về răng miệng,..
Tóm lại, quyết định niềng răng ngay bây giờ là một trong những quyết định sáng suốt để bạn có thể đầu tư cho sức khỏe răng miệng chắc chắn cũng như hạn chế được các bệnh về răng miệng có thể xảy ra trong tương lai.
Trên đây là một số thông tin về niềng răng thẩm mỹ. Chúc các bạn tìm hiểu được phương pháp niềng răng phù hợp với bản thân!
Xem thêm: Review top những địa chỉ niềng răng uy tín nhất 2020 tại Hà Nội
So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ.
Review dán sứ veneer? Có nên dán sứ veneer không?
Dán sứ veneer là gì? Những trường hợp nào nên dán sứ veneer?
Implant ETK Active là gì? Ưu điểm của trồng răng Implant ETK Active